Vĩnh Tường là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, gowin99
và truyền thống cách mạng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ người dân Vĩnh Tường luôn có ý thức xây dựng, bồi đắp, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống. Nhất là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhân dân Vĩnh Tường đã không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng đi theo tiếng gọi của Đảng, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để có những đóng góp quan trọng cùng Nhân dân cả nước làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc như Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi cũng như trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trong bối cảnh chung của đất nước, Vĩnh Tường cũng phải đương đầu với bao khó khăn thử thách như vỡ đê ở Quảng Cư và Diệm Xuân làm cho toàn huyện bị thiệt hại nặng nề. Nạn đói từ cuối năm 1944 đầu năm 1945 càng trở nên trầm trọng. Các ngành sản xuất đình trệ, tài chính trống rỗng, hơn 90% người dân mù chữ do chính sách cai trị của thực dân Pháp để lại. Lực lượng quốc dân Đảng phản động dựa vào quân Tưởng đã chiếm đóng và dựng lên chính quyền tay sai ở Bồ Sao, Bạch Hạc, Diệm Xuân; nhanh chóng lập ra các tổ chức phản động để lôi kéo thanh niên, phụ nữ làm tay sai cho chúng…
Thực hiện Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Vĩnh Yên, Vĩnh Tường đã nhận rõ nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải kịp thời củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng, làm cho chính quyền trở thành một công cụ sắc bén để đối phó với thù trong, giặc ngoài, đem lại lợi ích cho Nhân dân, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng đã giành được. Trong đó, toàn huyện tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ lớn là: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm do Hồ Chủ tịch nêu ra.
Để ngăn chặn nạn lụt đe dọa sản xuất, chính quyền đã huy động hàng trăm nhân công hàn khẩu đê Quảng Cư và Diệm Xuân. Bình quân mỗi xã từ 150 đến 200 người. Một số xã như Thượng Trưng, Đại Đồng, Tuân Chính có số người dân tham gia đi đắp đê lên tới 300 người. Đặc biệt là việc hàn khẩu quãng đê Quảng Cư đã hoàn thành trước kế hoạch được đại diện Chính phủ về thăm, biểu dương khen ngợi. Báo “Cứu quốc” số ra ngày 13/11/1945, trong mục “Dân ra đắp đê ta” đã nói rõ: “Tỉnh Vĩnh Yên đã đắp được con đê Quảng Cư quan hệ cho cả 3 tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên và Bắc Ninh, sửa chữa được con sông máng trong khu dẫn thủy nhập điền làm cho cả hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên có đủ nước để cấy” . Cùng với đó, Nhân dân Vĩnh Tường phát động sâu rộng phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang”. Trong một thời gian ngắn, ở khắp nơi trong huyện, các loại cây lúa, ngô, khoai… mọc lên xanh tốt, hàng nghìn mẫu hoa màu cho thu hoạch đã có tác dụng thiết thực trong việc cứu đói của Nhân dân.
Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Vĩnh Tường đã dấy lên cao trào “Nhà nhà đi học, người người đi học”. Các lớp bình dân học vụ tổ chức vào buổi trưa, buổi tối cho những người chưa biết chữ thuộc đủ các lứa tuổi, các tầng lớp gowin99 . Từ đó, số người biết đọc, biết viết ngày càng đông. Các xã Đại Đồng, Thượng Trưng, Vũ Di, Tuân Chính… được đánh giá có thành tích xuất sắc về xóa nạn mù chữ. Sau hơn một năm thực hiện, huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc mở được gần 1.000 lớp học xóa mù chữ cho 14.250 người, là điểm sáng trong toàn tỉnh về nhiệm vụ diệt giặc dốt.
Cùng với Chính phủ khắc phục khó khăn về tài chính, Nhân dân Vĩnh Tường đã tích cực tham gia đóng góp vào “Tuần lễ vàng”, ủng hộ “Quỹ độc lập”, “Quỹ mùa đông binh sỹ”, “Quỹ Nam Bộ kháng chiến”. Tiêu biểu như các xã Đại Đồng, Minh Đức (xã Thượng Trưng ngày nay), Đội Cấn đã ủng hộ hàng tấn thóc và nhiều đồ vật có giá trị. Riêng cuộc vận động xây dựng “Quỹ mùa đông binh sỹ” năm 1946, toàn huyện quyên góp được gần 10.000 đồng Đông Dương (thời giá lúc đó khoảng 3-4 đồng một tạ thóc) cùng nhiều quần áo, vật dụng cho bộ đội.
