link tải gowin99 mới nhất

Điệp viên anh hùng Phạm Xuân Ẩn (kỳ 2)

Phạm Xuân Ẩn được đánh giá cao không chỉ vì những tin tức ông thu thập được, mà còn vì sự phân tích hiểu biết của ông về những thông tin đó.
thieu-tuong-1648135873.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp: Larry Berman và con trai của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

 

Trong nghề tình báo, người ta dùng thuật ngữ xử lý tin để phân tích, đánh giá các thông tin nhằm giúp cho người sử dụng những thông tin đưa ra được những quyết định về chính sách. Phạm Xuân Ẩn là một nhà phân tích sắc sảo, nên ông thường đưa ra rất sớm những nhận định được xử lý từ những bản kế hoạch quân sự phức tạp được ông thể hiện dưới dạng những báo cáo dễ hiểu gửi cho cấp trên của ông.

Thực hiện tất cả những điều đó, Phạm Xuân Ẩn hiểu rằng chỉ cần một sai lầm nhỏ của mình cũng có thể dẫn đến việc ông bị bắt hoặc bị giết. Đề cập đến những năm tháng hoạt động tình báo, Phạm Xuân Ẩn nói:

- Người ta có thể nói gì về cuộc sống, khi mà người ta phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng hy sinh.

Phạm Xuân Ẩn bắt đầu một nhiệm vụ như thế nhưng sứ mạng của ông có lẽ chỉ kết thúc khi đất nước ông được thống nhất hoặc là khi ông bị bắt. Một người bạn tình báo của Phạm Xuân Ẩn là Louci Conein làm việc cho CIA đã khuyên ông hãy xé toang màn bí mật về những năm tháng đó, luôn giữ cho mình tự kiểm soát được và không bao giờ được mắc sai lầm dù là nhỏ. Sự thán phục của Conein là sự thán phục "của một sĩ quan tình báo chuyên nghiệp đối với một người cũng đóng vai trò tương tự. Người ta không thể không thán phục một con người rất tài giỏi trong nghề nghiệp của mình".

Điều làm cho câu chuyện về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn trở nên không thể tin được đó là việc rõ ràng ông rất thích sống trong vỏ bọc của mình, thích làm một phóng viên để điều mơ ước về tự do báo chí trở thành hiện thực trong cách nhìn của ông về cách mạng.

Trong suốt hơn hai mươi năm, Phạm Xuân Ẩn sống trong vỏ bọc, nhưng vẫn hy vọng điều mà ông hằng mơ ước sẽ trở thành sự thật. Đó là điều ông mơ ước được làm phóng viên cho một tờ báo của nước Việt Nam thống nhất. Ông khâm phục và kính trọng những người Mỹ mà ông đã từng gặp ở Việt Nam, cũng như những người ông gặp trong thời kỳ còn ở bên Mỹ. Ông tin rằng hiện nay, những người Mỹ đó chẳng làm gì ở đất nước của ông.

Laura Palmer đã từng viết về Phạm Xuân Ẩn:

"Những người bạn của ông là tài sản quí giá trong trái tim ông".

Lúc đầu đối với tôi, không có gì khó khăn hơn là viết về cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn mà phải cố gắng hiểu được những tình bạn đó của ông. Để tồn tại, Phạm Xuân Ẩn phải lừa dối hay đơn giản là không nói gì với những người thân thiết nhất của ông về nhiệm vụ bí mật mà ông đang đảm nhiệm. Thế nhưng, không một ai trong số những người bạn của Phạm Xuân Ẩn thù ghét ông một khi họ được cho biết rằng ông là một tình báo viên cộng sản. Phạm Xuân Ẩn phải là người như thế nào thì mới có thể xây dựng được những tình bạn bền lâu trên một nền tảng giả dối, mà khi sự giả dối đó bị bóc trần vẫn không ai trong số những người bạn ấy cảm thấy bị phản bội.

