link tải gowin99 mới nhất

Vĩnh Phúc: Giai thoại về Hồ Xuân Hương trên đất Vĩnh Tường

Sau đây là tham luận của PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn - Nguyên Phó Viện Trưởng, nguyên Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu văn học “Giai thoại về Hồ Xuân Hương trên đất Vĩnh Tường” tổ chức ngày 22/08/2022, nhân kỷ niệm “ 200 năm Danh xưng Vĩnh Tường (1822-2022)”.
ho-xuan-huong-1669727610.png 
 

Trong bài giới thiệu khái quát Sức sống thơ Hồ Xuân Hương và việc tiếp nhận, chúng tôi đã thống kê bước đầu và thấy có tới bảy, tám tác giả sinh vào những năm tháng khác nhau, sống ở những vùng quê khác nhau và có cảnh đời khác nhau. Với những đóng góp đặc sắc vào di sản thi ca truyền thống dân tộc, Hồ Xuân Hương được tôn vinh là "Bà chúa thơ Nôm", "nhà thơ cách mạng", "ngọn hải đăng", "người lạ mặt", "nữ sĩ bình dân", "thiên tài huê nguyệt", "hào hoa và ngạo nghễ", "một chủ nghĩa nhân đạo kiệt xuất và thơ trữ tình tình yêu rực rỡ",... Tuy phần thơ ca được tôn vinh là thế song việc xác định tiểu sử cuộc đời Hồ Xuân Hương vẫn là "cuộc tìm kiếm giữa màn sương huyền thoại" (Vương Trí Nhàn), "Có nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay không ?" (Hồng Tú Hồng), "Có chăng một bà Hồ Xuân Hương ?" (Lữ Hồ), "Thử tìm tên thật của Hồ Xuân Hương" (Nam Trân), "Hồ Xuân Hương có quan hệ họ hàng gì với Nguyễn Huệ không ?" (Đào Thái Tôn), "Hồ Xuân Hương có thực không và nàng lấy ai ?" (Lê Xuân Sơn), "Phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở đâu ?" (Ngô Cường), "Hồ Xuân Hương sinh vào khoảng giữa thế kỷ XVIII hay đầu thế kỷ XIX ?" (Trần Tường), "Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long" (Hoàng Xuân Hãn), "Có một Hồ Xuân Hương khác" (Hoàng Tiến) ... Có thể nói đây là vấn đề "mở", tư liệu ngày càng phong phú, song trước sau vẫn cứ là đi vào ngõ cụt lấp đầy sương mù và cũng là điều kiện cho việc nảy sinh nhiều giai thoại, truyền thuyết, dã sử liên quan đến đời và thơ Hồ Xuân Hương...
Trong tình hình tư liệu hiện nay, xin tạm kiểm kê xem có bao nhiêu chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương, có bao nhiêu những giả thiết chứa đầy mâu thuẫn, khác biệt và trái ngược nhau về cuộc đời được gọi là của Hồ Xuân Hương?
- Có một Hồ Xuân Hương sinh khoảng 1735-1739. Bà này đáng bậc tuổi bà, tuổi mẹ Phạm Đình Hổ (1768-1839) nên không có chuyện bỡn cợt với nhau được .
- Có một Hồ Xuân Hương cũng sinh khoảng năm 1770 nhưng là con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783), người anh em họ của Hồ Phi Diễn (theo Trần Thanh Mại và Đào Thái Tôn,...) .
- Có một Hồ Xuân Hương sinh khoảng năm 1772, con của Hồ Phi Diễn (1703-1786), quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An (theo Dương Quảng Hàm, Trương Tửu, Văn Tân, Thanh Lãng, Hồ Tuấn Niêm, Nguyễn Lộc, Hoàng Xuân Hãn,...), tác giả của những bài thơ Nôm truyền tụng . Định hướng quan điểm này được coi là chính thống.