Có thể nói, sau hơn một năm dưới chế độ mới, Nhân dân Vĩnh Tường đã vượt lên khó khăn thử thách để lập nhiều thành tích đáng ghi nhận. Nạn đói, nạn dốt bị đẩy lùi, xây dựng nền móng vững chắc cho chế độ mới, giữ vững và củng cố chính quyền, góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Đó là nguồn cổ vũ, động viên Nhân dân vững vàng, tin tưởng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ gian khổ mà vinh quang của dân tộc.
Vĩnh Tường có vị trí chiến lược quan trọng, là điểm giáp ranh giữa vùng tự do Lập Thạch và vùng tạm chiếm. Do đó, thực dân Pháp đã xây dựng một vành đai trắng trên đất Vĩnh Tường để tạo thế kìm kẹp và làm bàn đạp tấn công lên vùng tự do. Nhiều lần thực dân Pháp tổ chức tấn công vào Vĩnh Tường. Song quân và dân Vĩnh Tường đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, vừa ra sức sản xuất, xây dựng hậu phương để có những đóng góp quan trọng, toàn diện trên tất cả các mặt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 6/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Phá hoại để kháng chiến” để tiến hành cuộc kháng chiến dâu dài. Hưởng ứng lời kêu gọi trên, các xã Đại Đồng, Chấn Hưng, Yên Bình, Tân Cương, Minh Đức (xã Thường Trưng ngày nay)… huy động lực lượng tham gia phá nhà cửa ở huyện Vĩnh Tường, Bạch Hạc, phá các nhà cao tầng ở thị xã Vĩnh Yên và khu nghỉ mát Tam Đảo; đào hố, đắp ụ ở đường 13 (nay là Quốc lộ 2C) Vĩnh Yên đi Sơn Tây, phá cầu Xuân Lai… góp phần quan trọng làm chậm bước tiến của địch và tạo cơ hội để quân, dân ta tiêu diệt chúng.
Cùng với công tác tiêu thổ kháng chiến, phong trào mỗi làng là một pháo đài chiến đấu với hệ thống phòng ngự liên hoàn, có hào giao thông, hầm trú ẩn, có công sự chiến đấu, bên ngoài kiên cố hàng rào được Nhân dân Vĩnh Tường thực hiện tốt, trong đó xây dựng làng kháng chiến Đại Đồng làm điểm nhân rộng ra toàn huyện. Qua phong trào, “Tỉnh Vĩnh Yên đã bình chọn, xếp loại tặng thưởng giải nhất cho làng kháng chiến Minh Đức, thứ nhì làng Tuân Chính, thứ ba làng Cao Đại” . Đây là niềm tự hào của quân và dân Vĩnh Tường, tạo ra nhân tố mới cho cuộc kháng chiến.
Sau thất bại trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp đã mở các cuộc hành quân càn quét vào địa bàn huyện Vĩnh Tường. Ngày 8/11/1948, chúng ném bom thôn Hòa Loan (xã Lũng Hòa ngày nay), Trưng Trắc (xã Yên Lập ngày nay) và xã Cao Đại. Chúng còn cho hơn 600 quân nhảy dù xuống ga Trống (xã Việt Xuân ngày nay), đồi Me (Trưng Trắc), đồi Mơ (Lũng Hòa) và hơn 100 quân nhảy dù xuống đồi Cao (xã Bộ Lĩnh, nay là xã Bồ Sao); dùng tàu thủy ngược dòng sông Hồng bắn đại bác vào các làng xã: Vĩnh Ninh, Phú Đa; cho quân từ Sơn Tây vượt sông Hồng sang cướp phá ở các thôn: Kim Xa, Duy Bình (xã Vĩnh Ninh), Khách Nhi, An Lão (xã Vĩnh Thịnh)… Trước tình hình đó, trong hai tháng 11 và tháng 12/1948, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực và dân quân du kích xã Cao Đại, Minh Đức, Tân Cương, Tuân Chính, An Tường, Bộ Lĩnh, Đại Đồng, Bình Dương, Vũ Di đã tổ chức đánh địch 16 trận lớn nhỏ. Tiêu biểu là trận đánh vào vị trí Bạch Hạc đêm ngày 29/11/1948 đã tiêu diệt 11 tên địch, phá 01 đại bác, bắn hỏng 01 ca nô, 01 súng cối 60 ly, 01 súng máy, buộc địch phải rút quân sang Việt Trì. Thắng lợi này có ý nghĩa to lớn, củng cố và nâng cao niềm tin tưởng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong huyện.
