1. Nguyễn Du (1765 - 1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, bút danh Hồng Sơn Lạp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ là một nhà thơ, nhà gowin99 lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ.
Năm 2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và gowin99 của Liên hiệp quốc (UNESCO) tổ chức ở Paris, ông đã được vinh danh là “Danh nhân gowin99 thế giới”.
Trước tác của Nguyễn Du để lại gồm có cả chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm: “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục” (chữ Hán), “Truyện Kiều”, “Văn tế thập loại chúng sinh”, “Thác lời trai phường nón”, “Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ”… Đọc trước tác này người ta thấy hiện lên một bức tranh gowin99 vô cùng sống động với những biến động gắn liền với cuộc đời bao phen chìm nổi, phong sương của ông. Đặc biệt, bên cạnh giá trị hiện thực với ý nghĩa phản ánh bức tranh gowin99 , các tác phẩm của Nguyễn Du còn toát lên một chủ nghĩa nhân đạo vô cùng sâu sắc. Có lẽ cũng bởi chữ “Tâm” bằng ba chữ “Tài” mà hậu sinh đã suy tôn ông là “Đại thi hào dân tộc”, thế giới vinh danh ông là “Danh nhân gowin99 thế giới”.
2. Đọc các tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du, ngoài kiệt tác “Truyện Kiều” người ta thấy tác phẩm “Văn tế thập loại chúng sinh” (Văn chiêu hồn) hiện lên quả là một tác phẩm xuất sắc, xứng đáng được nhân dân truyền tụng “một áng văn nôm thuộc đỉnh cao tư tưởng và nghệ thuật”. Ở đây người ta sẽ nhận thấy một tình thương bao la của ông đối với những kiếp người gặp nhiều bất hạnh và thấy được một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du gắn liền với tinh thần bác ái của Phật giáo trong lễ tục dân gian cổ truyền của dân tộc “cúng cháo lá đa” cho những cô hồn, được tổ chức vào rằm tháng Bảy - ngày xá tội vong nhân.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, vào ngày rằm tháng Bảy, Diêm Vương cho mở cửa địa ngục ân xá cho các vong hồn không nhà cửa, không nơi nương tự, chết oan, chết bất đắc kỳ tử mà không có người thờ cúng… được lên dương thế thụ hưởng sự ban phát cúng tế của người trần gian.
Vào ngày xá tội vong nhân các nhà, các chùa thường nấu cháo trắng đổ vào các lá đa đã cuộn lại, kẹp hai đầu lá bằng que tăm để làm bát, rồi bày ra hai bên đường và cúng lễ, mời các cô hồn lang thang đến thụ hưởng. Nhìn về mặt tâm linh, việc “cúng cháo lá đa” làm người ta tin rằng sẽ an ủi được vong linh các cô hồn; các cô hồn lang bạt được ăn, không bị đói khát và sẽ không quẫy nhiễu dương gian, để dương gian được yên ổn sinh sống.
3. Tác phẩm “Văn tế thập loại chúng sinh” hiện chưa rõ chính xác thời điểm sáng tác. Văn bản cổ nhất được phát hiện là bản khắc ván năm 1895 của nhà sư Chính Đại, ở chùa Hưng Phúc (nay thuộc phường Đại Xuân, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Về thời điểm sáng tác, theo ông Hoàng Xuân Hãn, bài thơ này được Nguyễn Du viết khi làm cai bạ ở Quảng Bình (1802 - 1812). Nếu đúng như thế thì ở thời điểm này Nguyễn Du đã trải qua “mười năm gió bụi” (thập tải phong trần), tính từ năm 1786 đến năm 1796. Như vậy, hẳn là mười năm phong sương, từng “trải qua một cuộc bể dâu”, bằng “con mắt trông thấu sáu cõi” Nguyễn Du đã nhìn thấy không ít những điều “đau đớn lòng”. Để rồi “tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” của ông không ngừng thổn thức và ngưng kết lại trong một thi phẩm chứa chan tình đời, tình người qua 184 câu thơ chữ Nôm, được làm theo thể song thất lục bát: “Văn tế thập loại chúng sinh” hay còn gọi là “Văn chiêu hồn”.
