link tải gowin99 mới nhất

Xuân 1975 - Bài ca non sông thống nhất (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 13)

Hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Xuân 1975 - Bài ca non sông thống nhất” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh Niên ấn hành năm 2023.

Kỳ 13

-Tuân lệnh Thiếu tướng.

-A lô, tôi Nguyễn Hữu An đây, tôi yêu cầu Quân khu Trị Thiên phối hợp với Quân đoàn II tấn công vào thành phố Huế từ hướng bắc.

-Tuân lệnh đồng chí Thiếu tướng.

-A lô, tôi Nguyễn Hữu An đây, tôi ra lệnh cho Sư đoàn 324 tấn công vào nội đô Huế từ hướng tây nam.

-Tuân lệnh đồng chí Thiếu tướng.

16 giờ 30 phút ngày 23-3, Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, đánh chiếm Lương Điền, sân bay Phú Bài, chiếm quận lỵ Hương Thủy, theo đường số 1 đánh vào nội đô Huế. Trung đoàn 46 Quân khu Trị Thiên-Huế đánh chiếm phòng tuyến Sông Bồ, chiếm quận lỵ Quảng Điền, Quảng Lợi, Hương Cần, cầu Thanh Trà, cầu Hòa An, đánh vào nội thành Huế từ hướng tây-bắc. Trong đêm hầu hết các mục tiêu quan trọng trong nội đô đã bị Quân giải phóng đánh chiếm như Mang Cá, Sở chỉ huy Quân đoàn I Sài Gòn, trại Trần Cao Vân, nhà lao Thừa Phủ, Đại Nội. Lực lượng Việt Nam Cộng hòa tại Huế hoàn toàn thất bại. Số quân nhân bị bắt ra hàng là 58.722, trong đó có 1 Đại tá, 18 Trung tá, 81 Thiếu tá, 3.681 sĩ quan cấp úy, khoảng 14.000 viên chức dân sự ra trình diện. Quân giải phóng thu 140 xe tăng và xe bọc thép, hơn 800 xe quân sự, 1 vạn tấn đạn dược.

II

Trong khi đó, Bộ tư lệnh Chỉ huy chiến dịch Huế-Đà Nẵng quyết định bao vây thành phố Đà Nẵng để tấn công giải phóng. Trung tướng Lê Trọng Tấn gọi cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5:

-A lô, tôi Lê Trọng Tấn đây.

- Chào đồng chí Trung tướng, tôi Chu Huy Mân đây.

-Chào đồng chí Thượng tướng Tư lệnh Quân khu 5. Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng muốn Quân khu 5 các đồng chí điều binh lực tấn công chiếm Quảng Nam và Quảng Ngãi để bao vậy mặt nam của thành phố Đà Nẵng vì mất Huế, thành phố này đã bị bao vây mặt bắc rồi. Có bao vây như vậy việc tấn công thành phố này mới thuận lợi.

Chu Huy Mân đáp:

-Kế hoạch quân sự này rất hay, tuân lệnh đồng chí, chúng tôi sẽ mở chiến dịch Nam-Ngãi.

-Tôi chờ tin thắng lợi của các đồng chí.

Thượng tướng Chu Huy Mân gọi:

-A lô, cho tôi gặp Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, chủ lực Quân khu 5.

-Chào Thượng tướng, tôi đây.

-Tôi ra lệnh cho Sư đoàn 2 kết hợp với Sư đoàn Sao Vàng, Lữ đoàn bộ binh 52 độc lập cùng Trung đoàn pháo binh 368 và 572, các Trung đoàn địa phương 94, 96 cùng tấn công giải phóng Quảng Nam, Quảng Ngãi.

-Tuân lệnh đồng chí Thượng tướng.

9 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, pháo và súng của Quân giải phóng và Quân Sài Gòn vang lên gầm rú suốt 5 tiếng đồng hồ, khói lửa ngút trời và đạn lửa bao trùm lên Quảng Nam và Quảng Ngãi, tiếng nổ long trời chuyển đất. 16 giờ cùng ngày, Tướng Trần Văn Nhựt chỉ huy nam Quân khu I gọi điện cho Tướng Ngô Quang Trưởng:

-A lô, báo cáo Trung tướng, tuyến phòng thủ tây bắc và tây nam Quảng Ngãi đã bị Cộng quân phá vỡ, quận lỵ Tiên Phước và Phước Lâm đã mất, Liên đoàn bảo an 916 phải rút khỏi cứ điểm 211 rồi ạ.

Ngô Quang Trưởng đáp:

-Như vậy Tiểu khu quân sự Tam Kỳ cũng bị uy hiếp nghiêm trọng. Tướng Trần Văn Nhựt nghe lệnh: Ngài hãy điều động Sư đoàn 2 Quân đoàn II, Liên đoàn 12 biệt động quân, 1 Tiểu đoàn bảo an và Chi đoàn 1 thiết đoàn 11 phản kích từ Tuần Dưỡng ra Cẩm Khê và Dương Côn, đưa Trung đoàn 5 Sư đoàn 2, hai Tiểu đoàn bảo an và Chi đoàn 9 Thiết đoàn 11 đánh lên Dương Leo, Núi Thám để bảo vệ và phòng thủ Tam Kỳ. Rõ chưa?

