link tải gowin99 mới nhất

Có một tổ thương binh tình nghĩa

Là thương binh nên tôi biết vùng quê nơi tôi đang sống có một tổ thương binh sinh hoạt rất tình nghĩa.

thuong-binh-1657268212.jpg

Ảnh do btasc giả cung cấp.

 

Ở đấy, từng có truyền thống yêu nước lâu đời, nhất là trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Rất nhiều thế hệ lên đường cầm súng để bảo vệ Tổ quốc. Có hàng trăm liệt sĩ anh dũng hi sinh ở các mặt trận, còn lại những người được trở về trên mình mang đầy thương bệnh tật, còn phải khắc phục đời sống sau chiến tranh.

Tổ thương bệnh binh (TTB) của phường Hưng Dũng được hình thành trong thời bao cấp do ông Võ Do quê miền Nam bị thương tập kết ra Bắc đóng quân trong xã anh hùng này. Ông được bà con yêu thương gả cho một phụ nữ mà ông yêu quý. Rồi các con ông bà thứ tự ra đời (1trai - 3gái) ngoan hiền, phúc hậu. Ngày đó, số TBB của quê hương trở về đã đông. Do cuộc sống bao cấp khó khăn, ông Do được số TBB họp mặt bầu ông làm tổ trưởng.

Nhằm tổ chức liên lạc, động viên thăm hỏi nhau lúc ốm đau hoặc khi có một thương binh qua đời. Mừng vui khi con cháu có chuyện dựng nhà, cưới hỏi hay các cháu chăm ngoan học tập tốt. Tổ còn có nhiệm vụ quan sát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, đấu tranh phê bình những kẻ làm sai trái chính sách của Đảng, của Nhà nước đối với TBB… Hàng ưu tiên phân phối được chia đều từ những chiếc nan hoa xe đạp, anh em thương binh nhìn nhượng nhau. Lần sau mình sẽ có. Đến khoảng năm 1992 ông Do đã già yếu, số TBB về phường càng đông thêm. Tổ bầu thương binh Sỹ ở trong ban chấp hành hội cựu chiến binh phường làm tổ trưởng. Nhưng chỉ quản lý số TBB mất sức từ 81% sức khỏe trở lên được Ủy ban nhân dân phường đồng ý. Vào một dịp kiểm tra kinh tế, phường giao cho tổ thương bệnh binh này chịu trách nhiệm khảo sát thu chi của địa phương 3 tháng. Anh em đoàn kết, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. Được bà con đến mua bán ở chợ hoan nghênh. Phường khen ngợi, nhất trí cho tổ số lệ phí thu được để làm quỹ.

Từ đó tổ có quỹ để hoạt động tình nghĩa, không phải góp tiền trợ cấp làm quỹ nữa. Tổ có 16 TBB nặng, trong đó có 1 cặp vợ chồng hạng ¼ , mỗi người có một hoàn cảnh thương tật khác nhau: Có người mù hai mắt, có người cụt hai tay, có đồng chí bị hỏng cả bộ phận sinh dục không có hạnh phúc gia đình con cái, có đồng chí tâm thần phân liệt phải nằm ngồi trên xe lăn.

Các TBB được phân bố đều trong các khối dân cư của phường nhưng với tình cảm đồng đội và được sự giúp đỡ của những người phục vụ trong gia đình, lại được các đồng chí Đảng ủy, Ủy ban quan tâm nên việc tổ chức sinh hoạt thường kỳ hàng năm vào dịp lễ 27 tháng 7 và Tết Nguyên Đán anh em luôn có mặt đông đủ. Mỗi lần họp như vậy anh em kể cho nhau nghe chuyện đã qua.

Về sự tự giác rèn luyện bảo vệ sức khỏe để sống lâu, sống có ích vì mọi người. Có đồng chí còn làm ra của cải, vật chất cải thiện đời sống. Nhất là chuyện gương mẫu chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, gương mẫu làm tốt nghĩa vụ công dân trước con cháu và láng giềng. Có đồng chí còn kể chuyện được những gương chiến đấu hi sinh của đồng đội, của đồng bào nơi chiến trận năm xưa. Các câu chuyện của anh em đều là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ (tàn mà không phế). Anh em còn đề đạt nguyện vọng của thương bệnh binh với lãnh đạo. Những ý kiến để xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.

Anh em cũng rất biết ơn chính quyền địa phương và các cơ quan doanh nghiệp đã hết sức chú ý quan tâm theo dõi giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất như nhà máy bia Vinh, Bệnh viện Cửa Đông, Bệnh viện Nhi, xí nghiệp may mặc Quân đội hoặc doanh nghiệp tư nhân Phượng Loan… luôn đến thăm hỏi tặng quà. Anh em còn được phường và thành phố tổ chức cho đi thăm lại chiến trường xưa Quảng Trị và tắm mát ở bãi biển Cửa Lò….

Cho đến trước nạn dịch COVID19 ba thương binh có vết thương tái phát và già yếu qua đời, các anh được xác nhận thành liệt sĩ. Qua vụ dịch số còn lại không có ai qua đời, lại được hai thương binh mới bổ sung về . Đồng chí Sỹ già yếu và điếc tai được nghỉ. Anh em bầu đồng chí Nguyễn Hồng phụ trách thay, vẫn duy trì sinh hoạt nghĩa tình như xưa.

Chúng tôi mong tổ tiếp tục hoạt động tốt hơn. Sống lâu hơn trong tình thương yêu của cả quê hương và tổ quốc.

Trái tim người lính