link tải gowin99 mới nhất

Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội nghị cập nhật tiến bộ trong sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa.

Ngày 15/3/2024, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Hội nghị cập nhật tiến bộ trong sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa. Hội nghị nhằm tăng cường giao lưu và trao đổi thông tin của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về nghiên cứu, thực hành và hợp tác y tế trong lĩnh vực ung thư.

Đây là hội nghị khoa học với nhiều bài báo cáo chất lượng và chuyên sâu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư và tiêu hóa của nhiều bệnh viện lớn và Trường Đại học chuyên ngành Y Dược trên cả nước cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Châu Âu.

cac-dai-bieu-chup-anh-luu-niem-1710582048.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Tới dự có PGS.TS Bùi Diệu - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên GĐ Bệnh viện K; GS.TS Lê Ngọc Thành - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia; PGS.TS Phạm Văn Bình - Phó GĐ Bệnh viện K, TS Nguyễn Phương Sinh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên; TS Nguyễn Thị Mai Lan - PGĐ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; TS.BS Kai Keen Shiu - Khoa Ung thư tiêu hóa, Bệnh viện ĐH Luân Đôn, Vương quốc Anh. 
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Đào Xuân Cơ đã nhấn mạnh: Ung thư đường tiêu hóa là một trong những loại ung thư phổ biến và gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Với thế mạnh là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt của cả nước, nhiều lĩnh vực đầu ngành như: Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, phẫu thuật tiêu hóa, giải phẫu bệnh, gen trị liệu, sinh học phân tử, y học hạt nhân và ung bướu, các bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai đã được tiếp cận với các phương pháp chẩn đoán, điều trị hiện đại một cách tổng thể nhất. Sau khi được hội chẩn đa chuyên khoa sẽ được đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho từng người bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của các phương thức chẩn đoán như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, nội soi đường tiêu hóa, giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch, sinh học phân tử, SPECT,PET/CT... kết hợp với các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, các thuốc điều trị đích, liệu pháp miễn dịch.... đã kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Hội nghị ‘’Cập nhật tiến bộ trong sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa’’ được tổ chức trực tiếp và trực tuyến diễn ra với 3 phiên gồm 30 bài báo cáo khoa học chuyên sâu phân tích,đánh giá và gợi mở những phương pháp sàng lọc, chẩn đoán, điều trị tối ưu dưới góc độ của sinh học phân tử áp dụng trong ung thư đường tiêu hóa: Thực quản, dạ dày, gan, đại trực tràng, tụy, đường mật ở các giai đoạn. 
Phiên thứ nhất gồm các bài báo cáo: ‘’Vai trò của PET/CT trong chẩn đoán các bệnh ung thư đường tiêu hóa’’ của GS.TS Mai Trọng Khoa - PGĐ Bệnh viện Bạch Mai, ‘’Bước tiến lớn trong cá thể hóa điều trị bước 1 ung thư dạ dày và đại trực tràng giai đoạn tiến xa với liệu pháp miễn dịch’’ do TS.BS Kai Keen Shiu - Bệnh viện ĐH Luân Đôn, Vương quốc Anh trình bày, ‘’ứng dụng robot trong phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa’’ của PGS.TS Phạm Văn Bình - PGĐ Bệnh viện K, ‘’Vai trò của SIRT trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan’’ của PGS.TS Trần Đình Hà - Nguyên PGĐ TT Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ‘’Vai trò của sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa’’ của PGS. TS Phạm Cẩm Phương - GĐ TT Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ‘’Phương pháp cắt tách niêm mạc điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa’’ của PGS.TS Nguyễn Công Long - GĐ TT Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai và ThS.BS Trần Tuấn Việt – TT Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai.
Trong bài báo cáo của mình tại phiên thứ nhất, PGS.TS Phan Cẩm Phương qua những ca lâm sàng cụ thể và sinh động đã kết luận: Sinh học phân tử giúp đánh giá nguy cơ mắc ung thư, tư vấn di truyền, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị, ứng dụng sinh học phân tử giúp lựa chọn thuốc điều trị đích, tiên lượng bệnh, đánh giá tồn dư, tái phát bệnh, dự đoán độc tính thuốc điều trị ung thư đường tiêu hóa, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, giảm chi phí và các tác dụng phụ của thuốc.  

Phiên thứ hai gồm các bài báo cáo: ‘’Cập nhật những ứng dụng của các xét nghiệm di truyền và sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng’’ của ThS.BS Bùi Bích Mai - TT Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ‘’Giá trị của chẩn đoán xác định MMR trong ung thư đường tiêu hóa" của BSCKII. Trần Văn Chương - PGĐ TT giải phẫu bệnh, Bệnh viện Bạch Mai đã đề cập và phân tích qua thực tế về vai trò của các xét nghiệm để sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Phiên thứ ba gồm các báo cáo ‘’Vai trò của TACE trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan’’ của BSCKII Trịnh Hà Châu- TT Điện Quang - Bệnh viện Bạch Mai, ‘’Tiếp cận mới trong điều trị ung thư gan giai đoạn không phẫu thuật được từ dữ liệu nghiên cứu đến các hướng dẫn điều trị quốc tế’’ của Ph.MD Phạm Văn Thái - PGĐ TT  Y học Hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai’’, ‘’Vai trò của RFA trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan’’ của TS.BS Lê Văn Khảng- TT Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai, ‘’Điều trị chuỗi trong ung thư biểu mô tế bào gan quá chỉ định phẫu thuật" của TS.BS Bùi Tiến Công- TT Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai...
Theo thống kê của tổ chức ung thư thế giới năm 2020, trên thế giới có gần 2 triệu ca mắc mới ung thư đại trực tràng và 1,1 triệu ca ung thư dạ dày, số tử vong tương ứng là 935, 173 ca và 768, 793 ca. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có 200.000 ca mắc mới và 100.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm 30%. Việc phát hiện sớm và điều trị tối ưu luôn là thách thức đối với các thầy thuốc của chúng ta. Với sự phối hợp đa chuyên khoa từ điện quang, xét nghiệm, giải phẫu bệnh cho đến phẫu thuật, điều trị bằng các phương pháp tiên tiến nhất, tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong các mũi nhọn đã tập trung phân tích, cập nhật những tiến bộ qua lăng kính của sinh học phân tử để góp phần nâng cao chất lượng sàng lọc, chẩn đoán và điều trị cho các căn bệnh ung thư đường tiêu hóa.