link tải gowin99 mới nhất

Mẹ ghẻ

Bà đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn ở vậy. Không biết lí do gì mà cũng nhiều người hỏi nhưng bà chẳng chịu cùng ai sớm tối. Bà không phải là người phụ nữ xấu, ngược lại trông bà rất có duyên. Thế rồi, bỗng người ta đồn bà lấy chồng.
trai-tim-1636947017.jpg
 

 

Bán tín, bán nghi, người thì bảo:

- Các ông bà cứ nói cho vui miệng chứ già rồi chồng con gì nữa.

 Người thì bảo:

- Lấy người ta về rồi hầu hạ cho khổ à, tội gì phải dại.

  Nhưng bà lấy chồng thật. Ông hơn bà chục tuổi. Vợ ông bị ung thư mất. Ông có ba đứa con,hai gái một trai. Ngày bà về với ông cũng đưa đón linh đình chỉ có điều không váy áo như bọn trẻ. Lúc đầu hai đứa con gái của ông ngủng ngoẳng lắm. Nó nghe người ta nói, mẹ ghẻ độc ác  nên chúng có ý đề phòng. Đôi lúc bà gọi hay nói gì với chúng , chúng chẳng đáp lời. Bà buồn. Nhưng bà phải làm gì để xoá đi cái định kiến ấy? Bà hết lòng chăm sóc cho lũ nhỏ từ miếng ăn đến manh áo. Về với ông, bà bỏ vốn ra làm một quầy hàng nhỏ ngồi chợ nên cũng có đồng ra đồng vào để lo cho gia đình. Ông thì chẳng làm gì cả, ngày ngày phụ giúp bà bày hàng dọn hàng , thời gian còn lại thì ông ngồi đánh cờ với mấy ông hàng xóm. Thời gian cứ thế trôi, đã hơn năm năm về với ông nhưng bà cũng chẳng sinh được mụn con nào. Bà xác định, con của ông ấy cũng là con của mình. Vì thế bà yêu thương chúng hết mực. Mỗi ngày chúng hiểu và cảm nhận được tình yêu bà dành cho chúng, chúng xoá dần cái bức tường mà lâu nay chúng dựng lên. Đứa con gái lớn lấy chồng, bà có 5 chỉ vàng của hồi môn, bà mang cho hết nó . Rồi nó cũng ở gần bà. Ngày nó sinh nở, bà chăm sóc nó còn hơn cả mẹ đẻ ấy chứ, dường như nó cảm động lắm. Ai nhìn bà chăm sóc con chồng họ cũng đều gật gù cảm kích. Rồi đứa cháu ngoại đầu tiên lớn dần, bà yêu nó vô hạn. Sáng ra, dọn hàng xong, chưa có gì bỏ vào mồm, bà đã vội vã lo cho cháu. Khi thì hộp sữa, khi thì bát bún, khi quả trứng lộn hay cái óc lợn. Rồi lại mua về cho ông nhưng thường thì bà nhịn sáng. Vì nếu bà cũng ăn sáng thì tốn kém lắm. Gánh hàng vặt của bà một ngày có lời lãi bao nhiêu . Rồi bà lại đun cho con từng phích nước. Cứ hàng bún ở chợ bán xong là bà tận dụng gác lên đó vài ấm nước đổ phích cho con. Bà bảo, con nó nhỏ phải có nước nóng sử dụng thường xuyên. Những người ngồi chợ với bà có khi nói nhỏ tai bà” việc gì bà phải hầu nó thế”. Bà chỉ đáp” con mình mình hầu đâu có thiệt”. Rồi đứa con gái út lấy chồng. Nó lấy chồng xa và ở Hà Nội. Thỉnh thoảng bà lại thu vén gửi đồ lên cho nó. Chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài ba chục trứng, mấy kg tôm, Cua, rau sạch nhưng bà thấy rất vui. Cuối cùng thằng con trai cũng lấy vợ. Ông bà cho nó mảnh đất sát nhà, bảo nó ra ở riêng cho tự do và con tự phấn đấu. Nó không chịu. Lắm lúc bà nghĩ bụng, cứ nấu cơm hai ông bà ăn, không nấu cho chúng nó nữa xem sao. Thế là nó phải nấu riêng. Nhưng cứ đến bữa hai vợ chồng nó lại dọn lên ăn cùng mâm thế là huề. Và chẳng riêng tư gì sất nữa. Ông ngoài 70 thì bỏ bà mà đi. Sau giỗ đầu của ông, bà gọi các con và nói:

- Mẹ già rồi, trái tính trái nết, mẹ sợ không hợp với các con, ăn uống cũng thất thường, con trai hãy xây tạm mấy gian bên cạnh mà ở cho thoải mái, mà không thì mẹ dựng tạm sang bên đó một gian nho nhỏ  để không làm phiền đến các con.

