link tải gowin99 mới nhất

Anh viết về sông về núi, mà cứ như tự họa về mình...

Ngày còn học cấp ba ở Hà Nội, tôi được thân với anh Phó Đức Phương lắm. Lúc ấy anh đang là sinh viên trường âm nhạc, 22 tuổi, nhưng đã có bài hát “Những cô gái quan họ”: “Nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi duyên”, đi tới đâu cũng nghe hát, từ làng quê cho chí thành phố, đâu đâu cũng “Trên quê hương Quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca”... Thành ra tên tuổi anh bay xa ngoài sức tưởng tượng.
241673350-869368563967929-6416857958135003205-n-1631361893.jpg

Tranh vẽ Nhạc sỹ Phó Đức Phương của người anh ruột Phó Đức Trù

Có một mùa hè lớp 9, tôi xin mẹ tôi 10 đồng để theo các anh Phó Đức Phương, Nghiêm Đa Văn, Nghiêm Bá Hồng đi chơi miền Đông Bắc. Hải Phòng, Quảng Ninh. Anh Phó Đức Phương đang là sinh viên trường nhạc, anh Nghiêm Đa Văn là thầy giáo mới được chuyển từ đất lửa Hà Tĩnh ra Hà Nội về báo Người giáo viên nhân dân, còn anh Nghiêm Bá Hồng là thầy giáo cấp 2 trường làng Tam Dương ở Thanh Oai, Hà Tây. Thế nhưng cả ba anh đều thuộc diện tên tuổi, vì có bài hát, có nhạc cảnh thiếu nhi như “Cơn mưa đằng đông”… phát trên làn sóng Đài TNVN, cả nước đều được nghe, người lớn trẻ con sướng miên man. Chuyến đi theo các anh về miền Đông Bắc cũng là lần đầu tiên một thằng trò nhỏ yêu thơ ca là tôi được mở mắt, được tiếp xúc với các văn nghệ sỹ trẻ Hải Phòng, Quảng Ninh (Trần Tự, Lê Điệp, Nguyễn Khắc Phục, Vũ Ngọc Quang, Văn Sửu, Vũ Ân Khoa, Trịnh Hoài Giang, Thanh Tùng.. rồi Lê Hường, Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến...). Họ đều là những nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ trẻ tràn trề tình yêu thơ ca, quý mến bạn bè, dù cuộc sống thời chiến tranh thiếu thốn mọi bề, nhưng vẫn tổ chức tiếp đón các anh Nghiêm Đa Văn (chủ trò), Nghiêm Bá Hồng và đặc biệt là anh Phó Đức Phương rất thịnh tình, đàn hát thâu đêm, khiến thằng nhóc là tôi cũng được hưởng nhờ... (Bởi thế 10 đồng mẹ cho chỉ mất 1 đồng tiền mua vé tàu, còn 9 đồng không biết tiêu gì nên mang đi rồi lại mang về...).

Cũng bởi thân tình với anh Phương, nên tôi hay đến nhà anh ở Bát Đàn chơi (sau này đi bộ đội sang tận Lào mà ngày anh cưới vợ ở Hội trường Bộ Tài chính, tôi còn xin về dự được. Là bởi cơ quan chính trị của tôi, ai cũng yêu thích bài hát Những cô gái quan họ, anh Trung Nhân sếp của tôi còn công phu cùng anh Vương Anh lính thông tin đi hái một dò phong làn rất đẹp để gửi tôi mừng đám cưới nhạc sỹ mà họ vô cùng yêu mến dù chưa gặp một lần). Cũng bởi thế mà tôi quen thân với hầu hết anh chị em trong nhà, từ anh Phó Đức Vạn, anh Phó Đức Trù, Chị Phó Thị Ngọc, thằng Phó Đức Quang, em út của anh Phương (Còn anh Phó Đức Vinh nữa nhưng tôi chưa được gặp). Quang trạc tuổi tôi, hiền lành, ngôn ngữ thể hiện của nó cũng là tiếng đàn violon, như anh Vạn, anh Trù, nhưng xem ra thằng này thoạt nhìn thì hiền nhưng lợi khẩu, ăn nói duyên dáng, dù đàn đóm có khi không thể ăn đứt bác Vạn bác Trù.

