link tải gowin99 mới nhất

Lại nói về các quan Thái giám ngày xưa

Trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục về Thái giám ngày xưa

1

TẦNG LỚP THÁI GIÁM XUẤT HIỆN KHI NÀO?

Tầng lớp Thái Giám, còn gọi là Hoạn Quan, Nội Quan, Giám Quan v.v…xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Tây Chu. Nghĩa là từ khi có chế độ phong kiến, rồi chế độ quân chủ chuyên chế. Tầng lớp thống trị (vua, chúa) nắm quyền lực tối thượng, hưởng thụ mọi đặc quyền, đặc lợi. Họ ngồi trên vàng bạc châu báu mà khống chế cả thiên hạ. Họ vơ vào trong tay vô vàn nhan sắc tuyệt hảo từ bốn phương trong thiên hạ, tha hồ tận hưởng mọi lạc thú ở đời. Do vậy, ở cung đình, phải có những người quản lý nơi hậu cung khá đông đảo, nhộn nhịp thâm nghiêm, phồn hoa son phấn và cả bất kham nữa. Ở đấy có nhiều cung tần mỹ nữ thơm tho bay lượn tha thướt như bướm như ong...Nếu không thiết lập chế độ quản lý chặt chẽ, thì bướm ong bay lượn, có thể sẽ rối loạn cả hậu cung, thừa thãi mà thực ra lại rất thiếu…

1-bl1d-1700530688.jpg

Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục.

 

Để tránh những vấn đề tranh tối tranh sáng phức tạp có thể xảy ra nơi cung cấm, đội ngũ quan chức đảm nhiệm công việc vô cùng quan trọng này phải là những người được vua, chúa tin tưởng gần như tuyệt đối. Chính vì thế, các vị quan đàn ông rất khác thường này, cần phải được tước bỏ bộ phận sinh dục. Họ bị thiến (hoạn), hoặc tự thiến (tự cung). Có trường hợp do mới sinh ra, họ đã phải chịu khuyết tật rồi. Họ thành quan Thái Giám, được phép đi lại trong cung phục vụ nhà vua, nhà chúa, phục vụ các bà Thái hậu, Hoàng hậu, Phi, Tần và cung nữ trong cung. Họ được gọi là NỘI QUAN, hay NỘI GIÁM là vậy! Chức năng ban đầu của quan Thái Giám ở Trung Quốc, ở nước ta và ở một số nước theo chế độ phong kiến. quân chủ chuyên chế khác, nhìn chung và cơ bản là thế.

Quan Thái Giám ở các triều vua cũng có chức vụ lớn bé khác nhau. Cao nhất là Đại Thái Giám, Tống Thái Giám, tổng quản mọi vấn đề trong cung. Tất nhiên, trong thực tế ở mọi triều đại, mức độ sủng ái đậm nhạt cũng khác nhau. Vai trò, quyền lợi, chức năng cụ thể của các quan Thái Giám cũng cao thấp khác nhau… Phần đông các Thái Giám chỉ có việc chủ yếu là phục vụ bưng bê hầu hạ. Nhưng cũng có một số ít người nhờ khôn khéo, thông minh tài giỏi, được sủng ái riêng, leo lên đến bậc hàm Nhất, Nhị hoặc Tam phẩm. Đôi khi, có có một số vị Thái Giám nắm thực quyền, quyền uy che lấp cả mặt trời mặt trăng…

2

Có lẽ, nỗi buồn lớn nhất của các quan Thái Giám nói chung, chính là việc họ bị tước mất cái quyền được làm đàn ông, lấy vợ sinh con nối dõi. Theo quan niệm Nho giáo, thì họ đành cam chịu tội “bất hiếu” với tổ tiên. Chung quy, thì họ cũng chỉ là kẻ hầu hạ các khoản khoái lạc cho vua, chúa, mà bản thân họ thì vô cùng đau khổ, mặc dù họ cũng chả thiếu gì vàng bạc châu báu và quyền uy. Họ cảm thấy cô đơn lạnh lẽo suốt cả cuộc đời. Chết cũng cô đơn. Thậm chí, còn bị gowin99 coi thường. Chính bởi hoàn cảnh này, mà một số quan Thái Giám nảy sinh tâm lý bức xúc, nảy sinh thái độ căm ghét, muốn trả thù đời, khiến họ trở thành những kẻ vô cùng tàn độc.

