Năm 1971 cùng với cả nước, Thúy và hàng vạn sinh viên Hà Nội tạm xếp bút nghiêng xung phong vào quân đội. Tôi là cán bộ đại đội của đơn vị pháo phòng không nhận lớp tân binh toàn sinh viên từ Hà Nội mới vào ngay trên chiến trường Quảng Trị. Tôi cũng như các cán bộ chiến sĩ cũ vui mừng vì có thêm quân số chiến đấu. Anh em mới có trình độ gowin99 , nhận biết binh khí, kỹ thuật nhanh, đảm bảo hợp đồng chiến đấu tốt.
Nhưng tôi cũng rất lo bởi mình trưởng thành từ cơ sở chưa qua lớp đào tạo nào, chỉ biết với tấm lòng thương mến anh em cùng trách nhiệm đã động viên số đồng đội cũ nhiệt tình hướng dẫn bằng thao tác thực tế. Nghĩa là hiểu thế nào hướng dẫn anh em mới làm thế đó. Từ quay tâm, quay hướng, lấy cự ly, tốc độ, nạp đạn và ấn cò để đưa viên đạn tới quân thù khi có lệnh của chỉ huy. Thúy cũng rất muốn gần gũi với tôi bởi cùng quê Hà Tĩnh. Thúy tự tìm hiểu và biết tôi còn trẻ chưa có vợ, ở quê tôi có mẹ già và một em gái. Có lúc Thúy nữa đùy bảo tôi:
- Anh gả em gái cho em nhé.
Có lá thư nào của nhau đều đọc chung, thậm chí viết chung cho mỗi gia đình mỗi đứa trên một tờ pơ – luy, cho vào một phong bì vì tem hiếm, giấy hiếm và thời gian cũng hiếm. Nhiều lúc rất căng thẳng quyết liệt nhưng anh em vẫn hát cho nhau nghe. Riêng Thúy hay hát các bài hát về Hà Nội. Có lúc Thúy còn hát cả các bài hát của nước ngoài như bài “Hoàng Hôn” hay bài “Ca Chiu Sa” của nước Nga bằng cả hai thứ tiếng. Miệng Thúy tròn như quả trứng gà, âm thanh nhả ra giọng nam trầm chưa hết cỡ làm tôi càng yêu quý chiến sĩ biết bao nhiêu.
Một lần tôi vừa đi trinh sát về, đang mệt mỏi, đói khát. Nguyễn Văn Hùng quê Hà Nội cùng khóa sinh viên với Thúy vui mừng ôm lấy tôi rồi rộn ràng khoe:
- Anh Ngọc ơi! Mẹ Thúy vừa viết thư vào. Mẹ nói gì anh biết không? Mẹ đồng ý gả em Nguyệt cho anh đấy. Anh sẽ được làm rể thủ đô. Rồi mẹ còn dặn anh em chúng tôi luôn giữ gìn sức khỏe để chiến đấu dũng cảm xứng đáng là con cháu Đất Thăng Long.
Thì ra Thúy cũng âm thầm quan tâm đến em gái ở nhà và cả tôi là người chỉ huy đơn vị. Rất yêu quý tôi rồi viết thư riêng giới thiệu với bố mẹ và em gái. Vừa huấn luyện chiến sỹ mới, vừa cơ động truy kích địch, cùng các quân binh chủng hợp thành. Không một ngày giờ nghỉ. Lúc nào trong nòng pháo cũng đã lên đạn. Chúng tôi ào ạt cơ động vượt sông Bến Hải, giải phóng Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang, Đông Hà, Ái Tử và chiếm giữ thị xã Quảng Trị. Ngày nào cũng bắn được máy bay rơi. Nhiều trận chiến đấu căng thẳng, quyết liệt. Hàng chục cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hi sinh như anh Chiến, Anh Minh, Anh Xôn Anh Quỳnh…. trong đó có lứa sinh viên Hà Nội mới bổ sung như Nga và Ngọ. Các anh ngã xuống trên đất Quảng Trị thân thương mà suốt đời chúng tôi những người còn sống mãi mãi không quên.
Trưa ngày 06 tháng 05 năm 1972, trời Quảng Trị nắng gay gắt, trong xanh không một gợn mây. Từ hướng Đông bay vào bốn chiếc F4, chúng cứ bay lòng vòng trên cao. Tiếng động cơ râm ran, ồn ào. Tôi kịp báo động. Các pháo thủ bắt mục tiêu chảy cả nước mắt vì nắng chói. Khi tôi hô bắn, chỉ có một khẩu đội bắn được một điểm xạ vừa. Bom chùm vào trận địa, một mình Thúy hi sinh. Cả đơn vị đau xót, cử mỗi tiểu đội hai người tiễn đưa Thúy về nơi an nghỉ trên đồi cao quanh năm lộng gió.
Mãi đến ngày thống nhất Bắc – Nam. Tôi cũng đã là thương binh nặng mất sức 81%, tôi vẫn ao ước có ngày được ra xem thủ đô với ngàn năm văn hiến như thế nào? Nhưng trước tiên là được đến thăm gia đình của Thúy.
Khi tôi đang điều dưỡng tại trại thương binh nặng của quân khu vô tình đọc báo Quân Đội Nhân Dân gặp mẫu tin: “…Ai biết mộ liệt sĩ Thúy ở đâu xin báo cho ông Nguyễn Minh Chương. Số nhà 3, phố Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội…” thì ra hài cốt của Thúy vẫn nằm ở chiến trường.
Còn tôi tuy có bị thương nặng vẫn còn hạnh phúc. Rồi có gia đình, có vợ, có con. Đang sống trong độc lập, tự do, hòa bình và được chứng kiến cuộc sống toàn dân mỗi ngày càng đổi mới.
Hình ảnh Thúy hay hát, động viên tôi, đã dũng cảm hi sinh thì không phai trong long. Về nhà tôi lục tìm trong thư từ, nhật ký và ký ức của mình. Tôi liên lạc với nhiều đồng đội còn sống trên toàn quốc. Trong đó có Hùng, đồng đội cùng lớp sinh viên và thân nhân. Được sự giúp đỡ của nhân dân nơi chiến trường xưa đã tìm được hài cốt Thúy về nghĩa trang Nhổm, Từ Liêm, Hà Nội
Trái tim người lính