- Có một Hồ Xuân Hương sinh khoảng năm 1770 từng là bạn tình của các ông Nguyễn Du (1766-1820), Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ, Hiệp trấn Sơn Nam thượng họ Trần (Ngọc Quán), Hiệp trấn Sơn Nam hạ họ Trần (?), có thơ bỡn cợt với Chiêu Hổ (Phạm Đình Hổ) và là vợ Tham hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển (?-1819),... 
- Có một Hồ Xuân Hương là vợ kế cử nhân Phạm Viết Đại        (1802-1842). Ông này từng làm quan ở các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Sơn Tây và có làm Tri phủ Vĩnh Tường . 
- Có thể Hồ Xuân Hương còn từng lấy tổng Cóc hoặc làm vợ lẽ một ông phủ Vĩnh Tường nào khác... 
- Có một Hồ Xuân Hương có quan hệ với Cao Bá Quát (1809-1855), "một tài nữ và một tài tử của Thăng Long" ... 
- Có một Hồ Xuân Hương qua đời khoảng năm 1822, hoặc năm 1833, trước khi Tùng Thiện Vương Miên Thẩm làm thơ (1842) đã nhắc đến nấm mộ tài nữ Xuân Hương.
- Theo văn bản Xuân đường đàm thoại, có một Hồ Xuân Hương mất năm Kỷ Tỵ, Tự Đức thứ 22 (1869) , v.v…
Có sự không nhất trí như trên là do chưa có được những nguồn tư liệu khoa học đáng tin cậy và điều đó đặt ra cho việc nghiên cứu văn bản thơ Hồ Xuân Hương những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Tuy nhiên, qua hơn một thế kỷ kiếm tìm, kết quả cuối cùng rồi lại xoay tròn trở về điểm khởi đầu: Hồ Xuân Hương căn bản là tác giả của dòng thơ Nôm truyền tụng, trong khi bộ phận thơ chữ Hán được sưu tầm, công bố sau này lại chưa đáng in cậy …
    Có thể nói một phức hợp những vấn đề tiểu sử, thân thế, tình hình văn bản thơ khiến cho khả năng dân gian hóa hình tượng Hồ Xuân Hương càng trở nên tiềm tàng và thuận lợi hơn bao giờ hết. Nói riêng vấn đề giai thoại về Hồ Xuân Hương trên đất huyện Vĩnh Tường được xem như một hệ thống giai thoại, truyện dân gian có tính tương đồng, bình đẳng với các vùng miền khác. Tuy nhiên, trên thực tế, bằng chứng có ý nghĩa dấu nối, đứng đầu bảng về chứng cứ các giai thoại trên đất Vĩnh Tường lại xoay quanh hai bài thơ Khóc Tổng Cóc và Khóc ông Phủ Vĩnh Tường của Hồ Xuân Hương thuộc dòng thơ Nôm truyền tụng…
Trước hết, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến trong truyện ký Giai nhân di mặc (1916) cho rằng nhân vật Tổng Cóc ở về vùng Hồ Tây (Hà Nội), giữ chức Cai tổng, góa vợ, sau lấy nữ sĩ Xuân Hương vẫn ham mê cờ bạc đến khuỵnh gia bại sản, ốm rồi chết. Đây là một giai thoại liên quan đến sự ra đời bài thơ Khóc Tổng Cóc và được Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến tưởng tượng, chắp nối, dẫn giải: “Tổng Cóc bấy giờ mới biết mình nằm mơ. Vì đêm hôm trước anh ta thua canh bạc to, phải viết giấy gán mất cả ruộng nương, vậy khi về còn mê mẩn, rồi lo nghĩ tiếc của thành bệnh, một ngày một yếu dần đi, thuốc thang mãi cũng không khỏi, một hôm tự nhiên ngất đi mà chết. Xuân Hương than khóc, có thơ như sau này:
                Hỡi chàng ôi! Hỡi chàng ôi!
                Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
                Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhẻ,
                Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Xuân Hương từ khi tổng Cóc mất rồi, nghĩ mình duyên phận chẳng ra gì, đã phải chiều lòng mẹ bước chân đi lấy chồng, ngờ đâu trong mấy tháng trời, duyên chửa bén duyên, mà đã mang tiếng là hồng nhan bạc phận. Vậy lại về nhà nuôi mẹ, để trọn chữ hiếu là hơn” … 
    Khảo đính văn bản, Hoàng Xuân Hãn xác định: “Vịnh Anh cai tổng Cóc. Đây nói “vịnh” chứ không phải “khóc”. Thơ quen biết nhưng có chữ lệch lạc. Không dẫn. Thương thay chàng Cóc hỡi chàng ôi!” ... Đến chuyên gia Đào Thái Tôn đã tổng kết và bình chú: “Bài này có từ văn bản Landes 1893; Xuân Lan 1914; Đông Châu và khắc ván 1922. Tuy nhiên, ngay từ văn bản Landes, lời thơ đã chép sai khác rất nhiều. Ở phần B, câu đầu là: Ơi Chàng ơi! Ơi hỡi Chàng ôi! Cuối bài lại ghép hai câu của bài Khóc ông Phủ Vĩnh Tường: Cán cân tạo hóa rơi đâu mất. Ở phần C, bài thơ có tên là Vịnh anh Cai tổng Cóc, đây nói “vinh” chứ không phải “khóc”. Không có lời dẫn. Câu chữ lệch lạc: Thương thay chàng Cóc hỡi chàng ôi” …
    Phải đến Nguyễn Hữu Nhàn với ghi chép Làng Tứ Xã với ông Tổng Cóc và Hồ Xuân Hương mới dần rõ hơn chân dung Xuân Hương trong tương quan với hai ông Tổng Cóc – Phủ Vĩnh Tường, trong đó tập hợp cả hệ thống những giai thoại khác nhau (thân thế Tổng Cóc – Đội Kình Nguyễn Quang Hòa (quê làng Gáp, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) - lưới tình Tổng Cóc với Xuân Hương - Xuân Hương bỏ Tổng Cóc theo ông Phủ Vĩnh Tường – Bài thơ Khóc Tổng Cóc, khóc cho mối tình đã chết) … Trên tổng thể, sách Địa chí Vĩnh Tường xác định: “Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 mất năm 1822, người làng Quỳnh Đôi, xứ Nghệ”; “Bà lấy Tri phủ Vĩnh Tường, tuy cũng là làm lẽ nhưng tình yêu được trân quý. Theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông Phủ Vĩnh Tường chính là tú tài Phạm Viết Ngạn, khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập, nguyên quán ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định” … Trải qua thời gian, đến nay người dân Vĩnh Tường vẫn nhớ những giai thoại về Hồ Xuân Hương gắn kết với Tổng Cóc và ông Phủ Vĩnh Tường cũng như giai thoại câu đối. Phó Đức An xác nhận: “Hồ Xuân Hương khóc Tổng Cóc không phải khóc người quá cố. Bà khóc cho thân phận mình. Tiếc một mối tình đã mất, hờn giận, nguyền rủa anh em họ mạc nhà chồng cũng bằng cách nói chữ nghĩa ám chỉ dòng giống cóc, nhái. Tổng Cóc tên thật là Kình, vì làm chức Phó tổng nên gọi là Tổng Kình. Có lẽ là con nhà hiếm, ngày xưa có tục gọi bằng cái tên xấu xí cho… dễ nuôi, cho ma quỷ khỏi quấy đảo, vì thế gọi là… thằng Cóc. Bài thơ gửi ông Tổng Cóc khi ông đang sống chứ không phải khóc người chết như nhiều người hiểu lầm… Tổng Cóc bén duyên Hồ Xuân Hương cũng từ văn chương. Dịp tết nọ, Cóc và một số nho sinh đến mừng tuổi thầy. Hồ Xuân Hương ra một vế đối mời “các anh” đối: “Tối Ba Mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới”. Trong khi các anh khóa đang còn bí, Cóc ta đối: “Sáng Mồng Một mở then tạo hóa để cho thiếu nữ rước Xuân vào”… Tổng Cóc dò la được vợ về Vĩnh Tường, đang ở trong dinh quan phủ. Tổng Cóc mò xuống phủ, lân la chờ cơ hội gặp được người giúp việc nhà quan phủ để hỏi dò. Nàng đã làm lẽ quan phủ, đẻ được một con gái nhưng đứa bé chết yểu. Cuối cùng lại một lần nữa hạnh phúc tan vỡ, Hồ Xuân Hương bỏ về Thăng Long, mở trường dạy học, mở quán, tìm niềm vui ở ven hồ Tây” .