 Anh con trái hơi to tiếng:

- Mẹ định bỏ chúng con à? Không được, có một mình mẹ, ăn uống đáng bao nhiêu mà thui thủi một mình, người ta nhìn thật khó coi. Ngày mai, con sẽ tìm thợ, nới thêm một gian buồng nữa thật đẹp cho mẹ ở, đi lại cho tiện, giờ già rồi, leo lên tầng khó khăn, với lại các cháu quen có bà rồi, bữa đến không có bà, cả nhà ăn mất ngon. Cô con dâu nghe chồng nói thế thì tủm tỉm ôm ngang hông bà, dựa đầu vào vai bà và nói” mẹ, chúng con sẽ chẳng thể nào không có mẹ được đâu. Bây giờ mẹ có tuổi rồi, chăm sóc mẹ là bổn phận của chúng con, mẹ đừng nghĩ ngợi gì nhé. Từ mai mẹ cũng nghỉ chợ đi. Mấy chục năm bươn chải rồi, giờ mẹ hãy nghỉ ngơi đi ạ “ Nghe em dâu, chị dâu nói thế , hai cô con gái cũng cười mãn nguyện. Còn bà thì bà bảo:

- Thôi thế cũng được, nhưng mẹ không nghỉ chợ đâu. Dù lời lãi không được là bao nhưng ra chợ có người này người kia trò chuyện mẹ thấy vui các con ạ.

   Con cháu đứa nào cũng vui vẻ và hình như cMẸ GHẺ

   Bà đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn ở vậy. Không biết lí do gì mà cũng nhiều người hỏi nhưng bà chẳng chịu cùng ai sớm tối. Bà không phải là người phụ nữ xấu, ngược lại trông bà rất có duyên.  Thế rồi, bỗng người ta đồn bà lấy chồng. Bán tín , bán nghi, người thì bảo:

- Các ông bà cứ nói cho vui miệng chứ già rồi chồng con gì nữa.

 Người thì bảo:

- Lấy người ta về rồi hầu hạ cho khổ à, tội gì phải dại.