Ngày 18/8/1949, thực dân Pháp tập trung 3.000 quân mở cuộc hành quân Canigu ào ạt tiến công đánh chiếm hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên; trong đó, mũi thứ hai quân địch vượt sông Hồng đánh vào Cao Đại, Bộ Lĩnh và mũi thứ ba tiến theo đường 13 đánh vào Vĩnh Thịnh, Quảng Cư, Đội Cấn, Bình Dương và càn quét các xã phía Nam Vĩnh Tường rồi vào thị xã Vĩnh Yên. Tại Vĩnh Tường, Đại đội Lê Xoay (bộ đội địa phương) đã cản phá quyết liệt cuộc càn quét của địch vào Thổ Tang, Đại Đồng, Cao Đại, Tuân Chính, Đội Cấn, tiêu diệt nhiều địch. Chỉ tính riêng trận đánh ở Thổ Tang đã diệt 35 tên và làm bị thương nhiều tên khác. Tại xã Hoàng Xá (xã Kim Xá ngày nay), Đại đội Phạm Hồng Thái tổ chức trận phục kích bằng địa lôi diệt 31 tên địch… Đặc biệt, đêm ngày 13/6/1950, Tiểu đoàn 64 (bộ đội của tỉnh) phối hợp dân quân du kích của huyện Vĩnh Tường tổ chức tiến công đồn Sơn Kiệu-một điểm chốt giữ của địch trên quốc lộ 2 thuộc huyện Vĩnh Tường. Sau mấy tiếng chiến đấu, đồn Sơn Kiệu bị tiêu diệt. Đây là dấu mốc quan trọng mở đầu cho hàng loạt chiến công của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày chiến thắng Sơn Kiệu-ngày 13/6/1950 trở thành ngày truyền thống của lưc lượng vũ trang nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc .
Cùng với các hoạt động vũ trang, huyện Vĩnh Tường còn đẩy mạnh phong trào phá tề, trừ gian và thu được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều tên phản động ác ôn ở các xã Tứ Trưng, Bình Dương, Minh Đức, Tuân Chính đã bị trừng trị, hơn 20 ban tề bị giải tán. Khu du kích của huyện Vĩnh Tường nối liền từ các xã và khu du kích các huyện Yên Lạc, Yên Lãng, tạo điều kiện thuận lợi để quân và dân ta mở chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.
Sau những thắng lợi vang dội của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực hiện chủ trương hoạt động phối hợp với chiến trường chính với phương châm: “Phải hoạt động mạnh hơn nữa, nhằm vào nơi địch sơ hở mà tiêu diệt, tranh thủ củng cố cơ sở, phối hợp đắc lực với Điện Biên Phủ” ; trên địa bàn huyện Vĩnh Tường đã tổ chức phối hợp đánh nhiều trận lớn nhỏ, gây thiệt hại cho thực dân Pháp. Đó là chiến thắng của du kích xã Đội Cấn, Tam Phúc, Tứ Trưng trên đường Quảng Cư-An Cát; du kích các xã Minh Đức, Cao Đại, Bình Dương, Đội Cấn đã hạ bốt Hạ Chuế, Đại Định, Vân Ổ… Cùng với đó, huyện Vĩnh Tường đã huy động số người tình nguyện vào các đội dân công phục vụ chiến dịch. Các xã Minh Đức, Tuân Chính, Ngũ Kiên… huy động được từ 150 đến 200 người. Mặt khác, Nhân dân còn duy trì và đẩy mạnh sản xuất giúp nhau tổ chức đời sống, khắc phục hậu quả sau các trận càn và ra sức chi viện sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết và theo quyết định của hội nghị Quân sự Trung Giã (Đa Phúc) ngày 27/7/1954, quân địch còn lại ở ba điểm thuộc các bốt Toa Đen, Phú Thịnh, Quảng Cư phải rút hết. Quê hương Vĩnh Tường hoàn toàn được giải phóng.
