link tải gowin99 mới nhất

Mỗi ngày 3 bản nhạc dễ nghe đẳng cấp thế giới- ngày thứ 13

Ngày thứ 13 này, theo gợi ý của bạn đọc, chúng ta trở về Việt Nam, thưởng thức ba tác phẩm khí nhạc đã từng làm lay động không những công chúng trong nước, mà còn được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ: Quê hương, Vì miền Nam, Câu chuyện ngày mùa. Hãy lắng nghe, và các bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái, yêu đời hơn.

1. Quê hương (Lưu Cầu)

Từ thời đất nước còn bị chia cắt, Quê hương, tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Lưu Cầu, được vang lên qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và ước mong đến ngày non sông một giải. Cho dến bây giờ, Quê hương vẫn được nhiều thế hệ nghệ sĩ biểu diễn trên các sân khấu sang trọng trong nước và quốc tế. Trong buổi hôm nay, ta nghe nghệ sĩ trẻ Bùi Công Duy trình diễn tác phẩm này.

nhac-si-luu-cau-1629341949.jpg
 

Lưu Cầu: Tên khai sinh của ông là Nguyễn Hoàn Cầu. Sinh ngày 30 tháng 11 năm 1930. Quê ở Sóc Trăng. Công tác lâu năm ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông mất tháng 1 năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiều sáng tác của nhạc sĩ Lưu Cầu đã đoạt giải thưởng. Ông viết nhiều thể loại: ca khúc, hợp xướng, nhạc không lời, nhạc phim, nhạc múa...

Những sáng tác ca khúc: Khu rừng miền Đông, Chuyện Trung du, Anh và tôi, Về đây với đường tàu, Miền Nam ơi chúng tôi đã sẵn sàng, Tiếng hát nữ du kích Củ Chi, Miền Nam nhớ mãi ơn Người (thơ: Trần Nhật Lam), Bài ca đất nước anh hùng, Gió tháng Mười, Múa hát mừng thọ Bác Hồ, Tình bạn...

Đã xuất bản hai tuyển tập ca khúc: Về đây với đường tàu, Tuyển tập ca khúc Lưu Cầu, cùng với băng cassette.

Đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt I năm 2001, với cụm tỏc phẩm: Miền Nam ơi chúng tôi đó sẵn sàng, Về đây với đường tầu, Miền Nam nhớ mói ơn Người, Bài ca đất nước anh hùng, Cửu Long Giang (hợp xướng lớn).

bui-cong-duy-1629341992.jpg
Bùi Công Duy

Bùi Công Duy: Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1981 tại thành phố Hồ Chí Minh, là một nghệ sĩ violin người Việt Nam. Anh được coi là nghệ sĩ violon trẻ tài năng của Việt Nam hiện nay, với rất nhiều giải thưởng quốc tế lớn, trong đó có giải nhất cuộc thi Tchaikovsky dành cho lứa tuổi trẻ năm 1997. Tốt nghiệp thạc sĩ Nhạc viện Tchaikovsky (Nga), Bùi Công Duy là người nước ngoài đầu tiên trở thành thành viên của dàn nhạc dây danh tiếng trên thế giới Viourse Moscow. Hiện nay anh đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Phần lớn thời gian anh tập trung vào công tác đào tạo, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và tham gia nhiều sự kiện âm nhạc giao hưởng thính phòng lớn trong nước và quốc tế. Bùi Công Duy hiện có học vị tiến sĩ, và từ năm 2017 là Phó giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, vị Phó giám đốc trẻ nhất trong lịch sử 65 năm của Nhạc viện.

2. Vì miền Nam

Tác phẩm viết cho đàn bầu, được nghệ sĩ Mạnh Thắng thể hiện rất thành công, qua tiếng đàn bầu lúc thành thót tràn đầy tình yêu thương, khi rung lên mãnh liệt thể hiện quyết tâm của đồng bào cả nước vì miền Nam ruột thịt, hướng tới ngày vui Bắc Nam sum họp. Qua thời gian, tác phẩm không hề bị phôi phai, mà vẫn được nhiều nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ trình diễn và được công chúng đặc biệt hâm mộ.

nhac-si-huy-thuc-1629342425.jpg
 

Huy Thục: Tên khai sinh của ông là Lê Huy Thục, còn có bút danh khác là Lê Anh Chiến, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1935, quê ở Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam, là Đại tá, nhạc sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguyên Đoàn trưởng Đoàn Ca Múa Tổng cục chính trị, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa 3 và khóa 4. Ông đã nghỉ hưu.

Nhạc sĩ Huy Thục hoạt động cách mạng từ tháng 8- 1945, ông bắt đầu đi vào con đường âm nhạc từ năm 1950 bằng chơi đàn Violon.

Từ năm 1954-1956, ông vào Đoàn Văn công Quân khu Hữu Ngạn. Sau đó ông theo học lớp Sáng tác âm nhạc đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Một thời gian sau, ông lại được cử đi tu nghiệp tại Nhạc viện Liszt ở Hungari.