Đọc bài thơ “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, ta thấy tác phẩm gồm có ba phần chính:
Phần thứ nhất, giới thiệu cảnh vật não nề thê thảm của tiết tháng Bảy và cảnh cúng xá tội vong nhân cho các cô hồn của nhà chùa (20 câu đầu).
Phần thứ hai, tác giả cung chiêu “thập loại chúng sinh” bằng cách gọi tên, nói rõ nguyên nhân mất mạng và cảnh sống bơ vơ, vô định, chui lủi của các loại chúng sinh ở cõi âm bằng tất cả tấm lòng cảm thông sâu sắc (136 câu tiếp theo).
Phần thứ ba, tác giả khuyên nhủ chúng sinh hướng thiện theo phật pháp để được giải thoát, siêu sinh tịnh độ và mời các cô hồn nhận phần cúng lễ (28 câu cuối cùng).
Có thể nói, thông qua bài văn tế với một trí tưởng tượng vô cùng phong phú, nhà thơ không chỉ muốn tái hiện cảnh người cõi âm để nói với người đọc về câu chuyện của dương gian trước mắt nhằm hướng con người giải thoát theo con đường của nhà phật mà đằng sau câu chuyện khuyên nhủ theo phật pháp người ta còn thấy hiện lên một bức tranh đương thời của gowin99 với biết bao nỗi khổ cực của trần ai bằng một tấm lòng thấu hiểu và cảm thông sâu sắc.
Trong bài viết này chúng tôi không đi sâu vào việc bàn luận về Phật pháp hay con đường giải thoái mà xin tập trung vào việc nói về bức tranh hiện thực và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ nói về chuyện cúng lễ vong linh các cô hồn tháng Bảy.
4. Có thể nói Nguyễn Du đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên khá đặc sắc của tiết trời tháng Bảy với hình ảnh bầu trời u ám: “Mưa dầm sùi sụt”, khí trời: “lạnh buốt xương khô”; trong buổi chiều thu: “toát hơi may”; giữa khung cảnh não nề, ảm đạm, thê lương của: “ngàn lau nhuốm bạc” và “lá ngô rụng vàng” nhằm tái hiện không gian nặng nề âm khí của những ngày cúng cô hồn.
Bầu trời với khung cảnh não nề, ảm đạm, thê lương ấy lại được khắc họa trên nền cảnh của con đường ngoài bãi tha ma trong cảnh “bóng chiều man mác” nhuộm cây bạch dương và sương sa “lác đác” trên những hàng lê (cây bạch dương, cây lê là những loại cây hay được người xưa trồng ở ngoài nghĩa địa) càng tô đậm và gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc sự vắng vẻ, lạnh lẽo, rờn rợn của không gian có chứa bức tranh.
Từ hình ảnh của dương gian, nhà thơ liên tưởng đến bức tranh của cõi âm: “cõi dương còn thế nữa là cõi âm”; nghĩ đến những số phận của cô hồn đang trong cảnh: “Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người/ Hương khói đã không nơi nương tựa/ Hồn mồ côi lần lữa đêm đen” bằng một tấm lòng “Thương thay thập loại chúng sinh”.
Đoạn thơ ngắn gọn vậy thôi mà người đọc cảm nhận được bao nhiêu sự trăn trở của một trái tim chan chứa yêu thương. Phải chăng chính tấm lòng thương cảm chúng sinh nơi dương thế đã giúp cho Nguyễn Du có khả năng thấu thị (thiên mục) đặc biệt để có thể nhìn thấy những vong hồn bơ vơ, côi cút, tội nghiệp trong cõi âm gian.