Người anh cả Phó Đức Vạn là nhạc sĩ kéo violon của dàn nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam. Ngày ấy anh đang yêu say đắm chị Trịnh Thị An - Một pianis tài hoa và quý phái. Một buổi kia, anh bỗng thấy trong đống giấy vụn có một bản nhạc viết bằng bút chì để vương vãi. Cầm lên lẩm nhẩm đọc, giật mình, không nhẽ thằng Phương nhà mình mà viết được thế này. Tối, chờ ông em đi học về, mới cầm bản nhạc đến hỏi “Cậu viết đấy à?”, Phương gật đầu “Vâng em viết!”, “Lúc nào?”, “À, mấy hôm trước về quê Thuận Thành, buổi trưa trèo lên cây ổi ngồi chơi, nhìn xa xa ra cánh đồng, thế là tức hứng lên ngồi viết anh ạ”, Anh Vạn gật gù: “Viết hay đấy. Để anh giới thiệu cho mấy ông biên tập ở đài xem sao”. Đánh vèo một cái, chưa đầy một tháng sau, “Những cô gái quan họ” vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm, và cũng đánh vèo một cái, tên tuổi Phó Đức Phương nổi lên như cồn. Nhất là anh mới 22 tuổi, tài năng quá, hứa hẹn quá, tương lai quá. Ông Tố Hữu nức nở khen và ví bài hát của anh Phương ngang với “Quảng Bình quê ta ơi” của nhạc sỹ tên tuổi bậc nhất lúc ấy là Hoàng Vân.

Cũng vì bởi âm vang “Cô gái quan họ” như thế, nên sau khi tốt nghiệp trường nhạc, anh Phương được nhiều đoàn nghệ thuật xin. Có lẽ Thái Bình nhiệt tình hơn cả, nên Bộ đưa anh về đoàn ca múa Thái Bình. Hồi này tôi lại được gọi từ chiến trường ra Hà Nội dự một trại viết văn quân đội, nên được anh Phương rủ xuống Thái Bình. Phải nói quê hương 5 tấn nghe tên tuổi anh, đón anh tưng bừng lắm, nhất là các nghệ sỹ của đoàn ca múa. Khi này đang chiến tranh, đoàn sơ tán về Vũ Thư (sau này có con gái đầu lòng, anh Phương đặt tên con là Vũ Thư. Tên rất đẹp và nhiều kỷ niệm). Có một buổi trưa, anh Phan On chỉ huy dàn nhạc chiêu đãi anh Phó Đức Phương bằng được một bữa “mộc tồn”, tức thịt chó. Hôm ấy có nhiều nam thanh nữ tú của đoàn, nhất là hai em diễn viên múa xinh đẹp là Thanh Vân và Hà Xuyên (sau này Hà Xuyên là diễn viên điện ảnh). Trong một mái nhà gianh giữa cánh đồng, mọi người xếp bằng tròn trên chiếc chiếu rải giữa nhà, quanh một chiếc mâm đã sẵn chai rươu nút bằng lá chuối khô, chưa kịp rót ra mà hương đã bay nồng nàn. Lại thêm mùi thịt nướng ngào ngạt từ dưới bếp đưa lên, tôi phải nói thật thằng nào cũng nuốt trôm nước miếng ừng ực.. Đặc sắc hơn nữa là còn có món mà ông chủ quán nói ngọng líu ngọng lô xoa xoa tay hoan hỉ: “Hôm lay nhân có bác Phương “ cô gái nàng quan họ về”, nhà em có món đặc sản nà tiết canh chó kính mới bác Phương mới các bác”. Nói thật tôi thì hãi hùng, bởi cả đời đã ăn tiết canh chó bao giờ đâu. Nhưng trộm nhìn sang anh Phương anh On, thấy các anh vô tư nâng ly, lại xắn bát tiết ăn hồ hởi, nên tự bảo cũng phải liều “nhắm mắt đưa chân” thôi. Nổi tiếng như Phó Đức Phương, đẹp giai như Phó Đức Phương, tài hoa như Phó Đức Phương còn chẳng sợ, nữa là cái giống vô tài bất tướng như mình. Thế là nâng ly, xúc tiết canh, chạm cốc cứ chan chat. Đời thế mà vui!

Sau thời gian ở ca múa Thái Bình, người nhạc sĩ trẻ tài năng và lành hiền này được gọi về công tác ở Cục Biểu diễn nghệ thuật, Bộ gowin99 - Thông tin, rồi nhiều thời gian được cử đi làm chỉ đạo nghệ thuật Nhà hát Thăng Long, rồi sau này “tự nghĩ” và lập nên Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc. Anh sống đắm đuối, hết mình với nghệ thuật, có nhiều họat động sôi nổi, hữu ích, sáng tạo… đặc biệt là tác giả của nhiều bài hát được công chúng rất mến mộ: Những cô gái quan họ, Trên đỉnh Phù Vân, Chảy đi sông ơi, Về quê, Huyền thoại Hồ núi Cốc, Hồ trên núi… Nhạc sĩ Ngọc Đại có một lần nói với tôi: “Nếu người nước ngoài nào sang Việt Nam hỏi ai là tác giả âm nhạc hiện đại tiêu biểu, tôi sẽ nói ngay đó là nhạc sĩ Phó Đức Phương. Âm nhạc của anh là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa dân gian, dân tộc và hiện đại, lấp lánh và tiêu biểu cho âm nhạc Việt Nam”.

