link tải gowin99 mới nhất

“Cuộc gặp gỡ” giữa nhạc sĩ Phạm Việt Long và nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong “Hà Nội ngày về”

Tháng 10 được coi là tháng đặc biệt của Hà Nội, bởi tháng này có ngày 10/10, là ngày giải phóng thủ đô. Ngày 10/10/1954, người dân ngập tràn niềm vui sướng, hân hoan. Và đó cũng là tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, được ông thể hiện trong bài thơ “Ngày về”. Để rồi sau đó nhiều năm, nhà văn – nhạc sĩ Phạm Việt Long đã phổ nhạc cho bài thơ, đưa tác phẩm đến gần hơn với công chúng.
01-nha-van-pham-viet-long-voi-ha-noi-1664981874.jpg
Nhà văn Phạm Việt Long. Ảnh được chụp bởi nhà thơ Trần Đăng Khoa

“Người không chịu ở ẩn”

Phạm Việt Long sinh năm 1946 tại Hà Giang, quê gốc Ninh Bình, nhưng sinh sống ở Hà Nội. Trước khi nổi tiếng là nhà văn, nhạc sĩ, Phạm Việt Long là nhà báo chiến trường. Những năm tháng trong “mưa bom bão đạn” đã tôi luyện cho ông ý chí sắt đá, và cái nhìn thấu hiểu thời cuộc. Phạm Việt Long từng làm Chánh văn phòng Bộ Văn hoá - Thông tin. Ông cũng có bằng Tiến sĩ ngữ văn với đề tài “Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình”.

Có lẽ do là người từng làm cán bộ văn hoá, cũng như có thời gian dài nghiên cứu về văn hoá, nên mỗi nhận định của ông về văn hoá, gowin99 rất sâu sắc. Với những gì đạt được như hôm nay; có thể khẳng định, Phạm Việt Long là nghệ sĩ đa tài. Ở ông luôn có cái nhìn nhân văn đối với cuộc đời.

Mặc dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông không ngừng nghỉ sáng tạo, lao động. Qua những lần trò chuyện với ông, người nghe có thể đoán định rằng, ông vẫn ấp ủ những dự án về nghệ thuật. Và ông vẫn đang làm báo, đó là những bài bình luận sắc sảo về các vấn đề gowin99 , văn hoá. Ông cũng được nhiều tờ báo lớn đặt bài. Các bài báo của ông luôn cho người đọc thấy rõ, thấy sâu rộng vấn đề hơn.

02-nha-van-pham-viet-long-voi-ha-noi-1664981947.jpg
Tập truyện "Phong lan về trời" của nhà văn Phạm Việt Long mới xuất bản gần đây được nhiều độc giả yêu thích. 

Là nhà văn, ông đã cống hiến cho độc giả ở nhiều đề tài: chiến tranh, cuộc sống đời thường, thiếu nhi… Văn Phạm Việt Long trong sáng, đẹp. Có những truyện, ta còn thấy ông có giọng mỉa mai, châm biếm, gây cười sâu cay. Ở đề tài chiến tranh, Phạm Việt Long thường đi sâu vào tính cách, lời nói, hành động của nhân vật; qua đó, cho thấy tội ác mà chiến tranh di lại rất ghê gớm. Đồng thời cũng nói về sự hy sinh anh dũng của quân dân ta trong việc giữ vững nước nhà.

Tuy rất thành công trong sự nghiệp, nhưng dường như, ông không chịu “ở ẩn”. Điều này khiến cho người trẻ vừa phải ghen tỵ, vừa phải nể phục ông. Nhận định về Phạm Việt Long, nhà văn Ma Văn Kháng từng viết: “Phạm Việt Long là một tiềm năng sáng tạo đáng nể trọng”.

Trong tư cách nhà báo, có thể lấy lại lời trong bài hát “Tâm sự người làm báo” của ông để nhận xét về ông: “Giữa biển đời mênh mông cuộn sóng/ Tôi vững tin vào nghề tôi sống/ Nghề tôi yêu gắn bó suốt đời/ Giản dị thôi đó là nghề báo/ Người làm báo đi khắp nhân gian tìm sự thật/ Người làm báo thu hết bão giông vào thân mình...”.

Trong cuộc đời, mỗi người đều gặp chuyện vui, và không vui; người này yêu, người kia ghét, đó là lẽ thường tình. Nhưng trên hết là ta đã sống hết mình, sống vì chính ta, sống vì cuộc đời; sống vì chính ta đó không gây phiền luỵ, nguy hại cho ai; sống vì chính ta đó có thể mang lại điều tốt đẹp cho mọi người thì càng đáng trọng biết bao. Ở đời thường và trong nghệ thuật, Phạm Việt Long luôn sống là chính mình; và vì vậy, không phải ai trong giới cũng yêu mến ông.