Một số Thái Giám bên Tàu vẫn có thể được lấy vợ, lớn bé vài ba cô, nhằm “cứu vãn hạnh phúc” mà họ đã bị tước mất. Họ dày vò nhan sắc không hề thương tiếc, khiến một số cung nữ không chịu nổi, buộc phải tự vẫn. Họ mưu toan hiểm ác, chiếm đoạt vô vàn của cải. Họ sẵn sàng lập mưu sâu kế hiểm giết hết vua này đến vua khác, làm khuynh đảo xã tắc, khiến triều chính đổ nát tan hoang…

Xin đơn cử một số vị quan Thái Giám bên nước láng giềng Trung Hoa.

Quan Thái Giám ở đời Tần Thủy Hoàng Đế là TRIỆU CAO (?-207 TCN). Triệu Cao có công cứu Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) thoát chết trong vụ tráng sĩ Kinh Kha nước Yên mưu giết, nên được Tần Thủy Hoàng rất sủng ái. Tất nhiên, ở thời diểm ấy, Doanh Chính mới chỉ là Tần Vương, chưa thống nhất được thiên hạ. Tần Thủy Hoàng chết trong khi đi kinh lý ở xa kinh thành. Triệu Cao cùng Thừa tướng Lý Tư sửa di chiếu, loại bỏ Phù Tô, đưa Hồ Hợi lên làm vua nước Tần. Họ còn giả mệnh vua bắt Thái tử Phù Tô và đại tướng Mông Điềm phải tự chết. Hồ Hợi lên làm vua nước Tần, tức Tần Nhị Thế. Triệu Cao lập mưu giết Thừa tướng Lý Tư và thay Lý Tư, giữ chức Thừa tướng. Cuối cùng thì Triệu Cao giết cả Tần Nhị Thế, nắm quyền lực tối cao, làm tan nát triều đại Tần Thủy Hoàng.

Cao Lực Sĩ đời vua Đường Huyền Tông (684-762), quyền nghiêng thiên hạ. Ngụy Trung Hiền (1568-1627) đời nhà Minh lập ra Đông Xưởng, khét tiếng tàn bạo. Rồi Vương Chấn đời vua Minh Anh Tông, Lưu Cẩn (1451-1510) đời vua Minh Vũ Tông, gây bao tội ác, giết hết quan tốt, giết cả vua. Tội ác của Lưu Cẩn thật không sao kể xiết. Đông Quán (1054-1126) đời Bắc Tống, leo lên tới chức Thái sư, quyền che cả mặt trời. Đời nhà Thanh, Đại Thái Giám Lý Liên Anh hầu hạ 4 đời vua nhà Thanh, 50 năm hầu hạ Từ Hy Thái hậu, khuynh loát cả triều chính. Đại Thái Giám An Đức Hải cũng không hề thua kém. Cả hai vị Tả, Hữu Đại Thái Giám này quyền lực trên cả vua. Họ đều dựa vào thế lực của Từ Hy, cùng Thái hậu Từ Hy tư thông, tung hoành ngang ngược, khiến nhà Thanh mau chóng bị kết liễu…

Đấy là chưa kể một số quan Thái Giám được sắp đặt, hoặc trà trộn vào nội cung để phục vụ tình dục cho các bà Thái hậu, Hoàng hậu, cung nữ... Nhờ thế lực của những người làm chủ hậu cung, họ như diều mượn gió bay cao, tác yêu tác quái. Ví như Lao Ái ở đầu nhà Tần, có cả 2 đứa con với Thái hậu Triệu Cơ. Lao Ái được Triệu Cơ đích thân tuyển chọn, rồi tiến hành việc “hoạn giả”, công khai như một Thái Giám “chính danh”. Thái hậu Triệu Cơ ra ở cung riêng, đêm ngày vui thú với Lao Ái, vô biên vô tận. Họ còn sinh được vài đứa con. Mãi sau mới bị Tần Doanh Chính phát hiện. Ví như Thái Giám Lưu Khắc Minh đã “thay thế” vua Đường Kính Tông Lý Đam “quản lý” tất cả người đẹp trong hậu cung nhà Đường, như ông chủ thứ hai thực chất của cung đình. Và còn khá nhiều Thái Giám nổi tiếng khác ở đời Minh, Thanh, Trung Quốc, kể sao cho xiết!…

V.B.L