Về nước, ông tham gia giảng dạy ở Trường Nghệ thuật Quân đội. Trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã lặn lội cùng chiến sĩ trên mặt trận Đường 9 - Nam Lào. Sau đó ông về làm lãnh đạo và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị.

Ông là một nhạc sĩ có khối lượng sáng tác lớn: trên 450 tác phẩm. Nhiều tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn trong quần chúng. Các ca khúc:

  • Kèn xuất trận (thơ Tô Đức Chiêu),
  • Tiếng hát trên đường quê hương,
  • Dòng suối La La,
  • Tiếng đàn Ta-lư,
  • Bác đang cùng chúng cháu hành quân,
  • Tiến lên chiến sĩ đồng bào (phổ thơ Bác Hồ),
  • Đợi (thơ Vũ Quần Phương),
  • Hợp xướng Hoan hô chiến sĩ Điện Biên,
  • Tiến lên giành toàn thắng (Chương I),
  • Vũ kịch Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (viết cùng Nguyễn Thành và Lương Ngọc Trác), v.v…

Về tác phẩm khí nhạc:

  • Độc tấu đàn bầu Vì miền Nam,
  • Độc tấu trống dân tộc Nhịp điều nước non.

Ngoài ra, ông còn viết phần âm nhạc cho kịch nói, phim truyện, phim tài liệu, múa…

Đã xuất bản hai Tuyển tập ca khúc và Album Tiếng đàn Ta-lư.

Nhạc sĩ Huy Thục đã được Nhà nước phong tặng:

  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật đợt 1,
  • Huân chương Độc lập hạng Ba

và rất nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.

Vở vũ kịch Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (phần âm nhạc viết chung với nhạc sĩ Lương Ngọc Trác, Nguyễn Thành) được Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Rất nhiều giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, các ngành, các đoàn thể ở Trung ương, địa phương và của quốc tế.

Mạnh Thắng: Tên khai sinh của ông là Nguyễn Mạnh Thắng, quê ở Hà Nội. Nguyên công tác tại Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nghệ sĩ Mạnh Thắng là nghệ sĩ độc tấu đàn bầu thế hệ đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài những sân khấu trong và ngoài nước, ông còn biều diễn ở nhiều chiến trường phục vụ bộ đội trong thời chiến tranh. Tiếng đàn bầu của ông đã góp phần giới thiệu tâm hồn dân dộc Việt Nam với nhiều bạn bè thế giới một cách xuất sắc, đã một thời là niềm tự hào của những cộng đồng người Việt xa Tổ quốc.

Ngoài ra, ông còn viết một số tác phẩm cho đàn bầu diễn tấu và một số giáo trình đàn bầu. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

Từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Nghệ sĩ Mạnh Thắng đã có sáng kiến lắp bộ biến áp trong ruột cây đàn bầu, “hiện đại hóa”, một nhạc cụ dân tộc, khiến có cường độ âm thanh mạnh hơn. Cũng từ đấy, mỗi lần Mạnh Thắng biểu diễn đã được hàng nghìn bộ đội và dân công cùng thưởng thức, cổ vũ. Như vậy là, cùng với Hành quân xa của Ðỗ Nhuận, Hò kéo pháo của Hoàng Vân... cây đàn bầu của nghệ sĩ Mạnh Thắng đã trở thành một trong những động lực nâng bước chân hành quân của bộ đội và dân công tiến vào Ðiện Biên Phủ giành thắng lợi cuối cùng.

Hòa bình lập lại trên miền bắc, cây đàn bầu cùng nghệ sĩ Mạnh Thắng trở về Hà Nội và một chương trình nghệ thuật được chắt lọc từ chín năm kháng chiến để giới thiệu với nhân dân Hà Nội. Cũng là dịp tiếng đàn bầu Mạnh Thắng qua làn sóng của Ðài Tiếng nói Việt Nam truyền đến đồng bào miền nam. Sau khi nghệ sĩ Mạnh Thắng được tặng thưởng Huân chương Chiến công vì đã có thành tích sử dụng cây đàn bầu có hiệu quả để phục vụ bộ đội và nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, anh lại phát huy hơn nữa về thế mạnh của cây đàn. Năm 1957, Mạnh Thắng cùng cây đàn đi dự Ðại hội liên hoan thanh niên và sinh viên toàn thế giới lần thứ sáu tại Mát-xcơ-va (thủ đô Liên Xô trước đây). Cây đàn bầu của Việt Nam làm nhiều bạn bè thế giới phải ngạc nhiên, vì cây đàn chỉ có một dây mà lại có thể tạo nên mọi cung bậc. Anh là nghệ sĩ duy nhất của đoàn được nhận Huy chương Vàng của Ðại hội. Và cứ như thế, anh được đi dự nhiều Festival tổ chức nhiều nơi trên thế giới... Tiếng đàn bầu của Mạnh Thắng đã thật sự quyến rũ bạn trẻ thế giới. Và cũng từ cây đàn của anh mà các bạn nước ngoài hiểu sâu thêm về đất nước và con người Việt Nam. Một người bạn I-ta-li-a vui miệng gọi Mạnh Thắng là “Pa-ga-ni-li của Việt Nam”.