“Hà Nội ngày về”

Phạm Việt Long đến với âm nhạc muộn hơn, nhưng vẫn khẳng định được cái tài trời cho. Trong nhạc, ông cũng viết nhiều đề tài, cả đề tài Phật giáo, tình yêu… Cũng giống như văn, những bài nhạc có lời ông viết đều đẹp, và có chiều sâu. Những bài thơ ông chọn phổ nhạc cũng có lời hợp với phong cách Phạm Việt Long.

Ông cũng từng nói rằng, việc chọn thơ phổ nhạc là để mình không lặp lại mình ở lời và ý tưởng. Qua đó cũng cho thấy, Phạm Việt Long luôn luôn muốn làm mới mình. Đây là điều mà nghệ sĩ nào cũng nên cần nếu muốn bước tiếp con đường nghệ thuật đầy chông gai.

pham-viet-long-va-nguyen-dinh-thi-1-1664982134.jpg
Bài viết đã được in trên Xa lộ Pháp luật (Ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam), số ra ngày 5/10/2022. 

Ca khúc “Hà Nội ngày về” bắt nguồn từ bài thơ “Ngày về” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Có tài liệu viết, bài thơ được Nguyễn Đình Thi hoàn thành vào ngày 8/10/1954, tức là trước hai ngày giải phóng Thủ đô. Bài thơ có 5 khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Nội dung bài thơ nói về sự trở lại Hà Nội trong ngày mưa tầm tã.

Phạm Việt Long như đã thấu hiểu được tâm sự của Nguyễn Đình Thi, nên nhiều năm trước, đọc được bài thơ trên báo giấy, những giai điệu đầu tiên ra đời và đã gieo vào trí nhớ. Để rồi sau đó hai năm, nhạc phẩm “Hà Nội ngày về” hoàn thành. Phạm Việt Long đánh giá bài thơ “Ngày về” của Nguyễn Đình Thi là bài thơ rất hay, thể hiện được tầm vóc của nhà thơ lớn. Nhân vật trong bài thơ xưng “ta” thể hiện hai tâm trạng. Đó là:

Khi trở về, đứng trong lòng Hà Nội, ta thấy nhớ lại khung cảnh núi đồi, nơi đó, đã bao đồng chí nằm lại. Thể hiện nỗi xót thương của ta đối với đồng đội. Nhưng sau đó, “Leng keng chuông xe điện đổ hồi/ Lòng ta bỗng như dòng suối mát/ Ta đã về đây, Hà Nội ơi!”. Tiếng leng keng đã làm ta giật mình tỉnh lại. Mặc dù nỗi nhớ thương là quá lớn, nhưng ta phải sống với hiện tại và tương lai. Ta thay vào nỗi nhớ thương đó bằng những hành động thiết thực ý nghĩa khác.

Trong bài nhạc, Phạm Việt Long bỏ khổ gần cuối bài thơ: “Hà Nội trán em còn ứa đỏ/ Những áo hoa còn lấm bùn nhơ/ Nhưng mỗi góc tường bao máu rỏ/ Còn tươi nguyên như mỗi lá cờ”. Phạm Việt Long thích khổ cuối bài thơ: “Từ khắp bốn phương trời lửa đạn/ Đàn con về sau những năm xa/ Cởi súng gạt mồ hôi trên trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta”. Và đã sử dụng khổ này làm khổ đầu tiên cho bài hát.

Bốn câu thơ trên đã thể hiện cho tâm trạng thứ hai của ta. Khổ thơ này cho thấy, ta khi đã về Hà Nội thì vứt bỏ súng đạn, quên đi gian khổ xưa, không muốn chiến tranh, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Thể hiện cho tình yêu hoà bình, yêu cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Như đồng cảm và đồng ý với Nguyễn Đình Thi, Phạm Việt Long đã nhạc hoá bài thơ thành bài nhạc hay. Có thể đánh giá, bày hát “Hà Nội ngày về” là một trong những bài nhạc hay viết về Hà Nội.

Để tái hiện bài thơ với hai tâm trạng trên một cách hoàn hảo nhất, Phạm Việt Long đã để cho nhạc lúc nhịp này, lúc nhịp khác; và giai điệu thì lúc trưởng, lúc thứ. Trong gia tài nhạc viết về Hà Nội, đến nay, nhạc sĩ Phạm Việt Long đã có sáu bài hát. Nhưng ông ưng ý nhất là bài phổ thơ “Ngày về” của Nguyễn Đình Thi. Và đây, có thể coi như là “cuộc gặp gỡ” trong nghệ thuật của hai nghệ sĩ đa tài của dân tộc.

Trong sự nghiệp sáng tác, Phạm Việt Long đã nhận một số giải thưởng như: Giải B về văn xuôi do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000 với tập sách “Bê trọc”; Giải C sách hay - Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ nhất - năm 2018 với tập sách “Bi Bi và Mặt đen”; Giải Nhất Giải thưởng hằng năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2016 với tập sách “Hát mãi Trường Sa ơi”; Giải Khuyến khích Giải thưởng hằng năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2019 với tập sách “Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc”… Mới đây nhất, Phạm Việt Long đã cho xuất bản tập truyện “Phong lan về trời” được nhiều độc giả yêu thích.