Chỉ có rất ít người cảm thấy họ đã bị sử dụng làm nguồn cung cấp thông tin để cho Phạm Xuân Ẩn viết ra những báo cáo tình báo chiến lược gửi ra Hà Nội.

Phạm Xuân Ẩn có niềm tin tưởng rằng ông không bao giờ tham gia vào bất cứ hành động nào phản bội lại nhân dân Mỹ. Đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, Phạm Xuân Ẩn vẫn khăng khăng cho rằng không một người bạn Mỹ nào của ông lại bị ảnh hường xấu về mặt con người lẫn nghề nghiệp do những việc ông làm. Ngược lại, hầu hết những người bạn của ông đều được hưởng lợi từ sự giúp đỡ của ông.

Khoảng những năm 1970 (nếu không phải là trước đó nữa), gần như tất cả những người bạn Mỹ của Phạm Xuân Ẩn đều xem xét cuộc chiến tranh Việt Nam dưới nhãn quan của ông. Cứ cho rằng Phạm Xuân Ẩn trên thực tế đã phản bội những người bạn của ông; và cứ cho rằng những người bạn Mỹ này đã thông cảm với những gì thuộc những hiểu biết cơ bản của ông về cuộc chiến tranh, hầu hết những người bạn của ông đều không có lý do gì để thất vọng khi nhiều năm sau đó họ biết rằng Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên. Tôi quan tâm đến việc sứ mạng dưới vỏ bọc chắc chắn như của ông đã không thể không gây ra những căng thẳng về mặt đạo đức bên trong nhà tình báo. Phạm Xuân Ẩn luôn luôn sống trong lo sợ và thường xuyên phải đối mặt với sự tự nghi ngờ liên quan đến việc sử dụng bạn bè của mình vào mục đích tình báo. Việc Phạm Xuân Ẩn đã giải quyết mâu thuẫn bế tắc đó như thế nào sẽ là một phần trong bức màn bí ẩn có thực trong cuộc đời của ông.

Dù nhìn nhận ở góc độ nào về cuộc đời của một trùm tình báo được thừa nhận như Phạm Xuân Ẩn, thì cũng cần xem xét một thực tế rằng có rất nhiều người khác - cả người Mỹ lẫn người Việt, phải chịu hậu quả của các hoạt động tình báo Cộng sản. Các thành viên trong mạng lưới tình báo H.63 của Phạm Xuân Ẩn đã từng "giết nhiều lính Mỹ và nguỵ, phá huỷ nhiều xe tăng, xe bọc thép và máy bay chiến đấu phản lực của kẻ thù". Vấn đề đánh giá tác động của những hành động tình báo cụ thể là điều không mấy dễ dàng. Tuy nhiên, nếu Phạm Xuân Ẩn trên thực tế đúng là một điệp viên Cộng sản vĩ đại nhất của cuộc chiến tranh và những lời ca ngợi thành tích của mạng lưới tình báo "anh hùng" của ông là chính xác, thì một cách gián tiếp, những hành động của ông đã gây ra tổn thất và chết chóc cho nhiều người.

Sau chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn thấy cô đơn. Ông không còn liên hệ với những người bạn Mỹ và cũng không còn làm việc như một nhà báo. Hàng tháng ông đi họp chi bộ.

- Chi bộ của tôi ngày càng ít người đi vì có những người bạn của tôi qua đời. Nhưng tôi vẫn đi họp đều đặn mỗi tháng một lần và để nói những chuyện đại khái như là tuần này tôi có giáo sư Larry Berman đến thăm. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về cuộc đua ngựa và những chuyện khác. - Phạm Xuân Ẩn vừa nói vừa mỉm cười.

