Đánh Mỹ
Mê Kong ngày ấy ai từng vượt: Hùng dũng đoàn quân người trước sau
Đó là tiếng những bước chân của người lính, đang sát cánh bên nhau... làm nên một chiến thắng vĩ đại; cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, chấm dứt cuộc chiến tranh xung đột biên giới Tây nam do tập đoàn Khmer đỏ đúng đầu là Polpot - Ieng Sary gây ra.
Thắt lưng huyền thoại
Đây là dây lưng huyền thoại Trung Quốc viện trợ cho ta thời kỳ chống Mỹ, đến thời chúng tôi đi bộ đội thì được cấp phát do Việt Nam sản xuất.
Lỗi Lầm
Cuối năm 1968, đế quốc Mỹ bị đau sau chiến dịch Mậu Thân do ta tấn công mạnh trên cả miền Nam, chúng tập trung lực lượng phản kích lại phía ta. Địch tạm ngưng đánh phá miền Bắc để tập trung mở rộng ra chiến tranh ra cả Đông Dương. Cụ thể là Căm Pu Chia và Lào – sát biên giới nước ta. Chúng hòng ngăn chặn sự vận chuyển của quân ta cho chiến trường miền Nam qua đoàn vận tải chiến lược 559.
Bảy điệp viên tình báo người Việt nhảy dù xuống Việt Nam hồi Thế chiến thứ 2
Ngày 7/6/1941, Chính quyền thuộc địa của Pháp quyết định đưa tù nhân người Việt sang lưu đày tại đảo Madagascar thuộc Pháp ở châu Phi. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 xảy ra khiến con số người bị lưu đày dừng ở 27 người, trong đó có 11 tù nhân cộng sản và 16 người là các nhân sĩ trí thức và chức sắc đạo Cao Đài.
Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc (phần 13)
Ban Tuyên huấn tỉnh Bình Định nằm ở một vùng có những hang đá nhỏ và những ngọn đồi lúp xúp. Tới đây, tôi được đi xuống đồng bằng sống trong lòng dân, tham dự những cuộc đấu tranh chính trị, binh vận, vây đồn bốt giặc do du kích, nhân dân phối hợp với bộ đội thực hiện.
Võ đặc công
Cuối năm 1967 tôi hành quân vào chiến trường. Chặng đường từ Thạch Thành- Thanh Hoá khi đến các trạm nghỉ, đơn vị tận dụng thời gian học võ thuật.
Nhân kỷ niệm ngày Thương binh- Liệt sĩ 27-7: Chúng tôi đi tìm mãi đất nào mộ anh
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng dư âm của nó vẫn còn in đậm nét trên mỗi khuôn mặt người mẹ, người vợ, người con, những đồng đội có người thân nằm lại các chiến trường. Hài cốt các anh, chị đang ở trên mảnh đất Khe Sanh, đường Chín Nam Lào, rừng già Tây Nguyên hay bưng biền Đồng Tháp
Cuộc chiến 50 năm nhìn lại (kỳ 11)
Ngày 18/7/1972: Tôi được cử cùng mấy anh em đi về kho mặt trận lấy lương thực và nhu yếu phẩm. Hành quân 4-5 cây số tránh được hai trận pháo kích của địch và một lần máy bay ném bom gần mới tới mà kho chả còn bao nhiêu lương thực, đành chỉ nhận được chút đỉnh, số người đi là 8 người mà số lương thực thực phẩm chỉ cần hai người là mang vác hết, còn lại đi người không.
Những chiến sĩ đặc công bất tử
Nhân Kỷ niệm ngày TBLS 27/7 tôi xin chia sẻ về trận đánh của bộ đội Đặc công (Trích trong Hồi ký “MỘT THỜI LÀ LÍNH” của tôi.
Những ngày sau giải phóng
Ngày 4/5/1972: Nghe tin của đơn vị bạn. Vào lúc 15 giờ ngày 1-5-1972, được biết quân địch có kế hoạch rút chạy khỏi thị xã Quảng Trị,Trung đoàn bộ binh 9 của Sư đoàn 304, nhanh chóng đánh chiếm và giải phóng thị xã Quảng Trị.
Trần Văn On và tấm huân chương "Chiến công giải phóng Hạng nhất"
Ít ai biết, trước khi trở về với chủ nhân, chiếc huân chương ấy đã thất lạc suốt 33 năm. Để rồi ở tuổi 74, trải qua bao cuộc chiến, thăng trầm đời người, điều duy nhất còn đọng trong lòng người hàng binh năm nào: "Chỉ cần chiến tranh kết thúc, không còn người Việt nào mất mát, một lần nữa tôi vẫn đứng dưới lá cờ cách mạng…".
Mẹ tôi cũng là Mẹ Việt Nam Anh hùng
Ban quản lý quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, tổ chức cuộc thi viết kể chuyện về Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Họ có gửi thể lệ tổ chức cuộc thi viết qua Hội Cựu chiến binh đến tôi yêu cầu viết bài dự thi. Tôi suy nghĩ kỹ rồi quyết tâm viết về mẹ mình. Dù rằng tôi cũng từng biết mội số bà mẹ anh hùng của Tổ quốc.
Chiến sĩ biệt động Sài Gòn đánh chìm tàu sân bay của Mỹ tại cảng Sài Gòn, đây là con tàu sân bay duy nhất bị đánh chìm sau thế chiến thứ 2
Đó là USNS Card (Tàu Sân bay) bị một người đàn ông Việt Nam đánh chìm tại cảng Sài Gòn vào ngày 2/5/1964, khiến 120 lĩnh Mỹ chết và bị thương, 24 máy bay các loại bị phá hủy, chìm theo tàu. Đây chính là tàu sân bay duy nhất bị đánh chìm sau Thế chiến thứ hai. Sau đó, Mỹ đã trục vớt xác tàu và kéo nó về nước.
Ngày này năm 1968: Tổng tiến công nổi dây xuân mậu thân toàn miền nam
Một nén nhang một bông hồng đỏ tưởng nhớ các liệt sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định và các chiến sĩ Giải phóng quân.
Có một bài ca không bao giờ quên
Mùa khô năm 1970, trong chiến dịch Cù Kiệt, tiểu đoàn pháo cao xạ 11 Binh trạm 11 lập một thành tích phi thường: Một ngày bắn rơi 4 máy bay phản lực Mỹ tại Đỉnh Đăm. Cả tuyến đường,cả binh trạm hân hoan.
Chuyện Tết Mậu Thân 1968: Từ quán phở đặc biệt (Kỳ cuối)
Góp sức cùng lực lượng biệt động tấn công vào mục tiêu số 10 và một số mục tiêu khác giữa trung tâm Sài Gòn ngay trong ngày Tết, chủ quán Phở đã bị Tòa án của chính quyền Sài Gòn tuyên 20 năm tù khổ sai, tiệm phở bị tịch thu.
Cuộc đời nhà tình báo, giáo sư Nguyễn Đình Ngọc - Giáo sư "lập dị" (Chương 4)
Mới ngày nào ra đi tay không, nay trở về với mấy va ly lèn cứng sách vở, mười năm vèo trôi như cái chớp mắt của lịch sử!
Điệp viên mang bí số H.3: Người giữ khoá bí mật ở bộ tổng tham mưu nguỵ Sài Gòn ( kỳ 1)
Câu chuyện này kể về 1 người đàn ông cao gầy, bệnh tật thường xuyên, giữ im lặng suốt quãng đời phục vụ cho Tổ Quốc từ những năm còn chìm trong lửa đạn cho tới ngày toàn thắng.