Như vậy, ta có thể thấy, chỉ với một vài hình ảnh khắc họa mang tính điểm xuyết, gợi tả và một tấm lòng thấu hiểu, cảm thông, thương yêu đặc biệt Nguyễn Du vừa tái hiện được bức tranh trần thế trong tháng cô hồn vừa gợi lên được những cảnh đời bất hạnh ở cõi âm thế để dẫn người đọc đến với bầu không khí của những ngày lễ xá tội vong nhân “cúng cháo lá đa” theo truyền thống của nhà Phật: “Tiết đầu thu lập đàn giải thoát/ Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi/ Muôn nhờ đức Phật từ bi/ Giải oan, cứu khổ, hồn về Tây phương”.
5. Linh hồn của bài thơ “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du tập trung ở phần tác giả cung chiêu “thập loại chúng sinh” bằng cách gọi tên, nói rõ nguyên nhân mất mạng cùng cảnh sống bơ vơ, vô định, tạm bợ, chui lủi của họ ở cõi âm phủ. Nhà thơ đã phản ánh về những số phận thảm hại ấy bằng tất cả tấm lòng thương yêu, cảm thông. Cụ thể, trong phần thơ này nhà thơ chiêu cung hơn mười loại vong hồn và nói rõ thảm cảnh ở cõi âm cũng như những nguyên nhân bỏ mạng của những loại vong này như sau:
Một, những bậc chí tôn vua chúa “tính đường kiêu hãnh”. Những vong này vì tham danh vọng mà tranh hùng thiên hạ đến quên mạng sống. Kết cục họ đã phải chịu cảnh “máu tươi lai láng, xương khô rã rời”, trở thành những “đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc” và “quỷ không đầu than khóc đêm mưa”. Nhà thơ cũng chỉ rõ nguyên nhân của thảm cảnh này là do họ không biết thiên cơ: “Cho hay thành bại là cơ/ Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!” cho nên mọi nỗ lực tranh giành cuối cùng cũng chỉ là tiêu vong.
Hai, những cô hồn một thời thuộc giới quý tộc sống trong cảnh giàu sang “màn loan trướng huệ” nhưng sau cơn biến loạn “thay đổi sơn hà” những thân phận cao quý bỗng chốc trở thành những cô hồn lang thang không ai hương khói: “Khi xưa đông đúc vui cười/ Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương”.
Ba, những vong hồn là những người từng giữ quyền cao chức trọng: “mũ cao áo rộng”. Những người này từng có một thời cầm bút trong tay với quyền sinh quyền sát nhưng chỉ vì nghĩ đến lợi ích cá nhân mà coi trăm họ như cỏ rác. Cuộc đời họ “thịnh mãn lắm oán thù càng lắm” cho đến khi gặp cảnh “lầu ca, viện hát, tan tành” thì cũng trở thành “Cô hồn thất thểu dọc ngang/ Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh”.
Bốn, những tướng bại trận: kẻ “bài binh bố trận”. Những vong hồn này vì lợi ích của mình “cướp ấn nguyên nhung” mà sẵn sàng “dãi thây trăm họ”. Nhưng cuối cùng cũng thất thế rơi vào thảm cảnh “Bãi sa trường thịt nát máu rơi”, “Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao” giữa nơi “mưa gào gió thét”, âm khí mịt mờ không người điếu tế.
Năm, những vong hồn ham giàu mà chết: “tính đường trí phú”. Các loại vong này làm giàu đến quên mình, quên cả những người thân. Cũng bởi mê mải làm giàu mà họ tự làm khổ mình và trở nên ích kỷ, sống cạn tình cạn nghĩa. Nhưng cuối cùng cũng thê thảm vì chết đi tiền bạc không những chẳng mang theo được mà còn trở thành những cô hồn đói khát với cùng nấm mồ bị bỏ rơi: “Ngẩn ngơ trong quãng đồng chiêm/ Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?”.
Sáu, những kẻ “rắp cầu chữ quý” tức là những sĩ tử từng một thời ôm mộng mù quáng “dấn mình vào thành thị lân la” hòng tìm công danh nghiệp lớn. Các vong hồn này chỉ vì một cái danh hão huyền mà bỏ nhà “mấy thu”; bỏ mặc tất cả anh, em, vợ, con … để cuối cùng nhận được một kết quả cũng rất bi thảm: “Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng/ Anh em thiên hạ, láng giềng người dưng”; chết ở nơi đất khách, không người thân thích, được thiên hạ chôn cất qua loa trong một nấm mồ lạnh lùng không khói hương: “Cô hồn nhờ gửi tha phương/ Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng”.