Bài thơ Khóc ông Phủ Vĩnh Tường của Hồ Xuân Hương có nhiều tên gọi khác nhau: Khấp Vĩnh Tường quan, Khấp quan Phủ, Điếu quan phủ Vĩnh Tường, Khấp phu quân Vĩnh Tường phủ quan, Hồ Xuân Hương khấp Vĩnh Tường phủ Tri phủ, Khấp phu vi Vĩnh Tường Tri phủ, Vô đề 10... Không kể các dị bản, những xuất nhập về câu chữ cũng như quá trình chuyển hóa văn học dân gian – văn học viết – dân gian – bác học – dân gian, xin tạm dẫn văn bản bài thơ theo thông tin trong bài viết “Quán thơ” Hồ Xuân Hương - Con dâu "phủ Vĩnh Tường" sắp thành hiện thực: “Nói đến chiều sâu gowin99 Vĩnh Tường không thể không nhắc tới thi sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương “Bà chúa thơ Nôm” cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, từng là con dâu của huyện nhà, trong áng thơ nổi tiếng từng than thân, trách phận khi chồng qua đời, góp phần để mọi người biết tới Vĩnh Tường, nhan đề Khóc ông Phủ Vĩnh Tường:
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi.
Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất,
Miệng túi càn khôn khép lại rồi.
Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc,
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi! 
    Từ đây, vấn đề giai thoại về Hồ Xuân Hương trên đất huyện Vĩnh Tường đã có điểm tựa, có cội nguồn, có chứng lý, có sự liên thông, mở ra các phương diện: Hồ Xuân Hương là ai, ở đâu, quan hệ thế nào với ông phủ Vĩnh Tường? Nhìn rộng ra, ông phủ Vĩnh Tường là ai, tiểu sử, quê hương bản quán, cuộc đời và cơ duyên đến với Hồ Xuân Hương?...
Trước hết, trong mối quan hệ đời và thơ, tác giả và văn bản tác phẩm, Hoàng Xuân Hãn ghi nhận có hai bài Khóc ông Phủ Vĩnh Tường, xếp vị trí thứ tư trong tập Hồ Xuân Hương thi tập 春香詩集:
“4) Khóc ông Phủ Vĩnh Tường. Đặc biệt là đây có hai bài, có dẫn ngắn: “Quan phủ Vĩnh Tường là hưu quan cáo lão về nhà mà mất. Xuân Hương đau xót làm thơ mà khóc: Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi…
5) Lại có một bài: 
Tiếng tiêu văng vẳng ở trên phom,
Cái nầy giữ mãi đến già tom…
Ông phủ Vĩnh Tường quê ở Trà Lũ, chết tại chức, chứ không có về hưu” …
    Tròn mười năm sau, chuyên gia Đào Thái Tôn tổng kết và bình chú bài Khóc ông Phủ Vĩnh Tường: “Tất cả các văn bản khảo sát đều chép bài này: Landes 1893, các bản khắc ván (1909, 1914, 1921, 1922; Xuân Lan 1914, Đông Châu, Văn đàn bảo giám, 1926, sách Đăng khoa lục sưu giảng (A. 234) chép bài này như sau:
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
Võng giá nghênh ngang xếp cả rồi.
Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.
Vướng chân trong ngục ôm lòng khóc,
Chảy máu trên tay mỉm miệng cười,
Phú quý công danh thôi phó trả,
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!
    Còn Bách liêu thi văn tập (A.553) lại chép câu 2 là: Trống giục chuông đưa biết mấy hồi…  Về bài thơ này, nếu đây là thơ khóc một viên quan đương chức, làm tri phủ Vĩnh Tường thì rõ ràng là không phải thơ của Hồ Xuân Hương. Vì mãi đến năm Minh Mệnh thứ ba (1822), phủ Tam Đới mới đổi tên thành phủ Vĩnh Tường. Điều này không phù hợp với chi tiết Xuân Hương đã là vợ góa ông Tham hiệp xứ Yên Quảng năm 1919. Bởi lúc ấy Xuân Hương đã luống tuổi, không thể nào “khóc chồng” như thế” … 
    Tiếp đến nhà thơ Trần Nhuận Minh xác nhận mối quan hệ vợ chồng – Hồ Xuân Hương nhưng đi xa hơn, tỏ ý nghi ngờ chủ nhân bài thơ khóc chồng: “Trần Phúc Hiển chết năm 1819, 3 năm sau, năm 1822, phủ Tam Đới mới được vua Minh Mạng cho đổi tên thành phủ Vĩnh Tường. Vậy trước đó 3 năm đã có phủ Vĩnh Tường đâu, và bài Khóc ông Phủ Vĩnh Tường, từ 3 năm trước, chả phải là điều vô lí lắm sao. Hồ Xuân Hương mất năm 1822, sau 3 năm mãn tang chồng thì “chết theo chồng”. Chưa bàn cái việc bà vợ khóc chồng bị án tử hình mà khóc cái “cán cân tạo hóa” của ông “rơi đâu mất” còn cái “miệng túi càn khôn” của tôi, thì “khép lại rồi”… rất phản cảm,… chỉ nói chắc gì  trước khi mất, Hồ Xuân Hương đã biết có phủ Vĩnh Tường ở đâu… mà  khóc chồng” . 
Vào đúng trước một năm Tổ chức gowin99 , Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức kỷ niệm 250 năm sinh và 200 năm mất nữ sĩ Hồ Xuân Hương, ký giả Nghiêm Thị Hằng cho in khảo luận Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương với 5 phần: Quê hương và gia tộc - Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương "lập lá số tử vi" - Giải oan tình (Nguyễn Bình Kình - Chiêu Hổ, Tổng Cóc và Trần Phúc Hiển) - Tìm mộ Trần Phúc Hiển (Quảng Nam) - Nhân duyên ... Nghiêm Thị Hằng cũng là người khai thác, đan kết nguồn tư liệu trên đất Vĩnh Tường và cho rằng Đội Kình – Tổng Cóc cũng chính là Chiêu Hổ. Đi xa hơn, Nghiêm Thị Hằng bình luận mối tình của Hồ Xuân Hương với Đội Kình - Tổng Cóc là do nàng thơ dẫn lối bắc cầu qua, chàng Đội Kình đã cho nàng thơ thỏa lòng khao khát, qua đêm tháo khoán hội làng Trò Trám. Hội làng Trò Trám, đêm tháo khoán qua rồi, lá trầu của Hồ Xuân Hương đã có “người quệt”, hội đánh đu tiên của làng nay cọc nhổ đằng cọc, để trơ lại lỗ cọc trên nền đất. Rồi chính mối tình Xuân Hương và Đội Kình - Chiêu Hổ đã là cội nguồn, nguyên cớ cho việc ra đời ba bài thơ Xuân Hương đối và chàng Chiêu Hổ họa. Trên nền tư liệu quen thuộc, Nghiêm Thị Hằng nhấn mạnh giai thoại như một sự thật về mối quan hệ thơ ca Nguyễn Bình Kình – Đội Kình - Tổng Cóc - Chiêu Hổ: “Qua thơ của Chiêu Hổ thể hiện rõ chàng là người văn võ song toàn, cũng là người đã có vợ con, nên chàng thừa hiểu cái “hang Hùm” ấy ở đâu, nếu không có người mó “hang Hùm” thì lấy đâu ra “Hùm con”! Khi nàng thơ trách yêu Chiêu Hổ nói dối như Cuội, đấy là cái cớ để mời Chiêu Hổ đến chơi nhà Nguyệt. Thế nên chàng Chiêu Hổ đã lên chơi nhà Nguyệt, hào phóng “Cho cả cành đa lẫn củ đa”. Chờ mãi không thấy chàng Chiêu Hổ nói tới ngày cưới, Xuân Hương lại phải khích chàng rụt rè không dám. Rụt rè không phải chàng không dám, vì chàng còn phải bàn với vợ cả và vợ hai, thế nên bảo chàng là không dám thì chàng giở ngay bài con nhà võ, dùng miếng võ “ghè mãi” đến bao giờ được thì thôi” . 