Khi tôi hỏi liệu người ta có thật sự quan tâm đến việc ông kể về cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi hay không, Phạm Xuân Ẩn trả lời:

- Những điều tôi nói mọi người đều đã biết cả rồi. Những điều tôi nói lại chẳng qua chỉ là để thử thách xem tôi có trung thực và trung thành hay không mà thôi. Do vậy, cách tốt nhất là nói tất cả những gì người ta đã biết. Ngoài ra, ai cũng biết tôi là người thẳng thắn, và người ta biết rõ tôi cảm thấy thế nào về tất cả những việc này. Tôi thì già quá rồi, không thể thay đổi được, còn họ thì vì thận trọng mà cũng không thể thay đổi được. Dù vậy, sau mỗi năm tình hình lại được cải thiện tốt hơn. Có lẽ trong 50 năm tới thì tình hình sẽ là OK.

Phạm Xuân Ẩn vẫn là người có cảm tình với Mỹ trong suốt cả cuộc đời mình. Ông đã rất vui khi sống được đến ngày chứng kiến một chương mới mở ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Theo lời mời của cả Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Raymond Burghardt và Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Emi Lynn Yamauchi, Phạm Xuân Ẩn lên thăm tàu hải quân Mỹ USS Vandeglift hồi tháng 9/2003. Cùng thăm tàu có các quan chức cao cấp khác nhân dịp lần đầu tiên, một tàu hải quân Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Một trong những tài sản đáng giá của Phạm Xuân Ẩn là tấm hình ông chụp chung với Tổng lãnh sự Yamaguchi và thuyền trưởng Richard Rogers trên tàu Vandegrift do cơ quan Tổng lãnh sự Mỹ tặng. Kể lại chuyện này cho tôi nghe, Phạm Xuân Ẩn nói hôm ấy ông rất tự hào, đã sống được đến ngày đầy vui sướng hoà hợp và hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam:

- Giờ thì tôi có thể thanh thản ra đi được rồi. Tôi đã phục vụ đất nước tôi, nhân dân tôi, và sự tái thống nhất Tổ quốc.

Sau này con trai Phạm Ân của ông nói với tôi:

- Cháu mừng vì ba cháu đã từng trải nghiệm như vậy. Điều đó chứng tỏ rằng tiến trình bình thường hoá đang tiến triển tốt đẹp và điều này có ý nghĩa rất lớn đối với ba cháu.

Larry Berman và con trai của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

Hôm lên tàu Vandegrift, Phạm Xuân Ẩn mặc thường phục nên chỉ có mỗi một người trong phái đoàn Việt Nam trên tàu nhận ra ông. Một vị đại tá Việt Nam tiến lại gần ông và hỏi bằng tiếng Việt:

- Xin lỗi, có phải ông là tướng Phạm Xuân Ẩn không ạ?

Phạm Xuân Ẩn nghe vậy liền ngửng mặt lên đáp :

- Vâng, đúng là tôi.

Vị đại tá liền đáp:

- Rất hay được gặp ông, - rồi trong lúc Phạm Xuân Ẩn đang đứng giữa rất nhiều quan chức cấp cao Mỹ, vị đại tá quay sang phía Phạm Xuân Ẩn hỏi hài hước:

- Vậy ông là tướng của bên nào?

Không một chút do dự, Phạm Xuân Ẩn liền đáp:

- Của cả hai bên.

Lúc đó vị đại tá nhìn có vẻ khó chịu. Phạm Xuân Ẩn nói:

- Chỉ là trò đùa thôi mà.

Khi kể lại câu chuyện này cho tôi nghe, ông kết luận:

- Giáo sư thấy đấy, đó chính là lý do vì sao tôi chưa được ra nước ngoài: Người ta vẫn chưa hiểu rõ tôi là người thế nào.

"Giờ thì tôi có thể thanh thản ra đi được rồi", đó là điều ông Ẩn mô tả cảm xúc của mình trên tàu hải quân Mỹ USS Vandegrift tháng 9/2003 (ảnh do Tổng lãnh sự Quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp).

 

Nguồn: Giáo sư Larry Berman

( Còn nữa)

Trái Tim Người Lính