  Nhưng bà lấy chồng thật. Ông hơn bà chục tuổi. Vợ ông bị ung thư mất. Ông có ba đứa con,hai gái một trai. Ngày bà về với ông cũng đưa đón linh đình chỉ có điều không váy áo như bọn trẻ. Lúc đầu hai đứa con gái của ông ngủng ngoẳng lắm. Nó nghe người ta nói, mẹ ghẻ độc ác  nên chúng có ý đề phòng. Đôi lúc bà gọi hay nói gì với chúng , chúng chẳng đáp lời. Bà buồn. Nhưng bà phải làm gì để xoá đi cái định kiến ấy? Bà hết lòng chăm sóc cho lũ nhỏ từ miếng ăn đến manh áo. Về với ông, bà bỏ vốn ra làm một quầy hàng nhỏ ngồi chợ nên cũng có đồng ra đồng vào để lo cho gia đình. Ông thì chẳng làm gì cả, ngày ngày phụ giúp bà bày hàng dọn hàng , thời gian còn lại thì ông ngồi đánh cờ với mấy ông hàng xóm. Thời gian cứ thế trôi, đã hơn năm năm về với ông nhưng bà cũng chẳng sinh được mụn con nào. Bà xác định, con của ông ấy cũng là con của mình. Vì thế bà yêu thương chúng hết mực. Mỗi ngày chúng hiểu và cảm nhận được tình yêu bà dành cho chúng, chúng xoá dần cái bức tường mà lâu nay chúng dựng lên. Đứa con gái lớn lấy chồng, bà có 5 chỉ vàng của hồi môn, bà mang cho hết nó . Rồi nó cũng ở gần bà. Ngày nó sinh nở, bà chăm sóc nó còn hơn cả mẹ đẻ ấy chứ, dường như nó cảm động lắm. Ai nhìn bà chăm sóc con chồng họ cũng đều gật gù cảm kích. Rồi đứa cháu ngoại đầu tiên lớn dần, bà yêu nó vô hạn. Sáng ra, dọn hàng xong, chưa có gì bỏ vào mồm, bà đã vội vã lo cho cháu. Khi thì hộp sữa, khi thì bát bún, khi quả trứng lộn hay cái óc lợn. Rồi lại mua về cho ông nhưng thường thì bà nhịn sáng. Vì nếu bà cũng ăn sáng thì tốn kém lắm. Gánh hàng vặt của bà một ngày có lời lãi bao nhiêu . Rồi bà lại đun cho con từng phích nước. Cứ hàng bún ở chợ bán xong là bà tận dụng gác lên đó vài ấm nước đổ phích cho con. Bà bảo, con nó nhỏ phải có nước nóng sử dụng thường xuyên. Những người ngồi chợ với bà có khi nói nhỏ tai bà” việc gì bà phải hầu nó thế”. Bà chỉ đáp” con mình mình hầu đâu có thiệt”. Rồi đứa con gái út lấy chồng. Nó lấy chồng xa và ở Hà Nội. Thỉnh thoảng bà lại thu vén gửi đồ lên cho nó. Chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài ba chục trứng, mấy kg tôm, Cua, rau sạch nhưng bà thấy rất vui. Cuối cùng thằng con trai cũng lấy vợ. Ông bà cho nó mảnh đất sát nhà, bảo nó ra ở riêng cho tự do và con tự phấn đấu. Nó không chịu. Lắm lúc bà nghĩ bụng, cứ nấu cơm hai ông bà ăn, không nấu cho chúng nó nữa xem sao. Thế là nó phải nấu riêng. Nhưng cứ đến bữa hai vợ chồng nó lại dọn lên ăn cùng mâm thế là huề. Và chẳng riêng tư gì sất nữa. Ông ngoài 70 thì bỏ bà mà đi. Sau giỗ đầu của ông, bà gọi các con và nói:

- Mẹ già rồi, trái tính trái nết, mẹ sợ không hợp với các con, ăn uống cũng thất thường, con trai hãy xây tạm mấy gian bên cạnh mà ở cho thoải mái, mà không thì mẹ dựng tạm sang bên đó một gian nho nhỏ  để không làm phiền đến các con.

 Anh con trái hơi to tiếng:

- Mẹ định bỏ chúng con à? Không được, có một mình mẹ, ăn uống đáng bao nhiêu mà thui thủi một mình, người ta nhìn thật khó coi. Ngày mai, con sẽ tìm thợ, nới thêm một gian buồng nữa thật đẹp cho mẹ ở, đi lại cho tiện, giờ già rồi, leo lên tầng khó khăn, với lại các cháu quen có bà rồi, bữa đến không có bà, cả nhà ăn mất ngon. Cô con dâu nghe chồng nói thế thì tủm tỉm ôm ngang hông bà, dựa đầu vào vai bà và nói” mẹ, chúng con sẽ chẳng thể nào không có mẹ được đâu. Bây giờ mẹ có tuổi rồi, chăm sóc mẹ là bổn phận của chúng con, mẹ đừng nghĩ ngợi gì nhé. Từ mai mẹ cũng nghỉ chợ đi. Mấy chục năm bươn chải rồi, giờ mẹ hãy nghỉ ngơi đi ạ “ Nghe em dâu, chị dâu nói thế , hai cô con gái cũng cười mãn nguyện. Còn bà thì bà bảo:

- Thôi thế cũng được, nhưng mẹ không nghỉ chợ đâu. Dù lời lãi không được là bao nhưng ra chợ có người này người kia trò chuyện mẹ thấy vui các con ạ.

   Con cháu đứa nào cũng vui vẻ và hình như chẳng đứa nào coi đó là mẹ kế của mình.hẳng đứa nào coi đó là mẹ kế của mình.