Bảy, loại vong là những người lao động, buôn bán. Họ là kẻ “vào sông ra bể”, người “đi về buôn bán”. Những vong này hàng ngày phải lao động trong những điều kiện nguy hiểm: “Gặp cơn giông tố giữa dòng”; phải lăn lộn vất vả, cực nhọc: “đòn gánh tre chín dạn hai vai” để mưu sinh. Nhưng cuộc đời vô thường nên gặp phải thiên tai hay bạo bệnh mà phải mất mạng giữa đường: “Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?”.
Tám, những binh lính: “bỏ cửa nhà đi gánh việc quan”. Những vong này số phận rất thảm thương. Khi chưa ra trận họ phải sống trong cảnh “nước khe cơm ống gian nan/ Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời”. Chẳng may phải ra trận thì cuộc đời khó tránh khỏi cảnh “đạn lạc tên rơi”. Nhìn những cô hồn này nhà thơ thấy hiện lên cảnh ngộ rất bi thiết: “Lập loè ngọn lửa ma trơi, Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương”.
Chín, những kẻ “buôn nguyệt bán hoa” (kỹ nữ). Các vong này là những cô gái “nhỡ nhàng” phải vào chốn lầu xanh lấy đêm làm ngày mua vui cho thiên hạ. Nhìn những oan hồn này Nguyễn Du thấy được cả một cuộc đời phiêu bạt đầy cơ cực. Vì miếng cơm manh áo mà những cô hồn này phải “bướm lả ong lơi” trong cảnh “Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”, mặc cho cuộc đời “mưa Sở mây Tần”. Đến khi về già các cô hồn trở thành “ngẩn ngơ” bởi “Đâu chồng con tá biết là cậy ai?” và chết đi chẳng ai hương khói. Vong hồn phải lang thang sống “nhờ hớp cháo lá đa”.
Mười, là những kẻ “kẻ nằm cầu gối đất”, tức là những người ăn mày. Nhà thơ đã nhìn thấy ở vong hồn những người này một cuộc đời phiêu bạt, không nhà không cửa: “nằm cầu gối đất”. Sự sống của họ nhờ vào sự thương hại, bố thí của người đời. Số phận của họ bấp bênh theo kiểu may nhờ rủi chịu của cuộc đời tha hương cầu thực: “sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan”.
Mười một, những kẻ rơi vào cảnh tù ngục oan sai nên số phận phải chịu đầy bất hạnh: “Gửi mình vào chiếu rách một manh” ở chốn lao tù, thậm chí khi chết “nắm xương” cũng bị chôn vùi một cách qua loa, chiếu lệ ở một góc tường nào đó. Họ chết trong nỗi niềm tức tưởi vì không biết nỗi oan tình “kiếp nào cởi được”.
Mười hai, những đứa trẻ sơ sinh, hữu sinh vô dưỡng: “tiểu nhi tấm bé”. Ở các vong này nhà thơ nhìn thấy cuộc đời bất hạnh: Sớm phải “lìa mẹ lìa cha”, không có ai “bồng bế vào ra” cùng tiếng khóc u ơ vang lên thảm thiết. Mười ba, những người chết vì các loại nạn tai. Ở những vong hồn này Nguyễn Du nhìn thấy mỗi người chất một kiểu, không ai giống ai. Người “chìm sông lạc suối”, người “sẩy cối sa cây”, người “leo giếng đứt dây”, người “trôi nước lũ”, người “lây lửa thành”, người “mắc sơn tinh thủy quái”, người “sa nanh sói ngà voi”, người “hay đẻ không nuôi”, người “sa sẩy”, người “khốn thương”… Tất cả những cảnh ngộ được nhà thơ tái hiện qua các bức tranh nhân sinh ấy chúng ta thấy cuộc đời quả là một bể khổ. Kiếp người thật mong manh và đa đoan.
