Bài viết mới nhất từ Phạm Thúy Hậu
Yên Bái: Lục Yên kỉ niệm 65 năm ngày thành lập “Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam”
Ngày 16/5, tại Quảng trường huyện Lục Yên (Yên Bái), Hội truyền thống Trường Sơn Hồ Chí Minh huyện Lục Yên tổ chức “Chương trình giao lưu tự hào 65 năm ngày thành lập "Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam”
Nhật kí Vị Xuyên
Mỗi dòng nhật kí, mỗi lá thư là hình ảnh đất nước, hình ảnh Vị Xuyên của bốn mươi năm về trước.
Tháng mười hai miền sơn cước
Tôi yêu tháng mười hai vùng sơn cước với ánh lửa bập bùng của bếp nhà sàn; mùi hương ngô nếp nướng lan tỏa cả căn nhà rộng thênh thang. Mùi thịt mắm ngầy ngậy được các mẹ các chị làm rất công phu từ cây lá cơm đỏ, gừng, rượu, nếp cái…, Xôi đủ màu bắt mắt làm từ gạo thơm của Khánh Thiện, Lâm Thượng, Mường Lai. Mùa này, vị bùi từ quả cọ béo ăn với xôi thì thật tuyệt vời. Hương của cá suối nướng tẩm ướp gia vị đặc biệt khó quên.
Câu chuyện về đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lê Văn Thành
Thi hài liệt sĩ Mai Sĩ Hùng đã được về với đất Mẹ trong sự xúc động, mong mỏi bấy lâu của gia đình, họ hàng, làng xóm quê hương.
Tự hào Tiểu đoàn K200
Ghi theo lời kể của cựu chiến binh Hoàng Kim Quế và các cựu chiến binh Tiểu đoàn K200
Những ngôi mộ gió
Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Biết bao nhiêu chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, chống Mỹ và Chiến tranh bảo vệ biên giới bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam . Có những liệt sĩ đã tìm thấy mộ nhưng còn bao liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt. Tôi rưng rưng muốn khóc khi nghe những gia đình thân nhân liệt sĩ nói rằng đã đắp cho các anh NHỮNG NGÔI MỘ GIÓ.
Câu chuyện về một liệt sĩ
Đầu tháng 5/ 1972, đoàn xe chở tân binh từ Bảo Yên- Yên Bái ( Lào Cai) tới địa điểm Huấn luyện tân binh ở tỉnh Bắc Thái. Tất cả lính mới xuống xe, xếp hàng thẳng tắp theo hướng dẫn của chỉ huy đơn vị huấn luyện.
Lính kể chuyện
Năm 1967, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt. Giấu bố và mẹ, tôi viết đơn tình nguyện ra mặt trận. Khi có giấy gọi nhập ngũ, cả nhà sững sờ. Tiễn tôi lên đường, cha tôi dặn dò rất kĩ còn mẹ lấy khăn lau nước mắt. Mẹ chỉ lo cô con gái “ỷ xít” ( bé tí) không chịu đựng được gian khổ.
Hướng về nguồn cội
Nhân kỉ niệm 48 năm giải phóng miền Nam (30/4/1975), 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Đoàn Cựu chiến binh huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã làm lễ dâng hương tại Di tích lịch sử quốc gia “Nhà Tưởng Niệm 60 liệt sĩ TNXP Thái Nguyên ” và thăm khu di tích lịch sử ATK - Nhà Tưởng Niệm Chủ tịch Hồ Chí Mình.
Cậu học trò đặc biệt
Hôm nay, khi nhà trường thông báo kết quả học sính đạt giải cấp tỉnh thì cả lớp 9A2 vỡ òa trong niềm vui khôn tả. Cái tên Đinh Quang Khánh được giải nhất môn tiếng Anh khối 9 cấp tỉnh đã mang lại vinh quang cho cả trường và lớp. Đối với học sinh khác thì đó là niềm vui lớn, còn riêng đối với Khánh và chúng tôi thì niềm vui ấy được nhân lên gấp bội trong ánh mắt nụ cười của các thầy cô của phụ huynh – những người bên em suốt bốn năm qua.
Mẹ tôi
Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Mã. Mảnh đất đã đi vào thơ Quang Dũng với bài “Tây Tiến” nổi tiếng. .. Một kí ức đẹp về quê hương miền Trung đầy nắng gió, nơi này có người mẹ không sinh ra tôi nhưng luôn yêu thương như chính bà sinh ra.
Kỷ vật cuối cùng của người lính
Người phụ nữ nhỏ nhắn mở chiếc hộp đã cũ , tay run run, rưng rưng khẽ xếp 17 lá thư của chồng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khiến chúng tôi rất xúc động....
Lỗi Lầm
Cuối năm 1968, đế quốc Mỹ bị đau sau chiến dịch Mậu Thân do ta tấn công mạnh trên cả miền Nam, chúng tập trung lực lượng phản kích lại phía ta. Địch tạm ngưng đánh phá miền Bắc để tập trung mở rộng ra chiến tranh ra cả Đông Dương. Cụ thể là Căm Pu Chia và Lào – sát biên giới nước ta. Chúng hòng ngăn chặn sự vận chuyển của quân ta cho chiến trường miền Nam qua đoàn vận tải chiến lược 559.
Kỉ vật cuối cùng của người lính
Người phụ nữ nhỏ nhắn mở chiếc hộp đã cũ , tay run run, rưng rưng khẽ xếp 17 lá thư của chồng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khiến chúng tôi rất xúc động. Đó là bà Nguyễn Thị Dậu - vợ của liệt sĩ Trần Mộng Ân quê quán xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội ( phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), nhập ngũ tháng 2/1960, hi sinh ngày 30/10/1967 tại mặt trận phía Nam.
Cha tôi
Bố các cháu chỉ còn sống được khoảng vài tháng nữa thôi. Nhìn trên màn hình gan của bác đã bị xơ cứng, chỉ còn một góc nhỏ xíu nữa- Ông bác sĩ nói với hai anh em tôi.
Lời ru của bà
Bà hay ngồi bên cửa sổ với cái thúng chứa đồ khâu vá. Cuộn chỉ nhiều màu, cái kim, cái kéo. Có lúc bà lẩm nhẩm khâu lại cho ông cái áo, cái quần. Bà đeo mục kính luồn sợi chỉ với cái kim bé xíu.
Mẹ của anh
Quê anh miền biển Hải Hậu có vị mặn mòi của biển cả, có con tôm, con rạm, có con cáy, con cua, có cả rô ron bới lội tung tăng trên ruộng đồng vào mùa mưa tháng sáu.
Văn hoá "nhường "
Tôi đến Đà Nẵng vào những ngày cuối tháng sáu đầy nắng và gió. Mảnh đất mà báo chí tốn nhiều giấy mực ngợi ca về vẻ đẹp đầy cuốn hút với bãi biển Mỹ Khê dài và đẹp, cầu Rồng, cầu Quay, Bà Nà Hills...
Hồi ức
Ngày ấy, chú tập kết ra Bắc khi tôi chưa chào đời. Chú gặp cô Thanh - em gái ruột của bố tôi ở Hà Nội, khi cô đang công tác tại nhà máy Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông. Hai người yêu nhau do tình cờ. Mối tình của người con trai sông Hương, núi Ngự với người con gái miền biển nhanh như bùa ngải.