Trong chín năm trường kỳ kháng chiến, quân và dân Vĩnh Tường đã anh dũng chiến đấu, bám đất, bám làng và phối hợp tổ chức đánh địch gần 200 trận, tiêu diệt gần 2.000 tên và bắt sống, gọi hàng 1.000 tên địch; thu nhiều vũ khí, phá hủy hàng chục xe cơ giới và phương tiện chiến tranh khác của địch. Đồng thời, huyện Vĩnh Tường đã có nhiều đóng góp không nhỏ về cả sức người, sức của cùng cả nước làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp xâm lược. Có 4.200 người con quê hương tham gia bộ đội và hơn 10.000 lượt người đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Và toàn huyện có 1.029 người con đã anh dũng hy sinh, nhiều người là thương bệnh binh trở về quê hương tiếp tục cống hiến. Vượt lên khó khăn, Nhân dân Vĩnh Tường vừa chiến đấu, vừa sản xuất để huy động hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Lịch sử sẽ còn ghi đậm nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng của những người con quê hương Vĩnh Tường đã nêu tấm gương sáng của người chiến sỹ cộng sản như Bí thư Huyện ủy Trần Minh Chưng, Nguyễn Dược; là chiến sỹ thi đua toàn toàn quốc của Bí thư Huyện ủy Lê Đình Bát và Lê Anh Cường là chiến sỹ thi đua toàn quân. Trong đó, người chiến sỹ công binh Chu Văn Khâm (xã Thượng Trưng) được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… Những chiến công vẻ vang, hào hùng đó còn in đậm trong ký ức kháng chiến của quân và dân huyện Vĩnh Tường hôm nay và mai sau.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Nhân dân huyện Vĩnh Tường bước vào thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa gowin99 vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong những ngày đầu củng cố chính quyền, khôi phục kinh tế và cải cách ruộng đất, giữa khó khăn do chiến tranh tàn phá nhưng người dân Vĩnh Tường vẫn dành tình cảm thân thương đối với đồng bào miền Nam ruột thịt. Huyện đã đón nhận hàng trăm cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết, giúp đỡ ổn định đời sống bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa như: Góp 362.610 đồng, 5.452 kg thóc, 579 kg gạo, 375 cây tre, xây dựng 319 gian nhà cùng nhiều vật dụng sinh hoạt và dành 104 mẫu ruộng cho đồng bào miền Nam tập kết sản xuất.
Để khôi phục sản xuất, phong trào xây dựng tổ đổi công tiếp tục được đẩy mạnh ở Vĩnh Phúc, trong đó, xã Chấn Hưng huyện Vĩnh Tường là một trong những nơi có phong trào tổ đổi công phát triển mạnh. Tháng 5/1956, một đoàn cán bộ Trung ương và tỉnh đã về xã Chấn Hưng xây dựng thí điểm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên ở Vĩnh Phúc tại xóm Xuôi. Từ kinh nghiệm thí điểm ở xã Chấn Hưng, sang năm 1957, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp tục xây dựng thêm bốn hợp tác xã mới. Ngay từ những ngày đầu xây dựng, xã Chấn Hưng luôn được xếp vào loại khá và là một trong 4 hợp tác xã điển hình toàn quốc trong phong trào hợp tác xã nông nghiệp.
Ngày 25/01/1961, hợp tác xã Lạc Trung, xã Bình Dương là hợp tác xã điển hình về trồng cây của tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Khi nói chuyện với đông đảo bà con hợp tác xã Lạc Trung, Bác nói: “Chủ nghĩa gowin99 là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ. Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải hăng hái trồng cây. Mọi người cố gắng trồng nhiều cây thì trong sáu, bảy năm nữa, cả làng sẽ có đủ cây để làm nhà mới” . Sau một năm Bắc Hồ về thăm, ngày 25/01/1962, hội nghị trồng cây toàn miền Bắc được tổ chức tại huyện Vĩnh Tường. Đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì. Sự kiện này đã có tác động tích cực tới phong trào sản xuất nói chung và phong trào trồng cây nói riêng của huyện Vĩnh Tường và tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, nhiều hợp tác xã trong tỉnh đã đăng ký thi đua với Lạc Trung, phong trào “Ông trồng, cháu chăm” diễn ra sôi nổi ở khắp các địa bàn nông thôn miền núi và đồng bằng.
