link tải gowin99 mới nhất

Có một bài ca không bao giờ quên

Mùa khô năm 1970, trong chiến dịch Cù Kiệt, tiểu đoàn pháo cao xạ 11 Binh trạm 11 lập một thành tích phi thường: Một ngày bắn rơi 4 máy bay phản lực Mỹ tại Đỉnh Đăm. Cả tuyến đường,cả binh trạm hân hoan.
deo-dat-1642388128.jpg

 

Một lễ mừng công của tiểu đoàn được tổ chức, đích thân Thiếu tá Tạ Tuân, Binh trạm trưởng BT11 xuống khen thưởng .

Trong lễ mừng công, có một chương trình văn nghệ ”cây nhà lá vườn” bao gồm nhiều tiết mục hát, múa, chèo ...do các pháo thủ biểu diễn. Có một anh chàng người nhỏ nhắn, nhưng tiết mục nào cũng thấy góp mặt, cả hát, cả múa, lại cả chèo… Binh trạm trưởng Tạ Tuân mới ghé tai hỏi nhỏ tiểu đoàn trưởng ngồi bên cạnh:

- Này, cái cậu kia tên là gì thế nhỉ? Hát hay, múa dẻo lắm. Cậu cho tớ thằng này nhé, cho nó lên đội Tuyên văn BT mới được thành lập …

Tiểu đoàn trưởng dù rất nể BT trưởng, nhưng cũng giãy nảy:

-Ấy chết, không được đâu thủ trưởng ơi. Cậu ấy là một trung đội trưởng cừ khôi của tiểu đoàn đấy. Chiến đấu dũng cảm lắm!

-Xì, cái thằng này- Binh trạm trưởng thân tình- Trung đội trưởng thì còn có nhiều thằng. Chứ nhân tài văn nghệ như thằng này là hiếm lắm. Thôi, cậu cứ nhường nó cho binh trạm! Hai ngày nữa tớ đi đèo Đất về, sẽ qua đây đón nó về BT luôn.

Đúng là nhà binh,nói gì làm nấy. Hai ngày sau BT trưởng Tạ Tuân đi kiểm tra các đơn vị công binh ở Đèo Đất về, liền ghé qua tiểu đoàn pháo, và “cõng” ngay người pháo thủ ấy về binh trạm bộ...

…Ngày tôi từ tiểu đoàn pháo được gọi về đội tuyên văn BT 11 thì anh Ngô Xuân Thông- Người pháo thủ trên, đã cùng anh Phạm Trung Nhân là hai trợ lý Câu lạc bộ và Tuyên truyền của Ban tuyên huấn BT ( Cũng chính hai anh đã xuống tiểu đoàn pháo 11 chọn đưa tôi về đội tuyên văn của BT, chỉ vì một lý do đơn giản tôi là con trai của một nữ nghệ sỹ tên tuổi, chứ cũng chẳng cần biết tôi có biết hát hay múa gì không!). Khác với anh Ngô Xuân Thông từ quê lúa Thái Bình ra đi , trưởng thành từ những mâm pháo, thì anh Trung Nhân lên đường từ đất Cảng Hải phòng, và vốn là một “ tay lái lụa” của đại đội vận tải 51. Anh sống ấm áp, tình nghĩa, được nhất nhất mọi người yêu quý. Là lái xe dạn dày chiến trường, nhưng anh lại quá nhẹ nhàng , tinh tế, mềm mại, thuộc diện “ đi nhẹ, nói khẽ cười duyên”, chứ không “bặm trợn”, ăn to nói lớn như nhiều lái xe khác. Nếu có gì dấu vết của đời chiến sỹ lái xe để lại trong anh, có lẽ chỉ là hút thuốc. Hồi ấy anh hút thuốc khá nhiều, như nhiều lái xe mặt trận phải hút cho tỉnh táo những đêm lái xe trên đường dài…

Về Mường Xén tâp trung được ít ngày, thì binh trạm 11 có lệnh tách ra làm hai, một nửa của binh trạm sẽ trở thành BT 13, vào sâu trong chiến trường Lào 100 km. Anh Xuân Thông cùng “nòng cốt” đội tuyên văn ở lại BT11, còn anh Trung Nhân dẫn chúng tôi về đơn vị mới là BT13, với Chính ủy là trung tá Dư Cao mới được điều từ Tổng cục vào. Tôi nhớ đội tuyên văn BT 13 buổi đầu gồm hơn 10 người, có Việt Bắc, Đức Long, Hữu Chính và tôi từ D11 cao xạ pháo, Ngọc Thìn, Quang Văn từ D2 công binh về( Ngọc Thìn người Nghệ An, thường ôm cây ghi ta gỗ ngồi hát bài hát do chính anh sáng tác, lời lẽ nôm na nhưng sát thực tế đựợc lính ta rất thích :”Ai có qua đèo P thời biết, bao chiến sỹ anh hùng, anh dũng trong bom đạn mở đường cho xe đi”( Đèo P. đây chính là Phu Nốc cốc vốn nhiều Phỉ nên lính ta hay gọi là đèo Phỉ).

