link tải gowin99 mới nhất

Kỷ niệm 50 năm ra trường (1972 - 2022): Nhớ về người Thầy GS, NGND Hà Văn Tấn

Trân trọng giới thiệu bài viết của Cựu sinh viên lớp Sử khóa 13 (1968 -1972), Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên phóng viên TTXVN Đoàn Việt, nhân Kỷ niệm 50 năm ra trường (1972 - 2022) nhan đề " Nhớ về người Thầy GS, NGND Hà Văn Tấn ". Bài này đăng trên sách "MỘT THỜI ĐỂ NHỚ" (Tập 2) do NXB Thông tấn ấn hành cuối năm 2022.

Lớp sử khóa 13 (1968 - 1972) Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), còn gọi là lớp sử Trại Chuối, trường Đại học Tổng hợp chúng tôi, khi vào trường học ở nơi sơ tán (xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) mọi người phải lên rừng lấy gỗ, lá, tự làm nhà ở và Hội trường học. Ăn uống thì kham khổ, phải ăn độn bột mì hoặc ngô "răng ngựa" (loại ngô hạt to)! Chúng tôi là thanh niên đa số từ nông thôn ra, nên bao nhiêu cũng "ngốn hết" ! chỉ thương các thầy cũng phải ăn như vậy!

Thực tình, tôi biết ít về các thầy nhất là thầy Hà Văn Tấn vì hồi đó, chúng tôi mới vào trường còn bỡ ngỡ. Môn học đầu tiên là môn Khảo cổ học, thầy có dạy cùng với các thầy Trần Quốc Vượng, Diệp Đình Hoa. Hết học kỳ I, lớp chia làm 3 tổ đi 3 nơi thực tập. Tổ chúng tôi do thầy Diệp Đình Hoa (Tiến sĩ, người miền Nam tập kết), hướng dẫn, thực thập tại huyện Lâm Thao, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) nên tôi không được gần gũi thầy như các bạn trong tổ thầy hướng dẫn..

anh-5-1671095881.jpg
GS Sử học Hà Văn Tấn.

 

Còn nhớ năm đó, khi chúng tôi vào trường, thầy mới 31 tuổi, hơn chúng tôi khoảng 10 tuổi, nhưng kém tuổi nhiều cán bộ đi học. Dù còn rất trẻ, nhưng thầy đã nổi danh trong các cán bộ giảng dạy bộ môn Lịch sử của trường. Người ta hay nói câu cửa miệng tên các thầy nổi tiếng theo vần cho dễ nhớ là LÂM, LÊ, TẤN, VƯỢNG (tức lá các thầy Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng): "TỨ TRỤ SỬ HỌC"! Chúng tôi rất phục thầy, nhất là khi biết, năm 18 tuổi (1955), thầy tốt nghiệp lớp 9 ở quê hương Hà Tỉnh, ra Hà Nội, vừa học, vừa làm; hai năm sau, 20 tuổi, thầy đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm và được giữ lại làm cá bộ giảng dạy ở trường! Nghe kể như vậy, chúng tôi càng kính nể thầy hơn và có phần e ngại khi nói chuyện với thầy. Tuy nhiên, thực tế, ngoài giờ học, chúng tôi rất thích nói chuyện với thầy, vì thầy đẹp trai, thông minh, hiểu tâm lý chúng tôi và nói chuyện rất dí dỏm!

Trong lẩn nói chuyện vời thầy, khi nghe thầy nói, thầy tin tưởng trong tương lai chúng tôi sẽ trở thành những nhà Sử học nổi tiếng! Một bạn trong chúng tôi nhanh nhảu: "Thầy mới là Nhà sử học chứ chúng em có chăng, chỉ là lều sử học thôi"! Thầy cười vui nói: "Chắc các cậu nghĩ là nhà sẽ to hơn lều phải không? Thực tế, nhiều khi nhà nhỏ hơn lều đấy, vì dụ như "nhà xí" chẳng hạn!". Câu nói của thầy làm chúng tôi cười ồ lên rất vui, nhưng rồi thấy xấu hổ trước sự phản ứng nhanh, chính xác và thông minh của thầy.

Chẳng những thông mình thầy còn có năng khiếu học ngoại ngữ. Hồi thầy mới 10, 11 tuổi, một hôm bố của thầy nghe con kể chuyện Tam quốc cho các bạn cùng lứa nghe, ông hỏi: "Con đọc ở đâu mà kể chuyện cho các bạn vậy?". Thầy trả lời là " Con đọc trong tủ sách của bố đấy ạ!". Ông bố của thầy giật mình vì thường thì thấy con mở sách Tam quốc chữ Hán của ông ra đọc, ông nghĩ, chắc con mình chỉ xem tranh chứ mới biết dăm ba chữ Hán thì làm sao đọc nổi, nên ông bào con đừng nghịch sách. Ai ngờ con mình đã đọc và hiểu được cả cốt chuyện.

Từ đó đến nay, đã 50 năm, tôi không được gặp thầy, vì những năm sau đó, tôi học chuyên ngành khác, và khi vừa tốt nghiệp, tôi vào học lớp phóng viên đi B, phục vụ các chiến trường trong Nam, biên giới phía Bắc. Giờ đây, nghe tin bạn tôi và cũng là học sinh của thầy, Nhà báo Vũ Xuân Bân báo tin thầy từ trần và viết về thầy trên mạng, tôi thật đau buồn, thương tiếc người thầy đáng kính trọng trong số những người thầy tôi từng học trước đây. Xin vĩnh biệt thầy - một Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân thông tuệ hiếm có của nước ta...

Thầy ơi, lời thầy nói năm xưa, nay đã thành hiện thực vì lớp sử Trại Chuối chúng em đều đã trưởng thành trong đó có 2 Gs Ts, 2 Phó Gs Ts, 8 Ts, Ths và hàng chục cán bộ cấp Cục, Vụ, Viện ngành Lịch sử, lưu trữ; Phó Tổng biên tập, Trưởng ban biên tập một số cơ quan báo chí lớn của đất nước.

Tôi xin trích đoạn trong bài của Nhà báo Vũ Xuân Bân viết về thầy dưới đây: :

"GS Tấn là người thầy trí tuệ sáng suốt, thông thạo nhiều thứ tiếng, hầu hết do ông tự mày mò học hỏi. Ông sử dụng tốt chữ Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, Nga, Đức, Nhật, trong đó tiếng Đức tự học qua sách tiếng Nga còn tiếng Nhật tự học qua sách tiếng Trung, thậm chí tự học ngôn ngữ Phạn thông qua tiếng Đức. Ông là một trong ít người Việt Nam đọc được chữ Phạn cổ".

 Đ.V