link tải gowin99 mới nhất

Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” được dịch sang tiếng Nhật Bản và Tiệp Khắc

Nhà xuất bản COAL-SACK của Nhật Bản đã dịch bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sang tiếng Nhật Bản và in trên tạp chí thơ Coal-Sack. Tạp chí thơ này đã in 22 bài thơ của nhiều nhà thơ Việt Nam viết về “Biển-Quê hương và Tình yêu” như: Xuân Diệu, Tế Hanh, Xuân Quỳnh, Nguyễn Việt Chiến, Trần Đăng Khoa, Đỗ Trung Quân, Phạm Sĩ Sáu… và nhiều nhà thơ khác.

 

nguyen-viet-chien-1637321900.jpg
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến

 

Bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" cũng vừa được dịch sang tiếng Sec và in trong "Tuyển tập thơ Việt Nam-Tiệp Khắc tháng 11-2020 với nhiều nhà thơ Việt Nam nổi tiếng như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,m, Hữu Loan , Anh Thơ, Tế Hanh, Hoàng Cầm, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Nguyễn Đức Sơn, Xuân Quỳnh, Nguyễn Bắc Sơn, Lưu Quang Vũ, Thảo Phương, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Quyên...

Dưới đây là bản in “Tổ quốc nhìn từ biển” bản dịch tiếng Nhật, bìa Tạp chí thơ COAL-SACK và bản dịch tiếng Tiệp Khắc.

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN - Thơ Nguyễn Việt Chiến và cảm nhận qua bài viết của bạn đọc Thảo Dân (Hải Phòng) đăng trên mạng gowin99 năm 2018.

"Tổ Quốc nhìn từ biển thực sự là một bài thơ xúc động, vì những trăn trở suy tư của tác giả, với hệ thống ngôn từ, những hình tượng giản dị mà sâu sắc. Là độc giả, tôi cho rằng, nhà thơ giỏi dụng ngôn đến đâu, nhưng thơ không làm xốn xang, rung động tâm can người đọc, cũng chỉ là thứ văn vần hoa ngôn sáo ngữ mà thôi.

Tổ Quốc nhìn từ biển chứa đựng thăm thẳm chiều sâu lịch sử. Huyền tích - hiện đại đồng hiện, giàu chiêm nghiệm, đậm chất sử thi. Đọc những câu này, hỏi, bạn có thấy lòng rung động?

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

"Trong hồn người có ngọn sóng nào không?" Câu hỏi chưa có lời đáp đâu. Nó vẫn chỉ là câu hỏi tu từ, khi mỗi năm, cứ đến ngày 19.1, ta không chỉ nhớ chiến hạm Nhật Tảo với 74 chiến binh "Anh hùng tử, khí hùng bất tử", mà còn nhắc nhở gánh nặng đòi lại Hoàng Sa đang đè lên vai thế hệ tương lai... Bao người trong đội hùng binh triều Nguyễn không về, chỉ để cắm được cái cọc gỗ lên đảo đá, mong ngư dân có chỗ trú bão ẩn gió trong những chuyến ra khơi. Lý Sơn mỗi năm tái hiện Hội khao lề thế lính Hoàng Sa, điệu hò ru vong vẫn ời ời òa vào ngực biển... Tất cả, không lẽ, mãi rơi vào câm lặng?

Có tiếng sóng nào trong lòng người không, về Vòng tròn bất tử của 64 anh hùng bỏ mạng trong thảm sát Gạc Ma 1988? Những người lính đã quấn quốc kỳ quanh trái tim, như bảo vệ giọt máu thiêng của mẹ Việt xa cách đất liền hàng trăm hải lý. Các anh đã "lấy máu mình tô thắm lá cờ Tổ Quốc", "tô thắm lá cờ của Quân chủng Hải Quân"...

nhat-ban-1637322023.jpg
Bài thơ được dịch sang tiếng Nhật Bản

 

"Tổ Quốc nhìn từ biển". Đó là điểm nhìn xa nhất, điểm nhìn mang tính sống còn cho cháu con Lạc Việt, một dân tộc giữ tục xăm mình hình rồng trước khi xuống nước, như một ẩn dụ coi mình là những đứa con của biển. Bởi đất nước này, dân tộc này, mất biển, sẽ không thể trường tồn...Mất đảo, mất biển, mong chi còn giống nòi.

Thế nên, tôi yêu bài thơ đó. Yêu trách nhiệm công dân ở người cầm bút Nguyễn Việt Chiến. Đừng nói, đây là bài thơ phong trào, khẩu hiệu. Anh ấy có thi tài nhiều nhà thơ thèm muốn. Không tin, hãy tự đi tìm các thi phẩm của anh mà đọc ( Thảo Dân- Hải Phòng)".

Nguyễn Việt Chiến

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.