MỖI NGÀY 3 BẢN NHẠC DỄ NGHE ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI- NGÀY THỨ 11
Ngày thứ 11 này, chúng ta đến với ba nhạc phẩm Xô Viết, những nhạc phẩm đã ăn sâu vào ký ức của nhiều người Việt: Chiều Mạc Tư Khoa, Triệu bông hồng, Ánh đèn. Hãy lắng nghe, và các bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái, yêu đời hơn.
1. Chiều ngoại ô Moskva - (Подмосковные Вечера)
Lời: Mikhail Matusovsky - Nhạc: Vasily Solovyov-Sedoi
Chiều ngoại ô Moskva, hay Chiều Moskva, là tên một bài hát tiếng Nga (Подмосковные Вечера) rất trữ tình, nổi tiếng trong và ngoài nước Nga, được rất nhiều người Việt, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, biết và yêu thích.
Tác giả và tên gọi
Bài hát do nhạc sĩ Vasili Solovyov-Sedoy soạn nhạc, phần lời của Mikhail Matusovsky sáng tác nhưng họ không thống nhất về tên bài hát. Solovyov-Sedoy, nhạc sĩ từ Leningrad tới, cho rằng bài hát cần phải được đặt tên là "Chiều Leningrad" thì đúng hơn là "Chiều Mát-xcơ-va".
Ban đầu, bài hát được viết làm nhạc cho một bộ phim tài liệu về một sự kiện thể thao lớn ở Liên Xô hồi cuối những năm 50 của thế kỷ 20.
Bài hát lấy lại tên vào năm 1955, khi diễn viên trẻ của Nhà hát Nghệ thuật Moskva Vladimir Troshin thu âm cho một bộ phim về thể thao.
Ảnh hưởng
Điều bất ngờ là sau đó, khi hai ca tình khúc trên lần lượt được giới thiệu trên làn sóng phát thanh, thì đều thu hút được sự yêu thích đặc biệt của thính giả và thành công ngoài sự mong đợi của những người sáng tác ra chúng.
Năm 1957, Chiều Moskva đã giành giải trong một cuộc thi ca khúc quốc tế và giành giải nhất tại Festival Thanh niên và Sinh viên Thế giới tổ chức tại Moskva. Chiều Moskva đã nhanh chóng phổ biến khắp thế giới, được đặc biệt ưa thích ở Trung Quốc. Ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nghệ sĩ piano nổi tiếng người Mỹ Van Cliburn từng trình diễn Chiều Moskva nhiều lần... Nhiều dàn nhạc Phương Tây hồi đó như Paul Mauriat, James Last… đã biểu diễn, thu thanh, xuất bản băng, đĩa bài hát này dưới dạng nhạc không lời.
Chiều Moskva là một trong những ca khúc được đề nghị phát thanh nhiều nhất theo thư yêu cầu của thính giả Liên Xô trước đây. Từ năm 1964, giai điệu bài ca này được lấy làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Tin tức và Âm nhạc Mayak (Hải đăng) ở Liên Xô.
Năm 2004, ca sĩ người Bỉ Helmut Lotti đã gây ấn tượng với thế giới khi anh trình diễn bản tiếng Anh của ca khúc này, dưới tựa đề Moscow Nights, trong album From Russia With Love.
Khi về tới Việt Nam Chiều Moskva đã trở thành bài hát Nga "Đi cùng năm tháng" cùng với những tình khúc nổi tiếng khác như Kachiusa, Triệu bông hồng, Kalinka,... Chiều Moskva đã gắn bó với tên tuổi các ca sĩ như: Trung Kiên, Quang Thọ, Bích Việt, Quang Huy...
