Bài viết mới nhất từ Lê Văn Sơn
Làng tôi - Nông thôn mới kiểu mẫu
Làng tôi: Vĩnh Tuy - Liên Nghĩa - Văn Giang - Hưng Yên, một làng quê như bao làng quê khác của vùng Đồng bằng Bắc bộ - Châu thổ sông Hồng đất phù sa phì nhiêu, bây giờ đã "thay da đổi thịt" rồi!
Cơm vậy !
Xin trả lời ngay đó là cơm trắng, chỉ có gạo, không độn khoai sắn gì nhé!
Quê Nghèo
Quê tôi cũng như bao làng quê khác của đồng bằng Bắc Bộ. Ngày ấy quê nghèo không phải do người dân không giỏi làm ăn, cũng không phải do đất đai cằn cỗi bởi quê tôi thuộc châu thổ sông Hồng, đất đai màu mỡ lắm.
Nuôi gà, vịt, ngan bằng bèo tây
Cụ làm chuồng nhốt ở sau nhà, truyền nước ra rồi thả nuôi chúng.
Hàng ngày Cụ ra cừ (mương) ngoài đồng gần nhà vớt bèo tây (lục bình - ngoài mương nhiều lắm) cắt lấy cọng lá xắt giã...
Cái vỉa hè
Đường cần phải có vỉa hè, cống thoát nước ở hai bên.
Xưa - Nay
Câu chuyện của tác giả Lê Văn Sơn.
Bánh đúc ngô
Là loại bánh nấu từ bột ngô (bột bắp), nấu chín đổ ra để nguội ăn rất ngon, béo, ngọt dù ngày ấy chỉ nêm tí muối.
Ngày bé ở quê, đây là món ăn dân dã nhà nào cũng có mỗi khi xay ngô để độn cơm ăn. Ngày ấy gạo thiếu, phải ăn độn ngô, khoai, sắn nhiều, bát cơm xới ra đỏ ngô ấy.
Ăn hủ tíu
Chúng tôi đi xe khách từ bến xe Miền Tây về đến bến phà Rạch Miễu (Mỹ Tho đi qua Bến Tre) trên sông Tiền.
Rau muống đỏ
Cách nay nửa thế kỷ rau muống sông Tô Lịch được nhiều người ưa chuộng đấy. Nó là loại rau muống đỏ, sống bò nổi trên mặt nước ven sông, nhiều nhựa, ngọn to làm món gì cũng rất ngon đấy.
Nhớ món bánh đúc ngô mẹ nấu
Là loại bánh nấu từ bột ngô (bột bắp), nấu chín đổ ra để nguội ăn rất ngon, béo, ngọt dù ngày ấy chỉ nêm tí muối. Ngày bé ở quê, đây là món ăn dân dã nhà nào cũng có mỗi khi xay ngô (xay bằng tay kéo cối đá) để độn cơm ăn. Ngày ấy gạo thiếu, phải ăn độn ngô, khoai, sắn nhiều, bát cơm xới ra đỏ mảnh ngô ấy!
Ông cậu của tôi
Ông cậu út của tôi tên là Nguyễn Văn Linh. Năm 1968, ông đang học lớp 9 (hệ 10 năm, cùng với bạn đi đợt đó là hai người đầu tiên trong thôn học lên đến cấp 3) thì trúng nghĩa vụ quân sự khi vừa 18 tuổi. Ông lên đường nhập ngũ cùng 3 người bạn trong thôn.
Anh cả
Bố mẹ tôi sinh được 6 người con nhưng toàn con trai. Mẹ tôi cứ ước mơ có đứa con gái để bầu bạn tâm sự mà không được.
Trái tắc (trái hạnh, quả quất) muối
Quê tôi (cả quê cũ và mới) trồng rất nhiều Tắc, Chanh để thu hoạch quả bán, để làm cây cảnh bán cho mọi nhà trưng bày những ngày tết Nguyên đán.
Nước vối
Tôi không biết nước vối có lợi gì cho sức khỏe! Tra Google thì có nhiều công dụng đấy! Quê tôi ngày trước gần như nhà nào cũng uống nước vối, có thể nói nó là loại nước uống giải khát thông dụng nhất ở quê ngày bé.
Đàn ông ăn trầu
Về thăm quê! Thôn tôi bây giờ ngược đời các cụ ạ - các ông lại ăn trầu!
Nguồn nước sinh hoạt, sản xuất
Trưa hôm qua VTV1 nói về nguồn nước sinh hoạt ở nông thôn. Tự nhiên thấy quê tôi đáng ngại, cứ lo lo!
Ôi! Làng nghề
Chất thải các làng nghề không được xử lý, cứ vô tư thải ra môi trường, nguồn nước mặt, nước ngầm ô nhiễm trầm trọng, chất thải rắn thải ra như núi mà phải nhiều trăm năm mới tiêu hủy được, với cách làm ăn xổi ở thì, chỉ thấy cái lợi trước mắt thôi, chính quyền thì thiếu hiểu biết hoặc làm ngơ thì môi trường bị hủy hoại chỉ là thời gian rất ngắn, hậu quả con người gánh chịu ngay trước mắt và lâu dài.
Trò chơi ngày tết
Quê ngày ấy! Sang xuân các ông già thì ngồi đánh chắn, tổ tôm ăn thua tí cho vui, các bà rủ nhau đi chùa, thanh niên, trẻ em có nhiều trò chơi lắm.
Mổ lợn chung
Ngày tôi còn bé ở quê, còn dăm tháng nữa mới tết nhưng vài nhà là một nhóm rủ nhau "đụng" chung một con lợn ăn tết và sẽ có một nhà nhận nuôi (giá cả cứ theo thỏa thuận trước) để đến 28, 29 hoặc 30 tết là mổ thịt chia nhau. (lợn ngày ấy là lợn Móng Cái nuôi 5-6 tháng mới được khoảng 60kg à),