Trong phần trung tâm của bài thơ, Nguyễn Du không chỉ miêu tả cụ thể kết cục số phận bi thương của từng loại vong hồn mà còn tái hiện cho người đọc thấy cảnh sống bơ vơ, vô định, lén lút, tạm bợ của các loại chúng sinh ở cõi âm phủ. Đó là cảnh vong hồn phải trú ngụ ở những nơi: “ngang bờ dọc bụi”, “ngọn suối chân mây”, “bụi cỏ bóng cây”, “quán nọ cầu này”, “đầu chợ cuối sông”, “quãng đồng không”, “gò đống”, “vùng lau tre”; trong tình cảnh tội nghiệp, thảm thương: “Gan héo khô”, “dạ rét căm căm”, “Thở than dưới đất”, “ăn nằm trên sương”, “Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn”, “Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra”.
Có thể thấy bức tranh âm thế của các vong hồn vô cùng bi thương.
Đọc bài thơ ta thấy trí tưởng tượng của nhà thơ thật phi thường. Nhưng ẩn sau bức tranh của âm phủ và địa ngục kia chính là bức tranh của trần thế. Phải chăng mười năm phong sương Nguyễn Du vừa phải nếm trải các cảnh đời cơ cực vừa tận mắt được chứng kiến biết bao số phận với những mảnh đời bi thảm khác nhau do loạn lạc, đói nghèo, mất mùa, chiến tranh, dịch bệnh gây lên mà có sự thấu hiểu tận tường. Tất cả cõi nhân sinh ấy hiện lên trong mắt nhà thơ khác gì một bể khổ nhân gian. Vì đâu nên nỗi? Câu hỏi vang lên không một lời đáp nhưng cứ xoáy sâu vào trong lòng người đọc khiến người ta không khỏi nghẹn ngào, nức nở. Bởi thế bên cạnh việc phản ánh hiện thực đương thời bài thơ còn có một giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Đó là tiếng nói của tình thương; tiếng nói đòi quyền sống của lương tri; khát vọng được cảm thông, chia sẻ với những con người bất hạnh trong gowin99 . Có lẽ bởi những ý nghĩa to lớn như vậy mà bài thơ đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, lay động trái tim cả những người ở những nền gowin99 của các châu lục khác.
Tôi từng được biết, khi đọc xong bài thơ “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, qua bản dịch tiếng Anh, bà Christine White (người Mỹ) ở Đại học Tổng hợp Hawaii đã xúc động viết rằng: “Tôi mong là thi phẩm viết cách đây hai trăm năm ấy có thể giúp người Mỹ hiểu chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (...) Đối với những cựu binh Mỹ, chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam chưa kết thúc, về mặt bệnh lý tâm thần cũng như về mặt tâm lý. Những ký ức chiến tranh ám ảnh đến mức họ không tài nào sống bình an trong hiện tại”.
6. Bài thơ của Nguyễn Du có tên gọi là “Văn tế thập loại chúng sinh” nhưng trong thực tế nội dung bài thơ lại đề cập tới hơn mười loại chúng sinh. Điều này cho thấy con số mười trong nhan đề bài thơ không phải là con số chỉ số lượng cụ thể mà là con số mang tính ước lệ, tượng trưng; có ý nghĩa chỉ số nhiều chứ không phải mười loại vong hồn cụ thể. Để làm lên thành công của bài thơ thì ngoài các giá trị về nội dung chúng ta phải ghi nhận những đặc sắc về nghệ thuật mà nhà thơ đã thể hiện trong văn bản.
Về nghệ thuật ở đây chúng tôi thấy nổi lên mấy vấn đề mà Nguyễn Du tỏ ra là một bậc thầy cao tay.
