Bài viết mới nhất từ CCB Vương Khả Sơn/Thành Đô ( biên tập- giới thiệu)
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P56
Ngày 30-4-1975. Chín giờ 25 phút, Tổng thống nguỵ Dương Văn Minh tuyên bố xin ngừng bắn. 10 giờ 45, phân đội thọc sâu của Quân đoàn II tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. 11giờ 30 phút, lá cờ Tổ quốc thắm máu bao thế hệ người Việt Nam yêu nước tung bay trước cửa nhà chính của Dinh Độc Lập.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P55
Tôi viết lại kỷ niệm này như một sự tri ân đối với đồng đội. Và một điều quan trọng khác là bài học về sự gắn bó, sẵn sàng chia lửa cho nhau ở những thời khắc gian nan và ác liệt nhất của những trận đánh. Đó là yếu tố làm nên chiến thắng và tình đồng đội máu thịt.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P54
Những ngày này, chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt. Đặc biệt là cửa ngõ phía Đông và Đông bắc Sài Gòn. Tin chiến thắng dồn dập bay đến như những hồi kèn xung trận thôi thúc chúng tôi quyết tâm giữ vững ý chí chiến đấu.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P53
Ngày 24 tháng Tư. Chúng tôi được lệnh phục kích chặn đánh tàn quân của sư đoàn 22 nguỵ tháo chạy từ Tây Nguyên về đây; bị bọn chỉ huy thúc ép hành quân nhằm giải toả căn cứ Lương Hoà đang bị ta bao vây. Căn cứ này án ngữ nhằm mục đích ngăn chặn hướng tiến công của một đơn vị thuộc Đoàn 232 đang tiến về Sài Gòn.(hết 52)
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P52
Chín giờ. Những tốp địch đầu tiên đã vượt qua trước mặt đại đội 2, đi vào đội hình phục kích của đại đội 3... Bùng...Oành! B40 phát hoả, tiếp theo là khẩu 12,7 ly nhả đạn như mưa cắt ngang đội hình hành quân của 2 tiểu đoàn “Thuỷ quân lục chiến” .
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P51
Trận ấy, Viện được đề nghị tặng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhì. Sau giải phóng, năm 1976 cậu ta trở lại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1980, tình cờ tôi gặp Viện tại trường Đại học Sư phạm Vinh khi trên đường vào thành phố Hồ Chí Minh nhận công tác.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P50
Trận Bình Đức (Bến Lức) diễn ra sau đó không lâu. Đó là những ngày cuối năm 1974. Lúc này chúng tôi nhận nhiệm vụ đánh địch để chia lửa cho các chiến trường, đồng thời tiêu hao, tiêu diệt một lực lượng của chúng nhằm bức hàng, bức rút những đồn bốt lấn chiếm trái phép. Đặc biệt là những căn cứ, đồn bốt dọc hành lang sông Vàm Cỏ Đông để chuẩn bị lộ trình cho đại quân ta tiến công trong chiến dịch mùa Xuân 1975 sau này.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P49
Hôm đó, khoảng 9 giờ, sau khi pháo kích dữ dội và trực thăng quần thảo, bắn rốckét và đại liên xối xả xuống trận địa chúng tôi, bọn bộ binh mới mò vào. Các công sự tiền duyên nổ súng mãnh liệt tiêu diệt bọn lính gần nhất.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P48
Tôi nói đùa với mấy anh em cùng đi: "Phải cảm ơn thằng lính đã ngủ quên dưới bụi tre. Nếu không thì một trong hai tình huống đã xảy ra, hoặc bị bắt sống hoặc đã "nằm lại" vĩnh viễn trên Gò Nổi rồi".
Ký ức chiến tranh: Vào Trận - P46
Lúc này, trời đang nhá nhem tối và tôi đã thấm mệt. Tay nắm dao găm, một mạch chạy về theo lối cũ và cố tránh xa những nơi cỏ mọc xanh tốt. Đúng là "kinh cung chi điểu". Con chim bị bắn tên chết hụt, nhìn thấy cành cây cong tưởng đó là cánh cung.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P45
Lại quay về Gò Nổi. Nhiệm vụ chủ yếu lúc này vẫn là bám, nắm theo dõi tình hình địch ở các đồn bốt mới lấn chiếm. Đồng thời, lúc cần thiết thì tổ chức đánh nhỏ, lẻ nhằm tiêu hao lực lượng và ngăn chặn không cho địch tiếp tục đóng thêm các đồn bốt khác.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P44
Chúng tôi từng tham gia bảo vệ các đợt trao trả tù binh của hai phía như vậy từ sau Hiệp định Paris tại khu giải phóng thuộc địa bàn Đức Huệ. Tuy nhiên, ít khi phía chính quyền Sài Gòn chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P43
Đúng như dự kiến, tàu địch bắn loạn xạ một lúc rồi chạy thẳng một mạch lên phía Gò Nổi, nơi có trung đội đánh tàu đang phục kích, tổ chức càn quét trên đó. Nhưng trung đội đó đã rút từ đêm qua!
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P42
Đơn vị ngay sau đó tổ chức học tập gương chiến đấu dũng cảm của Định, đồng thời quyết tâm trả thù cho anh và các đồng chí khác hy sinh trong trận công đồn hôm đó.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P41
Hậu quả của trận bị thương ngày 18-5-1972 cộng với quá trình chiến đấu bắn B40, B41 quá nhiều, nên từ đó đến nay, tai tôi luôn luôn như có con ve nằm kêu suốt ngày đêm trong đó. Giờ đây, khi tuổi đã cao, sức khoẻ giảm sút, vết thương cũ tái phát, hành hạ, cơ thể đau nhức; tai tôi lắm lúc ù đặc, nghễnh ngãng, chẳng nghe thấy gì.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P40
Trung đoàn hành quân ra chiến trường Quảng Đức. Còn chúng tôi sau đó lại vượt bưng Đức Huệ, trở lại Đức Hoà, Long An.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P39
Nhận nhiệm vụ nặng nề đó, chúng tôi cùng trinh sát đặc công mất nhiều thời gian ban đêm bò vào điều nghiên, thăm dò nhằm tìm ra phương án tác chiến khả thi nhất để nhổ bốt An Sơn.
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P38
Trong tiểu đội, tôi và Nguyễn Viết Kỷ được má Sáu yêu quý nhất. Nhà má nghèo nhưng má thương tụi tôi lắm. Má có người con gái út (Út Lan) năm đó mới chừng 17 tuổi (chúng tôi thường gọi cô Út). Má biểu: "Nó ưng thằng nào thì ngày thống nhứt, tao cho không hà!".
Ký ức chiến tranh: Vào trận - P37
Sau một quá trình điều nghiên, chọn lựa mục tiêu, tiểu đoàn quyết định giao cho chúng tôi tập kích bằng hoả lực vào bốt Rạch Nhum.