Đặc biệt và may mắn nhất cho chúng tôi là có ba nữ tình nguyện về đội : là Kim Tuyến- một cô gái Thái rất xinh đẹp quê ở Tương Dương lên đường làm TNXP, là Tuyết Minh và Thu Hòe, hai cô gái xứ Nghệ. Nói thật khi ở BT11 thì nữ không hiếm lắm, vì có cả mấy đại đội nữ TNXP chốt ở Đèo Đất, Đèo Đá…nhưng ở BT13 thì do tính chất ác liệt nên trên chỉ điều sang những đơn vị công binh, lái xe, cao xạ…rặt là nam, thành ra nữ hiếm hoi, như “ mỳ chính cánh”. May mà vẫn còn ba cô gái này xung phong, thành ra nhân sự thế cũng là tinh tươm, đội nghệ thuật giữa chiến trường lửa khói ác liệt mà vẫn có nam có nữ, có dương có âm, có “ Đàn tây” Accocđê ông( Trần Vấn), ghi ta gỗ Ngọc Thìn, lại cũng có “Dân tộc” với đàn nguyệt của Việt Bắc, sáo trúc của Đức Long, xênh tiền Kim Tuyến, lại thập lục Tuyết Minh…nên lính ta mới có thơ rằng:

”Ngâm thơ thì có Thu Hòe

Kim Tuyến người Thái vừa xòe (vừa ) Lăm vông

Đơn ca giọng hát Đức Long

Tấu hài Hữu Chính chỉ mong kéo dài…”.

Ổn định xong tổ chức, cả đội lên tàu ra Hà nội, tham dự lớp tập huấn văn nghệ xây dựng chương trình biểu diễn do Cục vận tải quân sự tổ chức, cùng các binh trạm bạn trên toàn tuyến vận tải quân sự trải dài khắp đất nước.  Nhiều giáo viên là những nghệ sỹ tên tuổi của TW, như đạo diễn Doãn Hoàng Giang, Thu Hằng, như các nhạc công Văn Sáng, Bùi Đăng Vân, các thầy Lưu Quang Thuận, Hà Văn Cầu, Hồ Thi…nhiệt tinh dạy bảo hướng dẫn cho chiến sỹ.

Chính trong đợt tập huấn này, đội BT13 tuy chỉ mới thành lập trước đó ít ngày, đã nổi bật lên với vở kịch “Trọng điểm” viết về cuộc chiến đấu trên tuyến đường 7 với những diễn viên” bất đắc dĩ” lần đầu đóng kịch, nhưng đựợc đạo diễn Doãn Hoàng Giang " thổi lửa phù phù" nên sinh động hấp dẫn lạ thường, được Cục vận tài quân sự chọn là tiết mục xuất sắc đưa vào “Thành” biểu diễn phục vụ lãnh đạo Tổng cục… Với “ chiến công “ này, đội trở về binh trạm trong vòng tay đón chào của Chính ủy Dư Cao, trong niềm vui dào dạt của cán bộ chiến sỹ binh trạm, và là “vốn liếng “quý để bắt đầu cuộc hành trình nghệ thuật “ dặm dài khói lửa “ dọc theo đường 7 vào sát Cánh đồng Chum biểu diễn phục vụ các đơn vị . Vẫn những người lính chưa từng một lần đứng dưới ánh đèn sân khấu, hôm qua tay súng chiến đấu,hôm nay vẫn tay súng nhưng có thêm tay đàn, đội Tuyên Văn đã làm nức lòng chiến sỹ cả tuyến đường. Sân khấu của đội lúc ấy là một barie có những người lính công binh gác đường, một tán rừng rậm với những đại đội xe không kính trước giờ xuất kích, một trạm giao liên giữa rừng sâu hay một trạm quân y mà người xem có người chỉ nghe mà không nhìn thấy vì đang băng mắt, có người chỉ thấy mà không nghe vì tai đã bị bom đánh ù đặc…Cũng có khi sân khấu chỉ là một kho hàng giữa rừng, với một hai người trông kho mà người diễn lại nhiều hơn người xem…

