Bài viết mới nhất từ Đào Thị Thu Hiền*
“Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài”: Khúc ca nơi đảo xa
Bài thơ “Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài” của nhà thơ Trần Đăng Khoa tựa như một khúc ca nơi đảo xa. Bài thơ ra đời cách đây đã gần năm mươi năm. Ngày ấy và bây giờ nơi ở của các chiến sĩ trên đảo Thuyền Chài chắc chắn đã khác.
Có mối tình nào cao hơn Tổ quốc?
Ra đời đến nay đã ngót tám mươi năm, bài thơ “Tình sông núi” vẫn song hành cùng đất nước. Nó vẫn thắm đượm, tươi nguyên những tinh thần và giá trị cao cả; vẫn lay động tâm hồn người đọc một cách lạ thường.
“Không đề gửi mùa Đông”, nỗi niềm nhớ Bắc
Để hiểu được đầy đủ nỗi lòng của Thảo Phương nếu chỉ nghe bài hát “Nỗi nhớ mùa Đông” của phú Quang có lẽ chưa đủ, ta nên đọc thêm “Không đề gửi mùa Đông”. Đọc bài thơ “Không đề gửi mùa Đông” và phiên bản thứ hai của bài thơ là “Nỗi nhớ mùa Đông”, chúng ta dễ dàng nhận thấy cảm xúc, tứ thơ của “Không đề gửi mùa Đông” và “Nỗi nhớ mùa Đông” giống nhau.
Đôi điều suy nghĩ từ việc đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi môn Ngữ văn trước thềm năm học mới
Theo hướng đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi bằng việc sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, học sinh muốn “vượt vũ môn” thành công, giáo viên phải thay đổi cách dạy học văn, từ trọng tâm việc dạy “cái” chuyển sang trọng tâm dạy học sinh “cách” (biết cách làm). Các văn bản trong sách giáo khoa giờ đây không còn là đối tượng được sử dụng trong đề kiểm tra, đề thi mà chỉ có vai trò là những công cụ “mẫu” thực hành để hình thành nên các tri thức (kiến thức và kỹ năng) về cách “đọc”, cách “viết” trong quá trình học tập.
Tháng Bảy về, đọc lại “Văn tế thập loại chúng sinh”
Nguyễn Du tái hiện cảnh ngộ thảm thương của các loại cô hồn ở nơi âm phủ để gợi lên sự chia sẻ, cảm thông, thương xót ở nơi người đọc… Những hình thức biểu hiện nội dung làm cho tác phẩm xứng đáng được suy tôn là một trong những đỉnh cao về tư tưởng và nghệ thuật.
“Lúa chín”, một tiếng quê tha thiết của Nguyễn Duy
Bài thơ “Lúa chín” của nhà thơ Nguyễn Duy là một bài thơ lục bát rất hay. Bằng những từ ngữ giản dị, dân dã kết hợp với một số biện pháp tu từ nghệ thuật đặc sắc nhà thơ đã đem đến cho người đọc một bức tranh lúa chín ở đồng quê giữa trưa hè rất đẹp và gợi lên một mùa vàng bội thu cùng niềm vui phấn khởi của người nông dân.
“Xuân về”, bức tranh tứ bình của Nguyễn Bính
Những ngày đầu xuân Giáp Thìn đọc lại thơ Nguyễn Bính.
Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Chuyện cơm hến”
“Chuyện cơm hến” rõ ràng không chỉ đơn thuần là giới thiệu về một món ăn. Bên cạnh việc giới thiệu món cơm hến của người Huế nhà văn còn bàn về vấn đề phong tục tập quán, thói quen ăn uống và việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, sự gắn bó và tình yêu quê hương đất nước.
Đọc lại và suy ngẫm về “Lặng lẽ Sa Pa”của nhà văn Nguyễn Thành Long
Tên tuổi và tác phẩm của Nguyễn Thành Long vô tình đã gắn bó định mệnh với vùng đất nổi tiếng này. Sa Pa không chỉ là một địa danh danh du lịch nghỉ dưỡng … mà còn là một địa danh du lịch văn học. Nguyễn Thành Long đã làm sang trọng địa danh du lịch nơi phố núi huyền ảo, mộng mơ.
“Người thầy đầu tiên” – những thế giới nghệ thuật và bản tình ca về nghề dạy học
Ra đời cách đây hơn sáu mươi năm, tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp ngày nay vẫn còn có rất nhiều ý nghĩa và hấp dẫn người đọc. Nhưng trước hết và cao nhất, nó là bản tình ca bất diệt về tình thầy trò, về nghề dạy học. Hình ảnh thầy giáo Đuy-sen hẳn vẫn là một tấm gương sáng ngời cổ vũ những nhà giáo chân chính.
Trần Quốc Tuấn và áng thiên cổ hùng văn “Hịch tướng sĩ”
Bài Dụ chư tì tướng hịch văn (chúng ta thường quen gọi Hịch tướng sĩ) của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một áng văn tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường trước kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
Lý Thường Kiệt và bản tuyên ngôn độc lập “Sông núi nước Nam”
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) được sáng tác bằng chữ Hán, làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có giọng điệu hùng hồn, dõng dạc, đanh thép, trang nghiêm. Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc.
Giải mã bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” qua những tín hiệu thẩm mỹ của thiền học
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) được nhà thơ sáng tác khi về thăm quê nhà ở phủ Thiên Trường. Bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Với bút pháp miêu tả tinh tế, qua một vài nét chấm phá đơn sơ, tác phẩm đã vẽ lên cảnh buổi chiều thanh bình, êm ả ở một làng quê (phủ Thiên Trường).