link tải gowin99 mới nhất

Không quên đồng đội mất tích

Giữa năm 1971, Đại đội 10, Tiểu đoàn 15 chúng tôi đang chiến đấu bảo vệ tuyến giao thông chiến lược 559. Ở phía Tây dãy Trường Sơn, thuộc nước bạn Lào thì được bổ sung 10 chiến sỹ mới từ miền Bắc.

Tôi được lệnh bàn giao công việc quản lý cho đồng chí Hưng (quê Vĩnh Phúc) để ra trận địa chỉ huy một khẩu đội có 4 đồng chí chiến sỹ mới. Hàng ngày, chúng tôi tập trung làm công tác chuẩn bị chiến đấu và huấn luyện thao tác hiệp đồng trên mâm pháo.

 Cuối tháng 9-1971, chúng tôi được lệnh về nước, vì mùa mưa đến rất nhanh. Một chặng đường hành quân đầy vất vả, xe máy do chiến đấu lâu ngày, lại bị địch tấn công thường xuyên, nên bị hư hỏng nhiều. Đường xá lầy lội, phải nhờ xe của binh trạm, và nhờ lực lượng công binh, TNXP mới về được miền biên giới tỉnh Quảng Bình.

dong-doi-mat-tich-1646779031.jpg
Tác giả ngồi hàng đầu thứ 2 từ phải sang. Ảnh do tác giả cung cấp.

 Đầu tháng 2/1972, cấp trên lệnh cho đại đội giấu pháo, bí mật tập trung làm sân bay giã chiến Tróoc. Tôi phụ trách một trung đội, có công việc làm mặt bằng đường băng cho máy bay phản lực của tạ hạ, cất cánh, phục kích chống không quân Mỹ. Sau một tháng, chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Đợt lao động làm đường băng này, đồng chí Nhập có nhiều sáng kiến, được đơn vị thống nhất báo cáo cấp trên khen thưởng. Là tổ trưởng Đảng, tôi có ý kiến đề xuất với Chi bộ kiểm tra, giúp đỡ để kết nạp Đảng cho đồng chí Nhập.

Đầu tháng 3/1972, đại đội được lệnh tham gia chiến đấu cùng các đơn vị bạn quyết tâm giải phóng tỉnh Quảng Trị. Tôi được phân công phụ trách đại đội phó thay đồng chí Trần Xuân Đường. Đại đội tôi đã cùng các đơn vị bạn tham gia chiến dịch Quảng Trị. Ngày 28/04 ta giải phóng thị xã Đông Hà. Tôi được giao nhiệm vụ đi trinh sát địa hình để kéo pháo cơ động thường xuyên.  Có hôm do thời gian gấp nên chúng tôi ăn luong khô, có khi chưa kịp nuốt đã  cơ động tránh bom pháo và địch lùng sục

Từ ngày 4 đến 06/07/1972, tôi đang cùng tốp địa hình của tiểu đoàn ở động Ông Do thì đơn vị được lệnh kéo pháo vào Thành cổ Quảng Trị. Nhưng bom pháo của địch đã xối xả chặn đường. Không vào được Thành cổ, anh Hệ Đại đội trưởng báo cáo xin cho triển khai trận địa tại ngã ba Long Hưng. Dù rất căng thẳng, nhưng mọi người cố gắng bình tĩnh hoàn thành trong đêm.

Địch biết có pháo phòng không. Nên chúng dùng B52 và các loại máy báy cường kích đánh phá từ xa. Sau đó chúng cho bộ binh tiến dọc đường số 1 đột phá vào trận địa của chúng tôi. Anh Hệ lệnh cho các khẩu đội hạ nòng pháo phòng không đánh địch trên mặt đất. Khi chúng tôi hết đạn, địch lợi dụng thời cơ qua làng Thượng Xá tiến vào trận địa chúng tôi. Đến 18 giờ ngày 06/07/1972 cấp trên lệnh cho chúng tôi tháo máy ngắm, tháo khóa nòng, rời pháo, cho bộ đội rút về trận địa cũ phía sân bay Ái Tử cách chừng 10km.

Lúc đó, tôi đang cùng tốp trinh sát địa hình ở Động ông Do nhận lệnh về ngay trận địa ngã 3 Long Hưng. Đêm tối chúng tôi vào kiểm tra xem có thương binh, liệt sỹ nào còn nằm lại với pháo.  Chúng tôi kiểm tra kỹ không có thấy ai, rồi theo lệnh tìm về với đơn vị. Sáng 08/07 đến đại đội lúc 10 giờ, tôi vội kiểm tra danh sách, thấy còn thiếu 7 đồng chí đều là lính mới. Trong đó có đồng chí Nhập, khiến tôi rất lo lắng.

Ngày hôm sau, địch dùng trực thăng cẩu đi 3 khẩu pháo của đơn vị tôi tại trận địa ngã 3 Long Hưng bay về hướng Nam. Mất pháo, chúng tôi tiếc vô cùng. Nhưng khó khăn nhất với chúng tôi là thiếu thốn vật chất hậu cần vì chưa được bổ sung, tiếp tế. Ban chỉ huy tiểu đoàn họp bàn phương án khắc phục, động viên bộ  đội nhắc nhau, giữ vững ý chí, giữ sức khỏe để tiếp tục tấn công kẻ thù.

Bốn giờ sáng ngày 20/07. Chúng tôi đang làm công sự, chuẩn bị nhận pháo mới. Máy bay B52 ném bom trúng đội hình đại đội. Hai đồng chí cùng hầm với tôi hy sinh mà không nói được câu nào. Tôi bị thương nặng, may mắn được đồng đội phát hiện, cấp cứu rồi chuyển dần ra bắc, tôi xa đại đội anh hùng từ đó. Ngày 30/04/1975, đơn vị phòng không của chúng tôi đã cùng quân đoàn 2 thần tốc có mặt tại Sài Gòn.

Sau này, qua thư từ, đồng đội cho tôi biết: Khi tiếp quản kho vũ khí ở Trường võ bị Đà Lạt, 3 khẩu pháo của chúng tôi vẫn nguyên. Họ nhận ra các khẩu pháo là do tên tôi đã được tôi khắc vào lớp sơn ở máy hãm lùi khi còn là pháo thủ. Còn 7 đồng chí thiếu, khi tôi làm danh sách sau trận đánh Thành Cổ Quảng Trị. Đã có mặt sau khi tôi bị thương sáu đồng chí, thiếu đồng chí Nhập, người lính tôi yêu quý đã đề nghị Chi bộ xét kết nạp Đảng cho anh. Gần 50 năm trôi qua, nay mỗi lần gặp mặt truyền thống, đồng đội đều nhắc đến tên anh nhưng vẫn chưa ai có tin tức gì về đồng chí Nhập.

Trái tim người lính