Xác định hướng nghiên cứu phi truyền thống: "Đó là đặt giả thiết và bước đầu lý giải vấn đề từ sự hỗ trợ của các bộ môn còn "siêu thực" như tử vi, Kinh dịch và ngoại cảm" . Điều này dẫn đến các trạng thái tâm lý tiếp nhận “Tin thì tin, không tin thì thôi”, tùy thuộc quan niệm văn bản, khả năng, mức độ nhận thức và phụ thuộc cả niềm tin tâm linh nữa... Về văn bản bài thơ Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Nghiêm Thị Hằng cũng nghiêng về giai thoại hậu thế gán ghép cho Hồ Xuân Hương: “Còn bài thơ Khóc ông phủ Vĩnh Tường, các nhà nghiên cứu đã khẳng định không phải của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, có thể là của các nhà thơ đời sau, khi nghĩ tới nữ sĩ, người ta nghĩ tới mối tình đẹp của ông Tri phủ Tam Đới vùng đất sau này (năm 1822) được đổi tên là Phủ Vĩnh Tường, nên đã khóc thay cho Hồ Xuân Hương với người chồng duyên nghĩa 27 tháng đã phải lìa xa. Khóc cho Xuân Hương ở cái thời “Ông Phủ Vĩnh Tường” còn là ngọc chưa tì vết, cũng là xót thương cho chuyện tình của nữ sĩ”, rồi mạnh dạn ức đoán, khẳng định và đề xuất: “Từ những cứ liệu này, đề nghị Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, hãy sửa phần đời tư của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có hai người chồng là Nguyễn Bình Kình và Trần Phúc Hiển, lấy thân thế sự nghiệp của Trần Phúc Hiển  thay cho Phạm Viết Ngạn như  trích dẫn hiện nay” (!)…
Nhìn chung, giai thoại về nữ sĩ Hồ Xuân Hương trên đất huyện Vĩnh Tường đã xuất hiện và phân hóa ngay trong bộ phận văn học viết từ rất sớm. Trên thực tế, cả hai xu thế giai thoại – dân gian hóa và bác học hóa đều song song tồn tại, đắp đổi cho nhau, khơi nguồn trong nhau, vừa giao thoa vừa tích hợp, xác lập những văn bản mới, cốt truyện mới, địa danh mới, nhân vật mới. Có thể thấy hệ thống giai thoại về nữ sĩ Hồ Xuân Hương trên đất Vĩnh Tường thực sự phong phú, sinh động, liên quan tới nhiều nhân vật, sự kiện khác. Trên phương diện văn học sử, cần lưu ý rằng hệ thống giai thoại về nữ sĩ Hồ Xuân Hương trên đất Vĩnh Tường không phải là duy nhất, đúng nhất, cần được xem xét, đối xử bình đẳng với các nguồn giai thoại khác.

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()