Kẻ địch lại dùng không quân, hải quân ráo riết phong toả, ngăn chặn hết các ngả đường. Tất cả các nút giao thông, cầu cống bị bắn phá dữ dội. Các phương tiện ô tô, tàu bay, tàu thủy…. không hoạt động được. Bởi vậy tôi được đi bằng (cáng) với tất cả tình thương yêu của đồng bào, đồng chí trên chặng đường. Đến ngày 20/12 năm đó (tức là hết 150 ngày từ nơi bị thương Quảng Trị đến bệnh viện Quân Y 108, Hà Nội).
Đúng lúc cả Hà Nội báo động râm ran bắt đầu cho một trận Điện Biên Phủ trên không. Vậy nên lực lượng vận tải lại chuyển vội tôi đến viện Quân y 105 điều trị. Do mưa nắng và công tác vệ sinh dọc đường phức tạp, ăn uống thuốc thang thiếu thốn. Các vết thương của tôi bị viêm nhiễm, sức khỏe tôi tụt xuống đến kiệt quệ, thoi thóp đầy nguy nan. Tôi mê man bất tỉnh.
Vài ngày sau, tôi tỉnh lại ở phòng sau mổ mới biết các y bác sĩ của Quân Y viện 105 đã tập trung cứu chữa hết long. Nhiều kỹ thuật viên thay nhau chăm lo từng nhịp đập của trái tim tôi. Trong đó có cô Đỗ Thị Xuân, sinh 1956, quê Hà Đông - Hà Nội.
Cách bệnh viện 105 về phía trái là trường Sĩ quan Bộ đội biên phòng. Ở đó tôi có chú Đinh Đức từ học viên rồi làm giáo viên. Biết tin tôi bị thương nặng, có thời gian nghỉ chú đều sang thăm hỏi, động viên tôi điều trị. Rồi chú bắt đầu quen biết cô Xuân.
Cùng thời gian này cuộc đàm phán ngoại giao về hòa bình Việt Nam ở Paris đến giai đoạn thuận lợi. Đối phương phải cam kết rút hết quân xâm lược ra khỏi nước ta. Để chào mừng sự kiện này, quân đội ta đã tập trung một lực lượng luyện tập để duyệt binh kỷ niệm. Trường Sĩ quan biên phòng được chọn làm nơi huấn luyện đội ngũ nên ở đó trở thành sôi động chưa bao giờ từng có.
Cô Đỗ Thị Xuân có sức khỏe, chiều cao, cân nặng; được chọn vào khối nữ quân y miệt mài tập luyện. Công việc, tập đội ngũ của phái nữ vô cùng nặng nhọc, có lúc phải đứng yên bất động liên tục 4 tiếng. Nhiều người không vượt qua đã bị loại. Cô Xuân được chú Đức hướng dẫn thêm. Bởi vậy khối nữ quân y khi diễu hành qua Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1975 là khối được đánh giá đẹp nhất. Mang sắc thái mẹ hiền của phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, thắng Mỹ.
Vết thương tôi được ổn định dần. Tôi phải trải qua nhiều đơn vị an điều dưỡng nữa. Mãi đến năm 1990, tôi làm đơn xin về sống với gia đình và quê hương, mới biết chú Đức và cô Xuân đã cưới nhau. Lúc này chú Đức làm đồn trưởng đồn biên phòng biển đảo của Nghệ An. Cô Xuân rời quân đội chuyển ngành, phụ trách trưởng phòng của một ngân hàng đầy uy tín. Cô chú sống với nhau rất hạnh phúc, thứ tự các con ra đời (một trai một gái) hai cháu học tập tiến bộ. Dù bận rộn công việc nước nhà, nhưng là một tổ ấm được nhiều gia đình ngợi khen.
Không ngờ có một ngày rủi ro - chú Đức bị một tai nạn giao thông đường bộ khủng khiếp khi đang công tác. Chú đã để lại vợ con đầy thương tâm. Tất cả khối phố chúng tôi đến chia buồn. Khi cô Xuân đến tuổi về hưu. Các đảng viên bà con vô cùng yêu quý tin cậy bầu cô phụ trách chi hội trưởng phụ nữ. Mọi sinh hoạt của khối phố đổi mới hàng ngày. Cứ mỗi buổi sáng cuối tuần, tiếng nói nhẹ nhàng giọng Hà Nội được cất lên qua loa truyền thanh nhắc nhở mọi gia đình tham gia vệ sinh môi trường, nhà gowin99 , các ngã đường ngõ xóm. Vào những ngày lễ Tết, như mừng thọ các cụ tuổi cao niên, tổ chức sinh hoạt hè cho các cháu, ngày đền ơn đáp nghĩa 27 tháng 7…đều được sự chăm lo của chị em phụ nữ do cô Xuân chỉ đạo.
Hai con cô noi gương mẹ, chăm chỉ học tập vào đội, vào đoàn sớm nay đã tốt nghiệp đại học có việc làm và gia đình đầy đủ.
Mấy năm qua, dịch covid 19 tràn vào khối phố tôi - cô Xuân được bàn giao chi hội trưởng phụ nữ cho lớp trẻ kế cận. Nhưng bà con lại bầu cô phụ trách tổ trưởng dân cư. Cô rất tích cực nhắc nhở mọi người thực hiện thông điệp 5k triệt để phòng bệnh, vận động các gia đình thực hiện đầy đủ các chỉ thị chống dịch như chống giặc của chính phủ. Dũng cảm (đến từng ngõ, gõ từ nhà, rà từng người) góp phần chống dịch thắng lợi.
Đỗ Thanh Xuân đúng là một nữ cựu chiến binh, mang trái tim bộ đội cụ Hồ, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được nhân dân yêu quý. Bà con khối phố gọi cô là cô bộ đội Quyết Thắng.
Trái tim người lính