Bài viết mới nhất từ Trịnh Xuân Tiến
Tiên tắm
Rồi chúng tôi cũng có dịp gặp các nàng, cũng đang tắm tiên, cũng một bầy. Song trong hoàn cảnh hoàn toàn khác. Hồi ấy mới vào, chưa được đánh. Chỉ gùi đạn vào, rồi khiêng thương binh, tử sĩ ra. Cho D9 (tiểu đoàn 9) đang quần nhau với Mĩ bên cánh nam đường 9. Đâu như từ Phú Hậu.
Đám cưới vàng
Hôm nay, tôi và đám bạn đến dự “đám cưới vàng” của Đức, bạn từ thời cấp II, bây giờ gọi là phổ thông cơ sở. Trong đám bạn bè cùng lứa, anh là người lấy vợ sớm hơn cả. Đếm ngón tay, hôm nay kỉ niệm 50 năm, làm đám cưới vàng là đúng. Lũ chúng tôi, sớm cũng phải đến giữa những năm 1970 mới lấy vợ. Chuyện lấy vợ của anh, ban đầu thấy cũng bình thường. Ngày ấy nó thế.
Ngày Ba tháng chín ấy
Năm 2022 này thật lạ, mới cuối xuân sang hạ đã thấy mưa thật nhiều. Những cơn mưa gối nhau, về theo những đợt gió mùa đông bắc. Chợt nhớ trận mưa một ngày đầu thu năm ấy.
Tấm ảnh bà nội (Tiếp theo và hết)
Hồi ấy bà nội vẫn hăng hái lao vào công tác. Giờ nghĩ lại, hồi mới hòa bình ấy, bà mới ở vào đầu độ tuổi năm mươi. Sức còn dẻo dai, còn đầy trí lực và tâm huyết. Có điều, bà làm gì cũng nếu không hỏng thì lại mắc tai bay vạ gió. Và cũng lạ, dường như lúc nào bà cũng được cứu giúp, hay có quý nhân phù trợ, như người đời vẫn nói.
Tấm ảnh bà nội
Bà nội tôi có một tấm ảnh lớn, đen trắng, để trong an bom gia đình. Đó là ảnh bà hồi đang công tác tại vùng tự do trong thời kháng chiến chống Pháp, theo nói lại, đâu như khi đó bà đang ở Hội phụ nữ tỉnh Phúc Yên (một bộ phận của tỉnh Vĩnh Phúc sau này).
Bé cái lầm hay phải có một người yêu mình
Ngày ấy chả hiểu sao trong các quán cà phê hoặc chè chén, người ta hay luận bàn thơ Đoàn Thị Lam Luyến thế không biết. Một nữ sĩ, những vần thơ mạnh dạn và đầy ấn tượng về tình yêu trai gái chăng?
Vải thiều
Hôm nay, chợt gặp những bức ảnh và những dòng hồi tưởng quanh trái vải của Trịnh Thanh Hiền. Giật mình, vào vụ vải rồi ư?
Viết lại câu chuyện về thím tôi Phạm Ngân Hà (hết)
Chỉ đến giờ, tĩnh tâm lại, mới hiểu tại sao mẹ lại quyết làm mối cô Hà với chú, và tại sao mẹ lại làm mối cô với chú dễ thế, ngon ơ thế.
Về ngày sinh và tuổi thơ tôi
Hôm nay, chợt hàng loạt dòng tin ùa đến. Cả trên zalo, cả trên facebook. Các bạn gửi lời chúc mừng, sinh nhật. Sực nhớ, tôi sinh ra vào đúng ngày hội của cả một nửa thế giới xinh đẹp và ngọt ngào nhất trên đời.
Tô Kim Khuông (Kỳ 1)
Lính có lắm điều mê tín, không tin không được. Chả hạn, chúng nó bảo nhau người ta ai cũng có cái số. Mà lắm cái số thật quái lạ, đường quang không đi, toàn đâm quàng bụi rậm. Tô Kim Khuông là một người như thế.