Mạnh Thắng không chỉ dừng ở cách biểu diễn đàn bầu bằng cách cầm que gẩy nắm cả bàn tay, mà anh đã sáng tạo ra cách gẩy bằng hai ngón cái và ngón chỏ. Khi tuổi đã cao, anh tận tình truyền nghề cho nghệ sĩ Nguyễn Tiến những kỹ năng, kỹ xảo của cây đàn bầu. Và không phụ lòng Mạnh Thắng, nghệ sĩ Nguyễn Tiến đã đoạt Huy chương Vàng ở Festival lần thứ 10 tại Cộng hòa dân chủ Ðức năm 1973.

3. Kể chuyện ngày mùa

 

Thao Giang: Tác giả của bản nhạc viết cho đàn nhị nổi tiếng trong và ngoài nước. Tên đầy đủ của ông là Nguyễn Thao Giang, sinh ngày 22 tháng 7 năm 1948. Quê ở Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (cũ).

Là nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, đã thực tập trên Đại học tại Ấn Độ (1981-1985). Ông còn là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

 Ông đã tham gia giảng dạy, nghiên cứu cải tiến nhạc cụ dân tộc, vì thế năm 1979 được đặc cách tốt nghiệp Đại học và đã có đóng góp nhiều trong việc soạn giáo trình cơ bản từ Sơ cấp đến Đại học cho đàn nhị, đàn hồ, được sử dụng rộng rãi trong các trường nhạc Trung ương và địa phương.

 Ông cũng đã sáng tác một số tác phẩm độc tấu cho nhạc cụ dân tộc cổ truyền: Kể chuyện ngày mùa (đàn nhị), Hương rừng (tam thập lục), Ao cá Bác Hồ (đàn tranh), Du thuyền trên sông Hương (đàn bầu), Đường xa vang mãi tiếng đàn (đàn tỳ bà), Hương xuân (dàn nhạc dân tộc hòa tấu).

 Năm 1987, tại Liên hoan nhạc kịch dân tộc toàn quốc, ông được công nhận là một trong bốn nhạc sĩ có công với nền nhạc khí dân tộc.

thao-giang-1629342651.jpg
 

Bản nhạc “Kể chuyện ngày mùa”:  Là một trong những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Thao Giang cho đàn Nhị độc tấu cùng phần phụ họa của tốp nhạc dân tộc, cho thấy ngôn ngữ của Nhị quả là phong phú hấp dẫn. Thường mỗi lần đi biểu diễn phục vụ bộ đội và nông dân, Thao Giang phải biểu diễn lại theo yêu cầu của khán giả. Sau khi tiết mục này phát trên Đài TNVN, Thao Giang nhận được khá nhiều thư thính giả yêu cầu gửi cho họ bản nhạc đó để tập. Cùng với bài “Xe chỉ luồn kim”, nó đã được dư luận đánh giá là bài tiêu biểu cho trình độ Nhị hiện thời. Nhưng Thao Giang không chủ quan, luôn nhớ lời bác Đức, người thầy mà anh kính mến: “Phải dè chừng ảnh hưởng của phong cách chơi Violon, đừng để người nghe nhầm lẫn âm thanh giữa hai nhạc khí ấy!”.

Là nghệ sĩ đàn Nhị tiêu biểu, am hiểu sâu sắc về tính năng cũng như kĩ thuật diễn tấu cây đàn độc đáo này, dựa trên chất liệu Chèo cổ, khi sáng tác "Kể chuyện ngày mùa", Thao Giang đã vẽ nên bức tranh sinh động của ngày mùa bội thu, với những đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay, tiếng bước chân rộn rã gánh lúa về làng trên khắp nẻo đường quê, tiếng  trẻ  í ới nô đùa, tiếng những đàn gà con ríu rít gọi mẹ... Khắp thôn làng đâu đâu cũng vang lên những âm thanh của ấm no, hạnh phúc.

Có thể nói, từ khi ra đời, với đường nét giai điệu giản dị, mộc mạc  nhưng sâu lắng, cùng sự độc đáo, phong phú trong kĩ thuật diễn tấu, "Kể chuyện ngày mùa" đã cùng cây đàn Nhị đi khắp năm châu bốn biển, giới thiệu đến bạn bè thế giới một trong những nét đặc sắc của nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

Trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, "Kể chuyện ngày mùa" là tác phẩm hàng đầu trong các giáo trình giảng dạy đàn Nhị, cũng là một trong những tác phẩm bắt buộc cho sinh viên trong các kì thi tốt nghiệp.