Lời Việt
Theo tác giả Đỗ Trọng Nga: Đã nửa thế kỷ qua, tên người dịch bản tiếng Việt của Chiều Moskva là một bí ẩn và bản dịch, dù được rất nhiều người thuộc lòng, cho đến nay vẫn bị coi là "khuyết danh". Từng có nhiều ý kiến cho rằng ca sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên là tác
giả phần lời tiếng Việt, song chính ông phủ nhận. Dịch giả Dương Tường thì đoán đó có thể là Ngô Vĩnh Viễn (1924-1994) - người có mặt tại Festival Thanh niên và Sinh viên Thế giới tổ chức tại Moskva năm 1957. Ông Viễn, bút danh Nguyễn Vĩnh, từng dịch một số tác phẩm văn học nổi tiếng của thế giới sang tiếng Việt, như Chuông nguyện hồn ai, Truyện ngắn O. Henry... Tuy nhiên, theo Đặng Vương Hưng, thì người đầu tiên dịch Chiều Moskva ra tiếng Việt là ông Vương Thịnh (1934-2010), nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ gowin99 Thể thao Du lịch Việt Nam. Sinh năm 1934 quê tại Bắc Giang, ông Vương Thịnh từng là một cựu chiến binh của Đại đoàn 308 từ 1949. Những năm 1951-1954, ông là Học viên thiếu sinh quân tại Trung Quốc. Ông cũng là một trong hàng trăm học viên Việt Nam được học lớp Nga
ngữ đầu tiên ở Moskva những năm 1954-1956. Ông dịch lời Việt bài hát này đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, sau khi từ Liên Xô trở về nước. Vương Thịnh đã tự dịch ca khúc Chiều Moskva đang nổi tiếng hồi đó ra tiếng Việt. Sau đó, ông còn cộng tác với Cao Thụy (sau là Đạo diễn điện ảnh) dịch tiếp ca khúc Đôi bờ. Bản dịch Chiều Mát-xcơ-va của ông (cùng Đôi bờ (bài hát)) được in thành tờ gấp khổ nhỏ, phát hành hàng ngàn bản ở miền Bắc Việt Nam và nhanh chóng được người yêu âm nhạc Việt Nam đón nhận. Moscow Nights, Midnight in Moscow.
Lời bài hát rất đẹp khi kể về tình yêu của một đôi trai gái cùng nhau ngồi ngắm buổi chiều lặn, tất cả cùng lặng yên, ánh sáng từ những dòng suối chảy như làm từ bạc của mặt trăng, chiều lặng bâng khuâng, có những điều “Nói cũng khó, không nói ra cũng khó/Tất cả những gì trong trái tim ta”…
Ở Nga, bài hát này được coi là thánh ca của những đôi lứa yêu nhau. Bài hát mang cái hồn của nước Nga với cánh rừng dòng sông, ánh trăng, lá vàng rơi. Khung cảnh thiên nhiên không những đẹp mà rất lãng mạn, là nơi tỏ tình của các đôi trai gái. Giai điệu của bài hát mang đến đầy trữ tình, cảm xúc và bay bổng. Qua giai điệu của Chiều Moskva, nhiều người sẽ hiểu thêm được khí chất nước Nga, sự vĩ đại và chiều sâu tâm hồn của nó.
Giai điệu thấm đẫm chất dân ca vì vậy cũng rất dễ dàng đi vào tâm hồn người Việt Nam.
"Подмосковные вечера" - А. Нетребко - Д. Хворостовский. Красная Площадь.
Triệu bông hồng (tiếng Nga: Миллион алых роз), hay còn được gọi với các tên: Triệu đóa hồng, Triệu triệu đóa hồng, Triệu đóa hoa hồng, Triệu bông hồng thắm, Triệu đóa hồng thắm, là tên một ca khúc tiếng Latvia được sáng tác bởi Raimonds Pauls với phần lời của Leons Briedis. Nó được biểu diễn tại Mikrofona aptauja năm 1981 bởi Aija Kukule và Līga Kreicberga. Đây là một trong những bài nổi tiếng nhất của Pauls đã được một số nghệ sĩ cover lại, đáng chú ý nhất là Alla Pugacheva người Nga vào năm 1982 với lời Nga của nhà thơ Nga Andrey Andreyevich Voznesensky.
Âm nhạc dựa vào một giai thoại trong quyển thứ năm "Бросок на юг" (Về phương nam) thuộc tiểu thuyết "Повесть о жизни" (Tiểu thuyết cuộc đời) của nhà văn K. G. Paustovsky viết năm 1960 về chuyện tình của danh họa người Gruzia Niko Pirosmani (1862 - 1918) với nữ ca sĩ người Pháp Marguerite tại Tiphlis (tên gọi cũ của Tbilisi).
Bài hát có tiết tấu nhanh, sôi động nhưng phảng phất nỗi buồn. Ca sĩ Alla Pugachyova thể hiện bài này rất thành công. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, bài hát này nổi tiếng và phổ biến đến mức được người dân nơi đây cho là "biểu tượng của tình ca" và nó có mặt trong tất cả các phòng hát karaoke nơi đây.
