link tải gowin99 mới nhất

Kỷ niệm về một người lính già

Tháng 8-1968, tôi từ chiến sỹ bộ binh được bổ sung về đơn vị của ông. Tôi kém ông 7 tuổi đời 2 tuổi quân, cùng mang quân hàm hạ sỹ. Tôi được ông cùng các pháo thủ hướng dẫn thao tác binh chủng mới lạ của mình rất nhiệt tình
ky-niem-ve-mot-nguoi-linh-gia-1630223279.jpg

Ông Nguyễn Thạc Trung sinh 1941 tại xã Hưng Lĩnh Huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An . Lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo bên dòng Sông Lam. Hết lớp 4, ông bỏ học, ra đồng chăn trâu, giúp cha mẹ làm rộng vui cùng năm tháng bên con Đê 42 - quê nhà. Hai mươi lăm tuổi, ông nhập ngũ – tuổi kha khá so với đợt tân binh này. Lúc cuộc chiến chống Mỹ của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, ông được biên chế vào sư đoàn 341. Tại đây, ông được huấn luyện bộ binh 3 tháng, sau đó ông được chọn cùng một số chiến sỹ khỏe mạnh hành quân bộ ra tỉnh Vĩnh Phúc nhận pháo 37mm phòng không. Thành lập đơn vị có phiên hiệu là tiểu đoàn 15 pháo cao xạ. Ông Trung được phân công làm pháo thủ số 5 của đại đội 10. Vừa huấn luyện vừa sẵn sàng bảo vệ sân bay Gia Lâm và cầu Long Biên – Hà Nội.

Ngoài việc chăm lo học tập lắp đạn cho chuẩn xác của pháo thủ được phân công. Ông còn học và làm tốt đẩy đủ các số trên mâm pháo, để khi cần thi ứng dụng thay thế.

Về lý thuyết, ông không trình bày được. Nhưng về động tác thì ông chăm chỉ làm theo. Bởi vậy, mỗi dịp hội thao kỹ thuật cấp Trung đoàn, tiểu đoàn, ông đều đạt mức Kiện tướng, nhiều đồng đội phải học, luôn được cấp trên khen thưởng. Cả đơn vị đều mến phục gọi ông là “Thạc Trung số 5”.

Rồi đơn vị của ông được lệnh cơ động vào bảo vệ vùng trời quân khu 4. Bắn rơi nhiều máy bay của Mỹ ngay từ những loạt đạn đầu - từ Bắc Nghệ An qua Hà Tĩnh vào Quảng Bình và phía tây Trường Sơn thuộc nước bạn Lào. Chiến công xuất sắc của đại đội 10 được nhân dân yêu quý giúp đỡ động viên. Được Bác Hồ gửi thư khen cùng bức Trướng ( Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ). Được Đảng, nhà nước phong tặng tập thể đại đội anh hùng ngày 1/10/1971!

Tháng 8-1968, tôi từ chiến sỹ bộ binh được bổ sung về đơn vị của ông. Tôi kém ông 7 tuổi đời 2 tuổi quân, cùng mang quân hàm hạ sỹ. Tôi được ông cùng các pháo thủ hướng dẫn thao tác binh chủng mới lạ của mình rất nhiệt tình. Sau đó, một thời gian, tôi được phân công làm a trưởng, b trưởng rồi cán bộ đại đội. Liên tục suốt 4 năm, chiến đấu vô cùng ác liệt. Quân số luôn biến động thay đổi. Nhưng ông và tôi vẫn tồn tại trong 1 đơn vị, cùng nhau cơ động chiến đấu đủ các chiến trường ABC. Trải qua muôn vàn những kỷ niệm của người lính không thể nào quên. Nay được ông đồng ý, tôi xin kể lại vài mẩu chuyện nhỏ mà chỉ có tôi và ông từng mắt thấy tay sờ. Dù thời gian đã qua nửa thế kỷ.

Đó là:

16 giờ, ngày 19/03/1969 đơn vị bạn phục kích máy bay địch ở trận địa 050 đường 12, bắn trúng 1 F4H của Mỹ. Nó nổ tung trên bầu trời biên giới Lào- Việt. Tên phi công nhảy dù thoát ra khỏi máy bay. Lái dù xuống đỉnh núi Phù Ác. Đại đội tôi được lệnh kéo hai khẩu pháp đến chiếm lĩnh trận địa gần đó để sẵn sàng bắn máy bay đến ứng cứu giặc lái. Suốt đêm vất vả vì thiếu người. Một số chiến sĩ còn bị thương do bom mìn. Nên trên mâm pháo của tôi chỉ có ba người: Ông Trung làm số 1 (quay hướng), tôi là pháo thủ số 2 (quay tầm và quyết định điểm xạ lên mục tiêu) , người thứ 3 là đồng chí B – trưởng Đỗ Hồng Phương quê Bắc Ninh làm pháo thủ số 5 (lắp đạn). Đến 15 giờ 30 phút ngày 20 tháng 03, địch tăng cường hàng trăm máy bay đủ loại, đủ hướng cao thấp, tiếng động rầm trời. Phút chốc chúng đồng loạt phụt khói phủ kín bầu trời. Chúng bắn vô vàn các loại bom đạn to, nhỏ xung quanh, kể cả các loại đạn giấy. Rồi một trực thăng bay lén thấp sát ngọn cay, thẳng vào vùng có tên giặc lái. Cả mặt trận nổ sung ầm vang như một trận bão lửa. Đại đội phó Trần Xuân Đường hô bắn! nhưng tiếng ồn của bom, của động cơ máy bay không nghe được lệnh. Nên ba chúng tôi chọn chiếc AD6 gần và rõ nhất nổ sung. Chiếc máy bay này gãy cánh trái, nó loạng quạng đường bay rồi đâm thẳng vào đỉnh lèn của Huyện Lằng Khằng nổ tung. Sau trận đánh, tôi và ông Trung được tặng giấy khen của trung đoàn.

Một lần khác, tôi và ông Trung được cấp trên chỉ định đi trinh sát trận địa. Đây là phía ngoài bản Tà Lạt của nước Lào, một bên là dãy nuối Phù Ác đầy rừng rậm – Trên đỉnh núi có hòn đá to bằng phẳng. Trực thăng có thể hạ cánh – một bên có cánh đồng – giáp giữa là rừng Săng lẻ mênh mông. Thời gian trước đó từ rừng rậm, bọn phỉ thỉnh thoảng về tập kích lực lượng vũ trang của bạn. Nên tôi luôn cảnh giác. Tôi đi trước, ông đi sau cách nhau 5 mét. Bỗng dung ông Trung hô:

- Haii thằng… Hai thằng…

Tôi linh hoạt, nhanh chóng nằm sấp xuống lên đạn Ak, quan sát – không thấy có động tĩnh gì. Còn ông đứng nguyên, tôi bảo ông nằm xuống, nhưng ông vẫn đứng chỉ tay về phía trước. Ở đó tôi thấy có một chiếc dù 2 màu xanh đỏ, vướng cây Săng lẻ, xẹp xuống treo lơ lửng. Lúc này, tôi mới hiểu ý ông là hai người đến lấy chiếc dù về chia nhau. Cùng hôm đó, chúng tôi còn phát hiện trong một hốc cây Săng lẻ khổng lồ, một chiếc dù hoa to tướng, mang về chia cho cả đại đội ngụy trang.

Và kỷ niệm thứ 3 là sáng ngày 02 tháng 04 năm 1972. Khi đơn vị chúng tôi vượt sông Bến Hải. Hợp đồng cùng các quân binh chủng tấn công giải phóng tỉnh Quảng trị - Hai xe tăng đi trước mở đường. Kế tiếp là hai xe gát 63 kéo pháo. Tôi ngồi buồng lái xe thứ 3 - xe sau cùng kéo pháo nhưng phải chở thêm, các trợ lý thông tin và hậu cần, tải nặng hơn nên bố trí xe zin 57 có 3 hàng bánh, dài hơn.

Đến chỗ của gấp ở làng Phượng Xuân của xã Gia An, huyện Gia Linh, xe của tôi cua rộng, đè lên một quả mìn (chẳng rõ của ta hay địch) còn sót lại, phát nổ, cắt khẩu pháo đẩy lùi ra phía sau chục mét. Đồng chí lái xe hy sinh tại chỗ, 8 người ngồi trên xe hất tung lên trời rơi xuống, tiếng nổ, tự mở cửa hất tôi ra khỏi buồng lái xuống đất, an toàn, trong số 8 người có cả ông Trung, máu me loang lỗ.

Tôi xa ông Thạc Trung từ đó.

Năm 1974, ông Trung được phục viên gần 10 năm chiến đấu ở cả 3 chiến trường, ông mang quân hàm Trung sỹ về quê tiếp tục cầm cày hưởng chế độ thương bình 31% và chất độc màu da cam.

Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí Nguyễn Đức Vương nguyên là tiểu đoàn trưởng. Được an em tin cậy đề nghị anh làm trưởng ban liên lạc, truyền thông một số lần gặp mặt. Nhưng đến lần thứ 3, tôi mới được gặp lại cả 8 đồng đội bị thương năm đó còn sống. Nay ông Trung đã 80 tuổi, vẫn mạnh khỏe, vui vẻ , hồn nhiên. Tưởng như tuổi già ở nông thôn vất vả, khô khan, nhưng ông thấy tôi, vội vả ôm chầm tôi, đầy xúc động. Nước mắt lưng tròng chảy dài trên gò má nhăn nheo, ông gọi:

- Ngọc ơi!

Đầy thắm thiết./

Theo Trái tim người lính