Chiếc áo
Có những vật mất lâu lắm rồi, mà sao cứ quanh quẩn trong trí nhớ. Lâu lâu chợt giật mình nghĩ tới. Chiếc áo lính Tô Châu của tôi là một trường hợp như thế.
Thím tôi Phạm Ngân Hà (Kỳ 6)
Dưới đây là phần cuối câu chuyện về cuộc đời cô dân công hỏa tuyến Quảng Bình, lớp người còn hiểm nguy, vất vả hơn cả Thanh niên xung phong sau này, trong chống Pháp cũng như chống Mĩ. Cũng là câu chuyện một người dám yêu người lính, bộ đội Cụ Hồ, với tất cả những nhọc nhằn của cuộc đời làm vợ và làm mẹ.
Thày Hảo
Mãi đến tận 12/02/2022 mới biết tin thày chủ nhiệm xưa của chúng tôi đã ra đi. Mãi mãi. Xin được gửi lại bài đã viết, đăng trong Kỷ yếu của lớp nhân 50 năm ngày ra trường (1967 - 2017). Như một tưởng nhớ về người thày đã cùng chúng tôi qua một thời sơ tán đèn dầu đường đất cơm đói học hầm.
Ba lần có lỗi (Kỳ 2)
Chả hiểu sao, tôi hay mắc lỗi với anh. Chuyện sơ xuất cuối cùng gắn với đám cưới đứa trai đầu. Khách đông, họ hàng hai bên. Bạn bè. Tôi chuyển nhiều nơi, nên nhiều loại bạn. Người cùng học, đại học và phổ thông. Người cùng bộ đội, từ thủa binh nhì tới lớp cùng làm khi ấy. Chào hỏi mỏi mồm.
Ba lần có lỗi (Kỳ 1)
Người ta bảo, mỗi đơn vị quân đội như là một dòng sông. Mỗi người lính là một giọt nước trong dòng sông ấy. Có người sống trong đơn vị lâu dài. Cũng có người vừa đến đã rời đi, chỉ như chớp mắt thoáng qua. Câu chuyện dưới đây về một người cùng sống với chúng tôi không lâu. Nhưng để lại nhiều kỉ niệm, không ít trong đó đến giờ còn day dứt. Câu chuyện xin được treo làm hai kì.
Thím tôi Phạm Ngân Hà (Kỳ 5)
Ngoài chuyện nấu nướng ra, quả thực về cô cũng còn nhiều chuyện ngố. Không kể việc bị trẻ con bỏ rơi, đi lạc vườn hoa Chí Linh ngay gần nhà, một chuyện đã thành giai thoại của lớn bé trong toàn khu tập thể 5 Đinh Lễ, cô còn nghe ai nói không biết, lấy nước lòng đò cho con uống. Đấy là thứ nước lấy trong con đò vẫn ngược xuôi về làng Cói quê chồng.
Xuân nói chuyện xuân: Chuyện tình Xuân Hương và bài thơ viếng tổng cóc
Trong rừng Trường Sơn, lính có nhời, cóc nhái ễnh ương vào mồm được tất. Đến như nòng nọc cũng vớt xơi. Dân Hòa Bình ăn thế mãi còn gì. Nhất là mùa xuân, nòng nọc được cả tạ. Còn bảo nữ sĩ Xuân Hương có bài về con cóc đấy. Hay phết.
Xuân nói chuyện xuân: Bài thơ đánh đu
Một lần hành quân xuống miền Đông, suốt ngày dài những tre là tre. Thấy mấy ngọn tre cao vút có anh buột miệng, làm cái đu chơi xuân thì tuyệt.
Xuân nói chuyện xuân: Lai lịch một câu đối xuân
Không biết có nên kể chuyện này. Song vẫn nhớ, những lần đón xuân giữa rừng, chả hiểu sao lính thích thơ, thích chuyện Bà chúa thơ Nôm nhiều nhất. Dường như bao giờ cũng có cái để thích thú cười. Thơ bà đã đành, đến câu đối của bà sao vẫn có cái tinh nghịch, ỡm ờ đến vậy.