Ở Việt Nam bài hát cũng rất được ưa chuộng, được nhiều người nghe và hát, và được đặt lời tiếng Việt, người thể hiện thành công nhất cho ca khúc Triệu bông hồng là ca sĩ . Theo tác giả Hoàng Anh, báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Thế Hiển là người đầu tiên đặt lời Việt, phổ biến ca khúc "Triệu đóa hoa hồng" tại Việt Nam. Thế Hiển cho biết, năm 1983 ông đã nhờ một người bạn tìm mua giúp tất cả tư liệu, đĩa hát và văn bản của bài hát để mang về Việt Nam, sau đó nhờ Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên dịch bài hát từ lời Nga sang lời Việt. Ông cũng nhận được một bản dịch khác từ nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền. Thế Hiển đánh giá bản dịch nào cũng hay nên đã lấy đoạn 1 là lời của Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên, đoạn sau là lời của nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền.
Chuyện kể rằng có chàng họa sĩ yêu thầm một cô ca sĩ. Cô gái có một điểm đặc biệt là rất yêu những bông hồng, yêu loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Để làm đẹp lòng cô, chàng đã bán tất cả những gì mình có, nhà cửa, những bức tranh chàng yêu thích, để đổi lấy một triệu bông hoa hồng mang tặng cô và hy vọng cô ấy sẽ vui lòng... Nhưng sau đó cô ca sĩ này biết được người tặng những bông hoa hồng đó là một nhà họa sĩ nghèo nên cô đã không lấy anh ta.
Nghệ sĩ Guitar người Nga (Игорь Витальевич Пресняков, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1960) độc tấu bản nhạc này rất thành công.
Alla Pugacheva - Million Roses
3. BÀI CA CHIẾN THẮNG - ÁNH LỬA (Песни Победы - Огонек)
Nhạc dân gian, lời M. Isakovsky (1943) - V. Nechaev trình bày (1947).
Ngày 19 tháng 4 năm 1943, tờ báo "Pravda" đăng bài thơ "Ogonyok" của Mikhail Isakovsky, bản nhạc bắt đầu được sáng tác bởi nhiều nhà soạn nhạc và nhạc sĩ, như những người nổi tiếng như M. Blanter , A. Mityushin, N. Makarova. , L. Schwartz, Và Lavrentyev và những người nghiệp dư (N. Chugunov, V. Nikitenko). Tuy nhiên, tất cả những giai điệu này không liên quan gì đến giai điệu mà bài hát đã trở nên phổ biến. Tác giả của nó là không rõ.
Lần đầu tiên "Ogonyok" với giai điệu này được biểu diễn vào năm 1947 bởi Vladimir Nechaev. Các bản thu âm đã được phát hành, trong đó chỉ ra rằng tác giả của văn bản là Isakovsky, và âm nhạc là dân gian. Isakovsky kể lại rằng nhiều người đã cố gắng chứng minh rằng họ là tác giả của phần âm nhạc cho bài hát. Một ủy ban đặc biệt của Liên minh các nhà soạn nhạc đã được triệu tập, ủy ban này kết luận rằng không ai trong số những người này có thể viết nó và giai điệu của hầu hết giống với bản tango "Stella", tác giả của bài hát cũng không rõ (theo một số nguồn tin, nó là được viết bởi Jerzy Peterburgsky - tác giả của cuốn "Chiếc khăn tay màu xanh" nổi tiếng, Người di cư đến Argentina năm 1949).
Đáng chú ý là ở Nhật Bản, Ogonyok cùng với Katyusha là bài hát hợp xướng Nga phổ biến nhất.
ОГОНЕК - ÁNH LỬA
Người chiến sĩ trong giờ phút chia ly
Nhìn người yêu tiễn đưa mình
Mờ trong đêm chiếc thềm đá xinh xinh
Lòng lưu luyến anh giã từ
Dưới bóng tối qua ngàn lớp sương mù
Nhìn quê hương anh thẫn thờ
Kìa trong đêm ánh lửa sáng bên sông
Của người yêu rọi trước phòng
Giờ này đây nơi tiền tuyến quang vinh
Còn chào đón chiến sĩ mình
Tình đồng chí chưa hẹn đã bao la
Cùng chiến đấu thương nhau nhiều
Những chiến sĩ trong lòng nhớ con đường
Miền quê hương anh sinh trưởng
Ở nơi ấy có cô gái thân yêu
Và ánh lửa buổi ban chiều .