Thứ nhất là về cách sử dụng từ ngữ, Nguyễn Du rất tinh tế trong cách dùng từ láy để đặc tả cảnh vật và các cô hồn. Ví dụ, tả cảnh tiết trời tháng Bảy với không gian vắng vẻ, lạnh lẽo, nặng nề âm khí nhà thơ dùng các từ “sụt sùi” (tả mưa), “man mác” (bóng chiều), “lác đác” (sương); tả các loại vong hồn: “Nheo nhóc” (“lạc loài nheo nhóc” - cảnh thảm bại của loại vong hồn “tính đường kiêu hanh”), “ngẩn ngơ” (“ngẩn ngơ dòng suối rừng sim” - những quý tộc trong “màn lan trướng huệ” đang luyến tiếc thời hoàng kim), “thất thểu” (“cô hồn thất thểu dọc ngang” - thảm bại của những kẻ mũ cao áo rộng), “bơ vơ” (“bơ vơ góc bể chân trời” - nghịch cảnh ngang trái của những kẻ “bài binh bố trận”), “ngẩn ngơ” (“ngẩn ngơ trong quãng đồng chiêm” - cảnh bi thương của kẻ “tính đường trí phú”, “hiu hắt” (“gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng” - cảnh lạnh lẽo, thê lương của kẻ “rắp cầu chữ quý”), “ngẩn ngơ” (“ngẩn ngơ khi trở về già” - cảnh thê thảm của những kẻ “buôn nguyệt bán hoa”...
Thứ hai là dùng nghệ thuật đối rất tài tình để miêu tả cảnh vật cũng như khắc họa tâm trạng, cảnh ngộ của các kết cục bi thảm. Ví dụ, để nói về cái không gian hoang vắng, lạnh lẽo, nặng nề âm khí ở nghĩa trang nhà thơ đã diễn tả qua các hình ảnh của nghệ thuật đối: “Ngàn lau nhuốm bạc / lá ngô rụng vàng”; để diễn tả cái chết thảm bại trên chiến địa nhà thơ đã dùng hình ảnh tiểu đối để khắc họa: “Máu tươi lai láng / xương khô rụng rời”; để diễn tả sự thay đổi con người và nỗi niềm tâm trạng của những người từng trong màn lan trướng huệ nhà thơ thể hiện qua hình ảnh tiểu đối: “Càng năm càng héo / một đêm một rầu”; để diễn tả cái lạnh lẽo cô đơn trên nấm mồ tha phương của những kẻ rắp cầu chữ quý nhà thơ miêu tả qua tiểu đối: “Gió trăng hiu hắt / lửa hương lạnh lùng”; để diễn tả số phận bi thảm của những người hành khất nhà thơ đã đặc tả qua tiểu đối: “Sống nhờ hàng xứ / chết vùi đường quan” …
Thứ ba là thể thơ, như ta từng biết, văn tế vốn là một thể văn được viết dưới dạng văn biền ngẫu nhưng ở đây nhà thơ lại thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát. Nếu như ở thể văn biền ngẫu người viết dùng các hình ảnh, từ ngữ theo thi luật để tạo nên giọng văn ai điếu hoặc bi tráng nhằm thể hiện dòng cảm xúc, tưởng nhớ người đã khuất thì ở bài thơ này nhà thơ không nhằm mục đích ai điếu. Nguyễn Du tái hiện cảnh ngộ thảm thương của các loại cô hồn ở nơi âm phủ để gợi lên sự chia sẻ, cảm thông, thương xót ở nơi người đọc. Bởi vậy những hình ảnh thơ sinh động và ám ảnh được kết hợp với cách ngắt nhịp thường thấy (3/ 4, 3/ 4, 2/ 2/ 2, 2/ 2/ 2/ 2) của thể thơ song thất lục bát đã tạo nên điệu ngâm với những tiết tấu đầy tính nhạc và thể hiện được những cung bậc cảm xúc; góp phần chuyển tải được những nội dung trữ tình. Phải nói rằng, đây là những thành công của bài thơ. Những hình thức biểu hiện nội dung làm cho tác phẩm xứng đáng được suy tôn là một trong những đỉnh cao về tư tưởng và nghệ thuật.