link tải gowin99 mới nhất

Cựu chiến binh gương mẫu

Ông Trần Quang Quế sinh năm 1954, tại làng Đỏ (phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Vừa học xong phổ thông, đủ 18 tuổi trở thành thanh niên cao ráo, khỏe mạnh, đẹp trai.

Đầu năm 1972, ông xung phong nhập ngũ. Vui mừng được cầm súng bảo vệ Tổ quốc . Sau 3 tháng huấn luyện chiến sỹ bộ binh, ông Quế được biên chế về làm pháo thủ số 3, của đại đội 2, tiểu đoàn 15, pháo cao xạ 37mm phòng không (một tiểu đoàn thực hành chiến đấu trực thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An). Vào thời gian này đế quốc Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc ác liệt. Đơn vị ông phải nổ súng đánh đuổi liên tục ngày đêm. Ông nhớ mãi những máy bay của kẻ cướp Mỹ bị đơn vị ông bắn rơi trên tỉnh nhà. Đặc biệt là ngày 22/07/1972 riêng đại đội của ông đã phục kích bắn rơi chiếc F8 tại Hoàng Mai. Quân dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã náo nức đi bắt sống giặc lái. Đây là chiếc máy bay thứ 500 của địch bị quân dân Nghệ An bắn rơi trên quê hương Xô Viết và cũng là chiếc máy bay Mỹ thứ 1800 bị ta bắn rơi trên địa bàn Quân khu 4. Chiến công đầy ý nghĩa nức lòng toàn dân. Được Đảng bộ tỉnh Nghệ An tặng lá cờ đỏ thêu chữ vàng “Phát huy truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đơn vị bắn rơi máy bay thứ 500”. Sau trận thắng này ông Quế được kết nạp vào Đảng và được cấp trên cử đi đào tạo tại trường Quân Chính Quân khu 4. Ra trường ông được phong quân hàm thiếu úy. Về đơn vị làm cán bộ chính trị đại đội.

dh3acb1-1667720361.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Đến năm 1983, trên 10 năm quân ngũ ông được phục viên hưởng chế độ bệnh binh. Chưa kịp ổn định hoàn cảnh kinh tế sau chiến tranh của gia đình. Cuộc sống trong thời kỳ bao cấp còn khó khăn. Nhưng với tâm đức của người lính cụ Hồ, ông được nhân dân làng Đỏ tin cậy, cán bộ quê hương thống nhất bầu ông tham gia công tác ở xã (nay là phường) từ năm 1984. Liên tục 33 năm ông đã đảm nhiệm các chức danh phó công an, Thường trực Ủy ban nhân dân, ủy viên ban tài mậu, phường đội trưởng, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cũng là đại biểu Hội đồng nhân dân 7 khóa liên tục, ủy viên thường vụ, hội cựu chiến binh cơ sở từ năm 1992 đến 2014… Việc gì được giao ông cũng hoàn thành xuất sắc góp công sức cùng lãnh đạo địa phương. Được chính phủ công nhận là xã anh hùng các lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới. Tới ngày ông Quế được nghỉ hưu ông còn giữ chức Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 5 năm nữa. Sau đó là khối trưởng khối dân cư đông đúc hai năm rưỡi.

Vợ ông cùng tên, bà Chu Thị Quế cũng là hội viên Hội cựu chiến binh quê Diễn Châu, Nghệ An. Ông bà trở thành vợ chồng khi còn ở trong quân đội. Sau đó bà Quế chuyển ngành về làm tại ngân hàng công thương cho đến ngày về hưu.

Ông bà có một trai, một gái. Con trai này làm việc tại bộ công an, con gái học giỏi tiếp ngành của mẹ ở cơ quan ngân hàng trong tỉnh. Ông bà đã có năm cháu nội ngoại.

Vì nặng tình với nhiều kỷ niệm trong đời lính. Ông tìm cách liên lạc với từng đồng đội. Đã hàng chục năm nay, ông chủ động làm tờ trình gửi Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh về việc tổ chức gặp mặt đồng đội D15 của ông. Qua mấy năm bị dịch Covid 19 khống chế, đến ngày 15/04/2022 vừa qua họ đã gặp được nhau tay bắt mặt mừng, ôm nhau kể cho nhau nghe chuyện quá khứ, chuyện gia đình và địa phương của mỗi người. Các mái tóc đã hoa râm lại cùng nhau hát vang bài “Sẵn sàng bắn” của bộ đội phòng không. Ông Quế vui mừng không tả hết nỗi long. Kích thích ông hát vang hai bài hát mà ông nhớ suốt đời đó là bài “Có đâu vui bằng trận địa” và “Bài từ mặt đất thân yêu” của không quân.

Trước lúc chia tay nhau, ông lại đến bộ chỉ huy quân sự xem lại chiếc mũ phi công Mỹ lái chiếc F8 bị đơn vị ông bắn rơi ngày 22/07/1972.

Trái tim người lính