Lại nhớ một lần tôi được theo anh về huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang. Vừa bước vào văn phòng huyện ủy, chưa kịp yên vị, đã thấy ông bí thư huyện ủy đứng bật dậy, xin hát tặng nhạc sĩ chính bài hát Hồ trên núi viết về quê hương ông. Ông hát đầy say mê đắm đuối, khiến tất thảy người chứng kiến đều xúc động, ngơ ngẩn cả người... Lại nhớ một đêm mùa đông, tôi và nhà báo Khắc Văn TTK báo Sài Gòn giải phóng vốn thân thiết với anh Phó Đức Phương từ TP. HCM ra Hà Nội, đến thăm anh tại nhà riêng ở ngõ Huy Văn. Trong khói hương từ chùa Huy Văn bay sang, anh hát Về quê, Trên đỉnh Phù Vân. Giọng hát anh ma mị, đôi mắt giàu biểu cảm, gương mặt thâm u huyền ảo… cùng mùi khói nhang bay sang làm chúng tôi thấy anh vừa hiện đại, lại vừa cổ điển, rất mực tài hoa mà lại như một đạo sĩ, rất cao sang mà cũng gần gũi, ân tình ...

Có một lần gần đây, tôi được người em út của anh Phương là Phó Đức Quang, dạy sáng tác chỉ huy ở Trường Đại học gowin99 nghệ thuật Quân đội, cho hay cả ba người con của anh Phó Đức Phương đều đi theo con đường âm nhạc, trong đó cậu con trai Phó Đức Hoàng mới đi tu nghiệp âm nhạc ở Mỹ về, tài năng lắm, chắc chắn bác Phương là người có phúc vì có “con hơn cha”.

Hôm gặp mặt Hội nhà văn VN ở TP. HCM, nhà thơ Lê Điệp chỉ tôi nói oang oang với anh em cùng bàn: “Tôi nhớ cái ngày thằng này còn là nhóc con theo các ông Phó Đức Phương, Nghiêm Đa Văn, Nghiêm Bá Hồng xuống Hải Phòng chơi. Tôi còn xếp cho theo một con tàu lênh đênh trên biển về chơi Hạ Long, Quảng Ninh nữa. Thế mà cũng 50 năm rồi. Nghiêm Đa Văn thì đã mất sớm. Hôm rồi tôi gặp Nghiêm Bá Hồng thấy thương nó quá, hình như bị tai biến, tay chân như liệt rồi. Chỉ còn Phó Đức Phương hôm rồi lên ti vi hát Tiên Tửu gì đó với hai cô Thanh Thanh Hiền và Thúy Ngoan, thấy vẫn còn sung lắm. 75 tuổi rồi mà vẫn còn hát múa tưng bừng như thế, cũng chẳng được mấy người!”. Chuyện - Tôi nói với nhà thơ Lê Điệp - bác Phương tôi từ xa xưa đã có truyền thống “Nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi duyên” mà lại. Mà các anh thử ngẫm kỹ lời bài hát Chảy đi sông ơi: “Ơi con sông hiền hòa, chở đầy nước ngọt phù sa/ Ơ con sông thiết tha, ấp ôm bến bờ xứ sở/ Sông mấy ngàn năm tuổi, miệt mài chảy mãi khôn nguôi/ Chuyện bao đời sông biết cả/ Mà sao vẫn trẻ mãi không già”. Có phải bác Phương viết về sông, về núi, mà cứ như tự họa về mình.

Thế rồi đánh đùng một cái, chúng tôi nghe anh lâm bệnh nặng. Choáng váng. Thế rồi tuổi 77, anh ra đi. “Ơi con sông hiền hòa, chở đầy nước ngọt phù sa”. Vâng, con sông hiền hòa ấy chính là anh, Phó Đức Phương, nhạc sĩ tài hoa và ân tình, anh đã chảy đi rồi. Hôm nay giỗ đầu anh, con sông lớn của âm nhạc Việt Nam, hát lời hát của anh mà nước mắt cứ dâng trào.

*

“Trên quê hương quan họ

Một làn nắng cũng mang điệu dân ca

Giữa mùa lúa thơm, cánh cò bay đẹp như trong mộng

Những cô Tấm ngày xưa như vẫn còn đây trong mùa trẩy hội.

Quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảm đang

Việc nước việc nhà vẹn tròn

Nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi duyên”

Muôn đời trên quê hương ta những cô Tấm trảy hội

Muôn đời trên quê hương ta âm nhạc Phó Đức Phương...

 

Theo Chuyện quê