Một thời gian ngắn sau, khi đội Tuyên văn tiết mục đã “am am”, đi biểu diễn cũng đã dạn dày, tôi lại được Ban chính trị điều sang làm tờ báo ” Đường phía trước” của Binh Trạm cùng Ngô Quốc Lập – Vốn là một chiến sỹ công binh chiến đấu rất dũng cảm trên đèo Phu Nốc Cốc. Thằng viết bài, thằng viết chữ… ngược lên một tấm đá li tô, rồi lấy giấy báo đè lên lăn mực, rồi phơi nắng cho khô và tối thì cõng ra mặt đường, phát tận tay cho các chiến sỹ. Đến bây giờ, Ngô Quốc Lập vẫn nhớ có đêm, hai thằng lần mò tới một cây me giữa một trọng điểm, công kênh nhau lên hái me mang về để ngày mai lấy me thay chanh ( vì có chất chua) lau cho sạch chữ ở phiến đá để rồi lại viết tin, bài mới . Thế mà rồi cũng ra được hàng trăm số báo, gửi cả về tận Hà nội cho nhiều cơ quan thông tấn tuyên truyền…

Anh Phạm Trung Nhân chính là Tổng biên tập của tờ tin này, vừa viết bài, duyệt bài, lại cũng vừa lo giấy, lo mực in cho báo ra mắt đều đặn. Đồng thời, anh cũng lại là đạo diễn của Đội nghệ thuật tuyên văn BT. Thật là một con người hết sức đa tài, và nhiệt tâm. Buổi đầu gặp anh, tôi cứ ngỡ anh chỉ có thiên hướng văn chương khi được đọc truyện ngắn của anh viết, khi được biết anh là người duy nhất của BT được đi trại viết của Tổng cục hậu cần ngoài Hà nội, và là người duy nhất của BT có tác phẩm được in ở tạp chí Văn nghệ quân đội…Nhưng khi tham gia đội tuyên văn, tôi mới hay tình yêu với nghệ thuật của anh còn có phần mạnh mẽ hơn. Anh yêu nghệ thuật và có năng khiếu nghệ thuật từ tấm bé. Thời còn thiếu nhi, anh đã đi học múa,học hát ở Thành phố. Năm học cấp 3 trường Thái Phiên, anh được chọn vào dàn hợp xướng của nhà trường, tham gia trình diễn các bài hát : Tiếng hát biên Thuỳ , Tổ khúc Chiến thắng Điện Biên …lay động lòng người .Với đội tuyên văn BT, anh cũng chính là hạt nhân đầu tiên để thành lập đội, và sau này là đạo diễn dựng múa, dựng hát, như múa Hoa chăm pa cho cô gái Thái Kim Tuyến, hay vũ điệu Lăm tơi cho Đức Long và Thu Minh biểu diễn…

Năm 1973, khi Hiệp định Paris có hiệu lực, nước Lào hòa bình, những đoàn quân tình nguyện , trong đó có BT 13 hoàn thành nhiệm vụ trên nước bạn rút về nước. Do chủ trương cấp trên, các binh trạm sắp xếp lại tổ chức, BT13 sát nhập lại vào BT11, và những sinh viên chúng tôi trở về trường cũ học tập.

Tôi trở về học tiếp tại trường Đại học sư phạm Hà nội..Một năm sau, anh Ngô Xuân Thông và anh Phạm Trung Nhân cũng về học tại trường Đại học gowin99 . Sau khi tốt nghiệp, các anh vẫn tiếp tục trong quân ngũ, anh Ngô Xuân Thông về công tác tại Nhà gowin99 Tổng cục Hậu cần và sau này được đề bạt là Chủ nhiệm nhà gowin99 TCHC, anh Trung Nhân về công tác tại Nhà gowin99 Hải Quân, và sau cũng được đề bạt là Thượng tá, Chủ nhiệm Nhà văn hoá Hải quân. Cả hai anh rất nhiệt tình với công việc đạo diễn nghệ thuật, anh Xuân Thông từng được 68 huy chương vàng và bằng khen qua các kỳ hội diễn, và anh Trung Nhận cũng thu lượm không ít huy chương vàng,bằng khen.

 Cho đến nay, cả hai dù đã “ nhân sinh thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn bền bỉ với việc dàn dựng các chương trình nghệ thuật cho các nhà gowin99 , câu lạc bộ. Tôi nghĩ rằng sức sống nghệ thuật, tài năng nghệ thuật của các anh dồi dào như thế, bởi một phần được đắp bồi từ chính binh trạm và con đường 7 trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, những năm” tiếng hát át tiếng bom” trên những trọng điểm Đỉnh Đăm, Phu Nốc Cốc, Cánh đồng Chum

Theo Trái tim người lính