Phong trào thi đua nối tiếp nhau đã tạo không khí hăng hái lao động sản xuất ở khắp các miền quê của Vĩnh Tường với 108 hợp tác nông nghiệp bậc cao. Năng suất lao động ở các hợp tác xã tăng khá. Vụ mùa năm 1964, năng suất lúa của huyện Vĩnh Tường đạt gần 4 tấn/ha, vượt kế hoạch trên 10%. Chính vì vậy, trong bài báo “Hai huyện đáng khen” đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 9/12/1964 với bút danh T.L Hồ Chủ tịch đã viết: “Vụ mùa năm nay, ở các tỉnh có một số hợp tác xã đã gặt được mỗi mẫu tây từ 3 đến 4 tấn thóc. Đó là những cố gắng đáng khen. Nhưng đáng khen hơn cả là hai huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) và Lâm Thao (Phú Thọ). Huyện Vĩnh Tường đã gặt được bình quân hơn 30 tạ thóc một mẫu tây, đã hoàn thành tốt nghĩa vụ lương thực và bán thóc theo giá khuyến khích vượt mức 500 tấn, tức là nhiều gấp 4 lần vụ mùa năm ngoái” .
Tháng 6/1965, hội nghị thâm canh tăng năng suất lúa toàn miền Bắc họp tại Vĩnh Tường đã khẳng định: Vĩnh Tường là huyện nhiều năm đạt năng suất lúa cao và dẫn đầu của tỉnh, đặc biệt là năm 1964 đạt 2.853 kg/mẫu bắc bộ đạt cao nhất toàn miền Bắc. Với thành tích trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen hợp tác xã thôn Thượng (xã Tuân Chính) có ghi: “Trong mấy năm qua, thôn Thượng đã cố gắng xây dựng tốt hợp tác xã, áp dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến cho nên đã đạt được năng suất lúa khá cao. Năm 1965, năng suất lúa cả năm đạt được 6.500 kg/ha. Do đó, đời sống xã viên đã được cải thiện, hợp tác xã đã bán thóc theo giá khuyến khích cho Nhà nước nhiều hơn năm 1964. Như vậy là tốt” . Sau này, Người còn viết nhiều bài báo đăng trên Báo Nhân dân ngợi khen Lạc Trung về thành tích trồng cây. Đó là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của huyện Vĩnh Tường mà là của Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho mãi đời sau.
Trong vụ đông xuân năm 1966, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chọn huyện Vĩnh Tường làm thí điểm việc khoán đến hộ xã viên ở các hợp tác xã Thượng Trưng, thôn Thượng, Hòa Loan, Yên Trù. Kết quả thu được rất khả quan, năng suất lúa tại thôn Thượng đạt trên 7 tấn/ha. Từ kinh nghiệm tại huyện Vĩnh Tường, ngày 10/9/1966, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TU “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác hiện nay”.
Những điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường luôn là điểm sáng để các địa phương học tập, noi theo, tiêu biểu như phong trào trồng cây, chăn nuôi, làm phân, làm thủy lợi ở Vĩnh Phúc đã được nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) ca ngợi bằng 4 câu thơ:
“Phù Lập làm phân thật khác thường
Phương Trù thủy lợi đáng nêu gương
Chăn nuôi tập thể Hòa Loan giỏi
Cây rợp bên đường bóng Lạc Trung”
Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, huyện Vĩnh Tường còn tích cực huy động Nhân dân tham gia 15 đợt làm công sự chiến đấu, đào hàng ngàn hầm hào các loại, đóng góp 15.162 cấy tre, nứa, gỗ và 2.250 kg lá mía để các đơn vị bộ đội xây dựng trận địa tên lửa, trận địa pháo bảo vệ cầu Việt Trì, phà Vĩnh Thịnh, các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh. Trong 4 năm (1965-1968), Nhân dân Vĩnh Tường đã đóng góp 31.652 ngày công, đào đắp 38.121 m2 đất để xây trận địa, làm lán trại và mở đường cho bộ đội. Đồng thời, huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ nơi ăn, chốn ở, đảm bảo an toàn cho nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương tới sơ tán như Bộ Nội Thương, Trường Trung cấp Thương Nghiệp, Trường Trung cấp Thủy lợi... Địa phương đã bổ sung 4.077 thanh niên nhập ngũ và đi thanh niên xung phong phục vụ cho các chiến trường cả nước.
