Bài viết mới nhất từ Vĩnh Nguyên Nguyễn
Tản mạn nơi biên ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất thiêng ghi dấu những trận đánh oanh liệt đập tan các cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc
Xuân Kỷ Tỵ trên đảo Đá lớn
Năm 1989 là năm thứ 2 chúng tôi đón năm mới trên đảo Đá Lớn - một đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa. Hai lần ăn Tết giữa đại dương mênh mông, mỗi lần đều để lại trong tôi...
Lính Trường Sa là thế đấy!
Những người lính chúng tôi xuất thân từ mọi miền đất nước gặp nhau ở quần đảo Trường Sa giữa đại dương mênh mông, bốn bề sóng nước, giữa nắng và gió, giữa bão táp và phong ba. Chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ những gian khổ, hy sinh nơi tuyến đầu Tổ quốc, nơi mà kẻ thù ngày đêm rình rập và sẵn sàng xâm chiếm bất cứ lúc nào.
Một khao khát hết mình
“Ngôi đền tình yêu” - một tập thơ nhỏ nhắn, trình bày trang nhã, số lượng bài khiêm tốn: 30 bài – của thi sĩ Tạ Nho (tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn trường PTTH Ngô Quyền) do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 1998 khiến cho người đọc có cảm giác thèm thuồng đến lạ.
Tản mạn về công cụ thay cho đôi chân
Chiếc xe đạp cà tàng ấy gắn bó suốt quãng đời sinh viên của tôi và tung tăng khắp Hà thành với những bao sách chất nặng. Có lần chở người yêu đi chơi (bà lão nhà tôi bây giờ), đến Cầu Giấy - thuở ấy còn dốc lắm; tôi hỏi đùa người yêu: Dốc này là dốc gì nhỉ? Bà lão nhà tôi trả lời: Dốc cố lên anh! (câu nói cửa miệng của sinh viên khi đi qua nơi đây). Ấy, nhưng định cố thì xe tuột xích – có lẽ nó thương cậu chủ gầy gò tong teo thì phải… Lắp xong xích, thì dắt cho vui vậy!
Đọc lại “Người trong bao” của Sêkhốp
An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) – nhà văn hiện thực kiệt xuất cuối cùng của nước Nga thế kỉ XIX. Truyện ngắn của ông: “thâm trầm kín đáo mà ý tứ sâu sắc... và mang một nỗi buồn sâu thẳm: về cuộc sống xung quanh, về những con người tầm thường, tẻ nhạt hoặc đê tiện khủng khiếp đang sống cùng thời với ông..” (trang 220. Trọng tâm kiến thức Văn 11 – NXBGDVN – H.2009).
Chuyện thời “trẻ trâu”
Những năm đầu thập kỷ 70 “thời của chuyện cổ tích” – như bọn trẻ bây giờ vẫn gọi; lũ nhóc chúng tôi chỉ có mấy trò muôn năm không cũ: đánh đáo, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, chọi cỏ gà, đánh khăng, thả diều...
Dưa cải muối
Không biết tự bao giờ mà trong ngày Tết, hầu như trên mâm cỗ cúng Tổ tiên của gia đình nào ở miền Bắc đều có đĩa dưa cải muối. Đĩa dưa vừa chua, vừa thơm đượm mùi gừng quyện...
Thân cát bụi
Đang chạy, xe bỗng lì bánh; giật mình, hóa ra là cát! Dải cát lớn, do người bán vật liệu xây dựng mới đổ tối qua! Bực mình, bọn này làm ăn tắc trách quá! Cứ đổ cát vung vãi ra đường, khiến người ta phải chịu vất vả khi gặp phải sự cản trở từ sự tắc trách của họ.
Nhớ lắm Trường Sa ơi!
Trước cái lạnh của mùa đông đang đến gần, tôi tìm chốn ngủ đông trong kí ức xa xôi. Kí ức của một thời đầy sóng gió và bão tố nơi Trường Sa lộng gió giữa Thái Bình Dương -...
Cảm thức Đà Lạt
Tháng Sáu năm 2012, tức là sau 119 năm, Yersin – vị bác sĩ người Pháp mê thám hiểm đánh thức giấc ngủ triền miên của vùng đất đỏ bazal, tôi mới có dịp đến với Đà Lạt trong chương trình đi thực tế sáng tác của các nhà văn do Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc tài trợ. Sau 3 ngày khởi hành từ Nam Định, đoàn chúng tôi đến Đà Lạt – thành phố mờ sương đang lung linh ánh điện dưới những cơn mưa chợt đến, chợt đi như tính cách đỏng đảnh của cô gái đang yêu.
Kiếp cỏ
Tranh do Bing tạo nên
Thấm thoát đã mấy năm, hôm nay mới có dịp trở lại Thái Bình - vùng quê gắn với bao kỉ niệm thời trai trẻ; tôi thong thả dạo trên triền đê sông Hồng khi hoàng...
Sông Hàn ngày trở lại
Sau gần 9 năm, kể từ ngày vào Đà nẵng công tác ở vùng 3 Hải quân, nhân sự kiện giàn khoan HD 981 của anh bạn láng giềng phương Bắc ngang ngược hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế nước ta; đến đầu tháng 5 này tôi mới có dịp trở lại thành phố đầy sức quyến rũ này…