Không chỉ làng tôi, làng trên, làng dưới, xã này, xã khác đều không đâu có cổng làng. Sau này lớn lên, ra Hà Nội học tập, có dịp đến nhiều vùng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ tôi mới biết đến cổng làng. Và, cũng chỉ có ở Bắc bộ. Sau này tôi đi đến cực Nam Trung bộ, miền Đông, miền Tây Nam bộ cũng không đâu có cổng làng.
Cổng làng Bắc bộ có hẳn một lịch sử phát triển. Cổng làng ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của mỗi một ngôi làng, từ những chiếc cổng thô sơ bằng đất, bằng đá cho đến những chiếc cổng xây bằng gạch ngói vững chắc, đều là một phần của hồn cốt quê hương. Cổng làng là một phần của “không gian làng quê” Bắc Bộ.
Cây đa, bến nước là một hình ảnh quen thuộc với mỗi người dân quê. Nhưng cổng làng có nhiều giá trị hơn thế. Nó không chỉ gắn kết đơn thuần về mặt hình ảnh, mà còn là sự gắn kết với mỗi ngôi làng trên nhiều phương diện, gowin99 , tín ngưỡng, địa lý, phong tục, đời sống. Và tạo nên những giá trị hữu hình vô giá. Bởi vậy, cổng làng luôn gắn vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của người dân, trở thành một bộ phận không thể thay thế cấu thành lên tổng thể gowin99 và kiến trúc của mỗi ngôi làng truyền thống xưa ở Bắc bộ.
Xa xưa, khi lập làng, các “Thành hoàng làng” cho xây dựng cổng làng. Dù không chính thức, nhưng đây được xem như một lời tuyên bố về sự hình thành và phát triển của Làng. Vị trí dựng lên chiếc cổng, cũng được xem như là điểm mốc, đánh dấu vùng lãnh thổ và không gian địa lý giữa bên trong và bên ngoài làng. Vậy nên, cổng thường nằm ở đầu làng, trên trục đường chính dựa theo phong thủy của làng mà xác định.
Phía sau cổng làng, là mọi sinh hoạt đời sống của người dân với kiến trúc đình làng, nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, phong tục tập quán, nề nếp, lễ nghi. Cổng làng không chỉ là nơi chốn ra vào, mà còn là một không gian gắn liền với ký ức tuổi thơ với cả quá trình trưởng thành của mỗi người dân trong làng.
Dù đã tồn tại qua hàng trăm năm, đã phủ lớp rêu mốc của thời gian, thì sự tồn tại của chiếc cổng làng vẫn chứng minh cho người khách vãng lai biết về gowin99 và gốc tích của làng ra sao. Thông qua các dòng câu đối chữ Hán được đắp trên cổng. Đây là sự kết hợp của nghệ thuật kiến trúc với văn chương thường thấy trong các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ. Cổng làng là dấu tích của một quá trình khai hoang, lập ấp, lập làng. Cổng làng từ chức năng ban đầu là bảo vệ dân làng đã trở thành dấu hiệu để nhận biết một nét gowin99 riêng, một nề nếp riêng. Cổng làng linh thiêng, bởi đó là nơi gửi gắm bằng ước nguyện của cha ông, cũng là nơi che chở cho cả cộng đồng, suốt chiều dài lịch sử với những thăng trầm của mỗi làng quê trên mỗi viên gạch, trong mỗi lớp đất đá phủ màu rêu phong.
Mỗi hoa văn, ký tự cổ in dấu trên cổng là chứa đựng cả sự tài hoa, khéo léo của cha ông và cả những ước mong, kỳ vọng vào sự phát triển của quê hương. Những kỳ vọng đó vẫn còn nguyên theo năm tháng, ngày ngày hiện hữu trên cánh cổng đầu làng như nhắc nhở con cháu giữ gìn niềm tự hào dòng tộc, giữ gìn hồn làng, hồn nước của cha ông. “Cổng làng neo ở giữa. Trong ngoài là thế gian”, (Ca khúc Trống hội Cổng làng, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo”.
Thật tự hào với mỗi làng quê Bắc bộ. Mãi sau này, kinh tế phát triển xứ Nghệ nói chung và quê tôi nói riêng mới xây cổng làng. Dẫu vậy nhưng mỗi khi trở về, bước qua cổng làng, lòng không khỏi xao xuyến. Tôi thường xuống xe lúc 4 giờ sáng, lúc ấy làng còn ngủ. Yên tĩnh vô cùng. Chừng như chỉ nghe tiếng bước chân mình vang nhẹ trên con đường từ cổng làng về nhà. Tôi là người hay làm thơ về làng, trong đó có các bài “Làng ơi”, “Cổng làng”. Mỗi khi đọc lại cảm xúc về làng thật khó tả. “Cổng làng lợp ngói thời gian / xây bằng nắng sém mưa chan quê nhà / em về muốn gọi mẹ cha / nghiêng mình khăn xếp trước bà, trước ông”, (Cổng làng).
Dẫu cổng làng quê tôi mới được xây khoảng hai mươi năm nay ngay nơi đầu làng, nhưng chính chỗ ấy ngày ngày bố mẹ tôi vác cày, vác cuốc đi ra đồng. Biết bao thế hệ đàn anh tạm biệt người thân lên đường nhập ngũ, trở về trong niềm hân hoan. Tất cả những điều ấy đã tạo nên dấu ấn khó phai mờ về quê hương, trong tâm thức của người dân. Có lẽ đến khi đã đi qua gần cả cuộc đời, người ta mới có dịp cảm nhận rõ hơn về hồn quê cất giấu trong những hình ảnh thân quen về làng. “Têm vào thương nhớ lòng ai / cổng làng làm chứng muôn đời nghĩa nhân / bước chân đặt giữa tần ngần / bóng cha bóng mẹ đổ dần vào con”, (Cổng làng, thơ Ngô Đức Hành).
Hà Nội, ngày 4/8/2021
NĐH