Vĩnh Tường đã tích cực vừa lao động sản xuất, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam như: Năm 1973 chi viện 5.762 tấn lương thực và năm 1974 là 9.077 tấn; trung bình mỗi năm huyện đóng góp 470 tấn thịt lợn, 32 tấn gia cầm và 50 tấn cá. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Vĩnh Tường đã tiễn đưa 29.600 lượt thanh niên lên đường nhập ngũ và 2.800 người tham gia lực lượng thanh niên xung phong; đóng góp cho tiền tuyến 380.000 tấn lương thực, 14.000 tấn thực phẩm và hơn 12 triệu ngày công phục vụ chiến đấu. Nhiều người con quê hương đã hy sinh anh dũng hoặc để lại một phần xương máu trên khắp các chiến trường cả nước, trong đó có 2.242 liệt sỹ. 1.395 thương binh và 481 bệnh binh... Những đóng góp về sức người, sức của đã góp phần quan trọng cùng Nhân dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975.
Có thể nói, trong lao động sản xuất cũng như trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nhiều người con Vĩnh Tường đã làm sáng ngời truyền thống của quê hương như Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Xuân (xã Ngũ Kiên), anh hùng Nguyễn Văn Thực (xã Tam Phúc), anh hùng Bùi Anh Tuấn (xã Thượng Trưng), anh hùng Nguyễn Văn Thoa (xã Cao Đại), anh hùng lao động Nguyễn Văn Tần (xã Bình Dương)... Đó sẽ mãi là tấm gương sáng để các thế hệ người dân tự hào, nhất là thế hệ trẻ Vĩnh Tường hôm nay và mai sau học tập, noi theo, tô thắm thêm truyền thống anh hùng của quê hương.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Hòa trong niềm vui chung của đất nước, Nhân dân Vĩnh Tường bước vào công cuộc xây dựng quê hương trong bối cảnh lịch sử mới có nhiều thuận lợi, khó khăn đan xen. Phát huy những thành tích đạt được và với tinh thần nỗ lực cố gắng vươn lên, huyện Vĩnh Tường đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn (1976-1985).
Trên chặng đường mới, huyện Vĩnh Tường tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế- gowin99 , trong đó thực hiện tốt cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước công tác quản lý trong nông nghiệp. Được Tỉnh ủy chọn là một trong hai huyện trọng điểm ở Vĩnh Phú, Vĩnh Tường đã nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ hợp nhất các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã có quy mô toàn xã. Từ hợp tác xã thí điểm Tứ Trưng, đến cuối năm 1976, toàn huyện Vĩnh Tường hoàn thành hợp nhất các hợp tác xã với 30 hợp tác xã, trong đó có 27 hợp tác xã toàn xã và hợp tác xã Thổ Tang có quy mô lớn nhất: 1.419 hộ, 7.500 nhân khẩu, 377 ha canh tác, 3.200 người ở độ tuổi lao động.
Để tăng nhanh nguồn lương thực và đóng góp cho Nhà nước, huyện Vĩnh Tường đã phát động phong trào thi đua giành cờ Đại hội. Nhiều hợp tác xã đã vươn lên, trở thành những điển hình tốt trên các mặt lao động, sản xuất như: Hợp tác xã Tam Phúc dẫn đầu về năng suất lúa, hợp tác xã Tứ Trưng điển hình về chăn nuôi lợn, hợp tác xã Vũ Di phát triển mạnh về chăn nuôi, hợp tác xã An Lão nhất về trồng mía, hợp tác xã Cao Đại nổi bật về trồng ngô, các hợp tác xã Yên Lập, Phú Đa đạt thành tích tốt về chăn nuôi trâu bò...
Ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178/CP hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo đó, huyện Vĩnh Tường hợp nhất với huyện Yên Lạc thành một huyện lấy tên là huyện Vĩnh Lạc. Sau khi hợp nhất, huyện Vĩnh Lạc tiếp tục tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp với việc áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, chú trọng các khâu thủy lợi, phân bón, thời vụ, giống cây trồng, chăm bón, trừ sâu bệnh... Kết quả, năm 1979, bình quân sản lượng lương thực mỗi hợp tác xã tăng 106 tấn so với năm 1978. Các hợp tác xã Đại Đồng, Yên Bình, Kim Xá, Thổ Tang, Nghĩa Hưng, Tam Phúc... trở thành những xã có phong trào làm vụ đông khá tốt. Vì vậy, sản lượng lương thực quy ra thóc hằng năm của tỉnh đạt trung bình 340.000 tấn. “Vĩnh Lạc là huyện trọng điểm, chiếm một nửa diện tích cấy lúa của tỉnh Vĩnh Phú, đồng thời có diện tích cây mía đứng đầu tỉnh. Năm 1979, hợp tác xã Tứ Trưng tăng tới 280 tấn, trở thành một trong bốn lá cờ đầu về sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh Vĩnh Phú” .
Với những kết quả đáng ghi nhận đạt được, tháng 5/1980, Bộ Nông nghiệp do đồng chí Võ Chí Công trực tiếp chỉ đạo thực hiện khoán sản phẩm cho lao động trong một số đội sản xuất ở hợp tác xã Thổ Tang và hợp tác xã Đồng Văn. Theo cách này, hộ xã viên làm 3 khâu là gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch; hợp tác xã chịu trách nhiệm các khâu giống, phân bón, nước, làm đất và bảo vệ thực vật. Phương thức khoán mới phát huy tác dụng. Đây chính là một trong những cơ sở để Đảng ra Chỉ thị số 100-CT/TW sau này.
Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100-CT/TW về “Cải cách công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, “huyện trọng điểm lúa Vĩnh Lạc có 38/45 hợp tác xã đã thực hiện khoán, trong đó có 37.415 hộ nhận khoán (95% số hộ) và 48.920 lao động (80% số lao động) nhận khoán, tới 95,7% diện tích cấy lúa được nhận khoán. Tháng 6/1981, Ban Nông nghiệp Trung ương cùng Tỉnh ủy kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 100-CT/TW tại huyện Vĩnh Lạc. Thực tế tìm hiểu kết quả thực hiện khoán sản phẩm ở các hợp tác xã Tuân Chính, Chấn Hưng, Vũ Di và huyện Lập Thạch cho thấy việc thực hiện khoán sản phẩm có nhiều mặt tích cực...” . Đến năm 1982, trồng trọt tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Sản lượng lương thực của cả huyện vượt kế hoạch 9%, tăng 12,6% so với năm 1981.
Với những kết quả đạt được, sáng ngày 27/7/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về thăm huyện Vĩnh Lạc. Nói chuyện với gần 200 cán bộ chủ chốt tại hội trường của huyện, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: “Huyện Vĩnh Lạc là huyện trọng điểm lúa của tỉnh đã có những tiến bộ rất đáng phấn khởi, tiến bộ là tốt nhưng chưa đủ, phải làm cho thật tốt hơn... phải tiến lên thành một huyện nông-công nghiệp có những điển hình tốt đối với tỉnh Vĩnh Phú, đồng thời còn là điển hình tốt đối với cả nước” .
