Bài viết mới nhất từ Vũ Gia Hà
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình
“Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình” là tên cuốn sách được dịch từ tiếng Pháp của dịch giả Ngân Xuyên (bút danh của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên). Cuốn sách “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình” nguyên là luận án thứ hai (phụ) mà tác giả Bùi Xuân Bào đệ trình cùng luận án thứ nhất (chính) để lấy bằng tiến sĩ văn chương tại Đại học Sorbonne (Pháp) năm 1961.
Ca ngợi Biển Hải Hà
Biển Hải Hà, nơi tác giả Vũ Gia Hà ra đời và lớn lên, nằm sát bên ngôi nhà của tác giả chỉ cách một vài bước chân. Đây là một địa điểm đặc biệt, nơi mà biển và cuộc sống gia đình hòa quyện với nhau, tạo nên một tình yêu đặc biệt với vùng biển thanh bình.
Thơ Phạm Quốc Cường chất chứa sự đời
Nhà thơ – Nhà báo Phạm Quốc Cường từ lâu đã trở nên quen thuộc với độc giả, ít nhất là trong giới báo chí. Thơ anh nhẹ nhàng, chân tình, không cố phá cách. Thơ anh luôn nói về thế thái nhân tình, dù là bộc lộ nội tâm, hay viết về thắng cảnh, thiên nhiên, quê hương, đất nước.
“Kẻ Mộng Mơ” Phạm Anh
Hoạ sĩ Phạm Anh đang tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ 2, mang tên “Kẻ Mộng Mơ”. Triển lãm bắt đầu từ ngày 10/9/2023. Có lẽ, “Kẻ Mộng Mơ” không chỉ là tên gọi của cuộc triển lãm,...
15 năm gặp lại
Vậy là đã 15 năm, tôi rời trường cấp 3. Đây cũng là thời gian mà Thuý Kiều lênh đênh, được Nguyễn Du khắc hoạ bằng thơ lục bát trong Truyện Kiều bất hủ.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Âm nhạc thời nào cũng có “vàng thau” lẫn lộn
Nguyễn Văn Chung là nhạc sĩ tài năng, được nhiều người biết đến. Anh có nhiều bài hát hay ở nhiều đề tài: tình yêu, gia đình, thiếu nhi… Nguyễn Văn Chung cũng là nhạc sĩ “mát tay” khi là “cha đẻ” của những bài hát đưa những tên tuổi như Khánh Phương, Akira Phan, The Men, Nhật Tinh Anh, Khánh Ngọc toả sáng. Để hiểu hơn về quá trình sáng tác âm nhạc, cũng như những góc nhìn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đối với âm nhạc, phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với anh.
“Cuộc gặp gỡ” giữa nhạc sĩ Phạm Việt Long và nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong “Hà Nội ngày về”
Tháng 10 được coi là tháng đặc biệt của Hà Nội, bởi tháng này có ngày 10/10, là ngày giải phóng thủ đô. Ngày 10/10/1954, người dân ngập tràn niềm vui sướng, hân hoan. Và đó cũng là tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, được ông thể hiện trong bài thơ “Ngày về”. Để rồi sau đó nhiều năm, nhà văn – nhạc sĩ Phạm Việt Long đã phổ nhạc cho bài thơ, đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng.
Phạm Quốc Cường mê say hát “khúc ca tình đời”
“Khúc ca tình đời” là tập thơ mới nhất của nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường. Đây là tập thơ dày dặn, thể hiện được nhiều điều. Và hơn hết, lúc nào, Phạm Quốc Cường cũng nặng lòng, nặng tình.
Thái Hạo đi trên dòng suy tưởng chơi vơi
Thái Hạo quê ở vùng núi Thanh Hoá. Anh còn trẻ, nhưng suy nghĩ và lý giải của anh trong thơ như thể già làng truyền đạt lại bài học đạo đức cho lũ trẻ. Nhưng bài học học đạo đức đó lại mơ hồ, không nhất quán. Đương nhiên là như vậy, bởi già làng truyền đạt lại bằng thơ. Bằng những dòng suy tưởng chơi vơi.
Văn học Việt Nam qua nhận định của chuyên gia văn học nước ngoài
Trong tham luận Hội nghị Quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan Thơ Quốc tế Lần thứ III (ngày 16 – 21 tháng 2 năm 2019) tại Việt Nam, các chuyên gia văn học nước ngoài đã có những nhận định về văn học Việt Nam.
Thiền trong thơ Nguyễn Bảo Sinh
Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (sinh năm 1940, Hà Nội), được nhiều người biết đến là nhà thơ dân gian. Những câu thơ giản dị của ông từ lâu đã ngấm ngầm đi vào trí nhớ người đọc, bởi sự dễ thuộc, dễ hiểu. Thơ ông nhiều giọng điệu, khi thì nghiêm túc, khi thì cười cợt. Nhưng “xương sống” của thơ Nguyễn Bảo Sinh là triết lý Đạo Phật. Những câu thơ của ông luôn khiến người đọc phải đào sâu suy tư theo lối “buông bỏ”, “hài hước hóa” cuộc sống.
Nghệ sĩ và công chúng có mối quan hệ tương hỗ
Nghệ sĩ và công chúng có mối quan hệ tương hỗ, tức có tác động qua lại. Giữa nghệ sĩ và công chúng có sự thúc đẩy lẫn nhau cùng tiến đến một cuộc sống tốt đẹp, giàu sang hơn.