HỒN QUÊ
Giếng làng
Cây đa, giếng nước mái đình - đó là hồn cốt quê.
Dù đã nhiều năm tôi cũng như người dân làng tôi không dùng nước giếng của làng nữa, nhưng trong tâm trí tôi hình ảnh giếng làng luôn đọng đầy trong nỗi nhớ. Hình ảnh cái giếng, gắn bó từ thời thơ bé, của mỗi con người quê tôi. Giếng Rộc Kiện.
Mít đèo
Vượt quãng đường gần trăm cây số lên thủ đô thăm ông cậu ruột. Quà quê đơn giản có hơn chục cân gạo, vài quả mít, mấy mớ rau nhà tự trồng được.
Hồn sông
Hồi đó, nhà tôi ở gần con sông Cầu thơ mộng, cũng “có chiếc cầu nhỏ cong cong” như trong lời bài hát "Chị tôi" của nhạc sĩ Trần Tiến.
Những sứ giả không may của tình yêu
Chẳng biết từ đâu ra mà chị Hương lại biết được chị Đông có người yêu . Chị đập cửa thình thình phòng tôi và Vân , lôi tuột chúng tôi đi, vừa đi chị vừa hổn hển đến ngạt thở: "Sang ngay, sang ngay chúc mừng nó. Nó có người yêu rồi", Hai đứa tôi lao bắn ra khỏi nhà , háo hức không thể tưởng tượng nổi. Thế là chị Đông cũng có người yêu như ba chị bạn cùng lớp nhỏ nhắn và xinh xắn của chị.
Ký ức quê hương
Trong ký ức của người dân quê tôi có lẽ không có gì gắn bó thân thiết hơn mái đình làng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử có lẽ người làng tôi có thể không còn nhớ rõ về vị Thành hoàng làng ,nhưng những buổi sinh hoạt cộng đồng làng chắc không thể có người nào quên được.
Nhân dịp kỷ niêm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Từ trong bóng tối vươn ra ánh sáng
Cách đây 6 năm, một buổi sáng đẹp trời, anh Nguyễn Ngọc Quế- bạn cùng quê và cùng ở Hà Nội, đến thăm tôi. Trong lúc trò chuyện về quê hương, anh hỏi tôi.