Bên cạnh sản xuất lương thực, huyện Vĩnh Lạc còn phát triển mạnh phong trào chăn nuôi cả tập thể và hộ gia đình, thực hiện tốt nghĩa vụ thực phẩm với Nhà nước. Các hợp tác xã Tứ Trưng, Thổ Tang, Thượng Trưng, Vũ Di, Vĩnh Thịnh, Cao Đại, Ngũ Kiên được coi là những đơn vị sản xuất có phong trào chăn nuôi phát triển khá trong huyện. Tiêu biểu là hợp tác xã Yên Lập được Viện chăn nuôi thú y Trung ương giúp đỡ đã lai tạo thành công 24 con trâu lai F1, năm 1979 lai tạo thành công 78 con trâu lai F1, F2. Bình quân mỗi năm sản xuất 4.500 kg sữa. Với thành tích trên, năm 1979, Bộ Nông nghiệp và Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Quy đã về thăm, tặng cờ cho xã Yên Lập. Phát huy thế mạnh của địa phương, huyện Vĩnh Lạc đã thực hiện có hiệu quả việc khoán trong chăn nuôi trâu bồ theo 4 chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật là tăng trọng, cày kéo, sinh sản, chi phí và phân bón, tiêu biểu là 4 hợp tác xã Thổ Tang, Vũ Di, Tứ Trưng, Ngũ Kiên. Đến năm 1985, hợp tác xã Thổ Tang thực hiện khoán quản chăn nuôi trâu bò vượt cả 4 chỉ tiêu đề ra, 120/160 hộ nuôi trâu bò vượt khoán. Hợp tác xã Tứ Trưng được phong tặng danh hiêu Anh hùng lao động...
Không chỉ có kinh tế nông nghiệp phát triển, công tác gowin99
- gowin99 , quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở huyện Vĩnh Lạc tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh và của đất nước. Trong đó, ngành giáo dục Vĩnh Lạc đạt được những kết quả tốt theo tinh thần Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục và trở thành một trong những đơn vị khá nhất của tỉnh Vĩnh Phú.
Trong công tác quân sự địa phương, huyện Vĩnh Lạc luôn là đơn vị thực hiện tốt các chỉ tiêu cấp trên giao. Khi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, cùng với Nhân dân trong tỉnh, huyện Vĩnh Lạc đã huy động sức người, sức của phục vụ công tác phòng thủ biên giới và cung cấp hàng hóa, lương thực cho bộ đội, đồng bào các tỉnh biên giới. Từ ngày 31/3 đến ngày 17/8/1979, 19 xã của huyện Vĩnh Lạc đã ủng hộ đồng bào Hoàng Liên Sơn nhiều đồ dùng học tập cho học sinh. Trong năm 1979, huyện Vĩnh Lạc đã huy động 2.470 thanh niên xung kích lên xây dựng phòng tuyến biên giới ở Hoàng Liên Sơn, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Năm 1980, Vĩnh Lạc là một trong bốn đơn vị điển hình về công tác quân sự địa phương của tỉnh Vĩnh Phú .
Trong 10 năm (1976-1985), Nhân dân huyện Vĩnh Tường sau đó là huyện Vĩnh Lạc đã có nhiều nỗ lực phấn đấu vươn lên cùng cả nước hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gowin99 chủ nghĩa. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, nhưng Nhân dân Vĩnh Tường mãi tự hào là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện cơ chế khoán mới. Việc thí điểm khoán mới thành công ở các xã Thổ Tang, Chấn Hưng, Kim Xá, Tân Tiến, Yên Bình, Tam Phúc, Đại Đồng đã thể hiện rõ tính năng động, nhạy bén của người dân nơi đây; đồng thời là một trong những cơ sở thực tiễn để Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW, mở ra một thời kỳ mới trong sản xuất nông nghiệp trên cả nước.
Nhìn lại chặng đường 40 năm (1945-1985), Nhân dân Vĩnh Tường luôn phát huy tinh thần cách mạng tiến công cùng cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là 9 năm “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, 21 năm vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa gowin99 , vừa chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và 10 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Vĩnh Tường luôn có những đóng góp không nhỏ về cả sức người, sức của vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng dân tộc nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Mỗi người dân Vĩnh Tường có thể tự hào về những trang sử hào hùng, vinh quang của quê hương, là sức mạnh để xây dựng Vĩnh Tường ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh.
Vĩnh Phúc: Những đóng góp to lớn của Vĩnh Tường trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng, bảo vệ tổ quốc gowin99 chủ nghĩa
06:26 12/12/2022
Sau đây là tham luận của tác giả Bùi Thị Huyền - Trường THPT Trần Phú (Vĩnh Phúc) "Những đóng góp to lớn của Vĩnh Tường trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng, bảo vệ tổ quốc gowin99 chủ nghĩa" tổ chức ngày 22/08/2022, nhân kỷ niệm “ 200 năm Danh xưng Vĩnh Tường (1822-2022)”.