-Báo cáo rõ, tuân lệnh Trung tướng.

Ngô Quang Trưởng gọi cho Sư đoàn 3:

-A lô, tôi Ngô Quang Trưởng đây, tôi ra lệnh cho ngài điều Trung đoàn 2 từ Đà Nẵng và Trung đoàn 4 từ Chu Lai tăng cường cho Tam Kỳ để bảo vệ Tiểu khu quân sự này.

-Tuân lệnh Trung tướng.

Khi Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 (Sài Gòn) đang chuẩn bị hành quân về Tam Kỳ thì bị Tiểu đoàn 70 và 72 tỉnh đội Quảng Nam (Quân giải phóng) tấn công ở phía Thăng Bình, Trung đoàn 2 đành phải quay lại đối phó. Trung đoàn 94 Tỉnh đội Quảng Ngãi cắt đường số 1 ở Ô Châu, giam chân Trung đoàn 14 ở đây. Tướng Trần Văn Nhựt điều quân về giữ Tam Kỳ-Chu Lai, bỏ trống hai quận lỵ Trà Bồng và Sơn Hà. Như vậy tuyến phòng thủ của Sư đoàn 2 và Liên đoàn 12 biệt động quân bị dàn mỏng từ Quảng Ngãi đến Hội An, trong đó điểm trọng yếu là Tam Kỳ chỉ có một Trung đoàn 5 và một Tiểu đoàn của Trung đoàn 4 Sư đoàn 2. Thượng tướng Chu Huy Mân gọi cho bộ Tư lệnh Quân khu 5 hạ lệnh:

-Tôi ra lệnh tấn công chiếm tiểu khu quân sự Tam Kỳ.

-Tuân lệnh Thượng tướng.

5 giờ 30’ sáng ngày 21 tháng 3 cuộc tấn công bắt đầu, Sư đoàn 2 Quân khu 5 tấn công tuyến phòng thủ Suối Đá, 12 giờ Phòng tuyến bảo vệ Tam Kỳ sụp đổ. Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt gọi cho Sư đoàn 2:

-A lô, Sư đoàn gọi ngay cho Trung đoàn 4 ra phòng thủ Tam Kỳ.

-Tuân lệnh Chuẩn tướng.

Trong khi đó, Thượng tướng Chu Huy Mân gọi cho Bộ tư lệnh Quân khu 5:

-A lô, tôi ra lệnh tấn công chiếm thị xã Quảng Ngãi.

-Tuân lệnh Thượng tướng.

Lập tức lữ đoàn 52 phối hợp với Trung đoàn 94 tấn công ào ạt vào thị xã Quảng Ngãi. Sáng ngày 24 tháng 3, cả Tam Kỳ và Quảng Ngãi cùng bị Quân giải phóng tấn công. Tại Tam Kỳ sau một giờ chiến đấu với Quân giải phóng, Trung  đoàn 4, một phần của Trung đoàn 5 Sư đoàn 2 bị tiêu diệt, xác lính tan tành đầy máu trên các đường phố. Tại Cẩm Khê, Khánh Thọ, hai Thiết đoàn 37, 39 liên đoàn 12 biệt động quân phần bị chết, phần tháo chạy. 10 giờ sáng 24 tháng 3 năm 1975 Tam Kỳ thất thủ. 23 giờ 30 phút cùng ngày 24, Quân giải phóng cho Lữ đoàn 52 cùng hai Tiểu đoàn có xe tăng, xe bọc thép của Trung đoàn 574 yểm trợ chiếm thị xã Quảng Ngãi. Số còn lại của Trung đoàn 6 Sư đoàn 2, Liên đoàn 12 biệt động quân và Thiết đoàn 4 quân Sài Gòn tháo chạy tơi tả về Chu Lai nhưng bị Trung đoàn 94 Quân giải phóng phục kích từ Nước Mặn, Dốc Tham đường số 1 (Sơn Tịnh) và bị xóa sổ, 600 lính chết, 3.500 lính bị bắt. Số ít  còn lại chạy về được Chu Lai, lên tàu biển cùng Bộ tư lệnh Sư đoàn 2 chạy thoát.

Chiến dịch Nam-Ngãi kết thúc. Quảng Nam và Quảng Ngãi được giải phóng. Nhưng điều quan trọng về quân sự là Đà Nẵng, thành phố lớn nhất miền Trung, tổ hợp quân sự to lớn của Mỹ để lại cho Việt Nam Cộng hòa bị bao vây cả phía bắc và phía nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa càng thêm hỗn loạn sau sự tháo chạy của Quân đoàn Tây Nguyên, tiếp theo đến lượt tháo chạy của Quân đoàn I, những Quân đoàn mạnh nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, thế trận đang đến hồi đổ vỡ  không gì cứu vãn nổi.

(Còn nữa)

CVL

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()