link tải gowin99 mới nhất
Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện, bác sĩ trực tiếp xử trí ca bệnh cho biết: Người bệnh khoảng 50 tuổi vào cấp cứu tại viện trong tình trạng hôn mê sâu, mất ý thức,(thang điểm Glasgow chỉ còn 3 điểm), ngừng thở, mất mạch bẹn, mạch cảnh. Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết người bệnh có tiền sử rối loạn ý thức, khoảng 15 phút trước khi vào viện người bệnh đang ăn bánh lẳng (bánh gio) thì đột ngột lên cơn khó thở dữ dội, tím tái, nghi hóc bánh gia đình đã thực hiện các biện pháp lấy dị vật nhưng không có kết quả.
Sau khi được được vào viện các bác sĩ đã thực hiện kiểm soát đường thở của người bệnh: Kiểm tra đường thở bằng đèn soi đặt ống nội khí quản, phát hiện 2 miếng bánh lẳng bít kín đường thở, tiến hành gắp dị vật khai thông đường thở. Song song với quá trình đó, các bác sĩ thực hiện ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng thuốc vận mạch cấp cứu ngừng tuần hoàn cho người bệnh.
Sau những nỗ lực của ekip, người bệnh có tim trở lại, tiếp tục được an thần, thở máy, duy trì vẫn mạch, theo dõi sát sao toàn trạng tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện.
Nhân sự việc trên, BSCKI -Trần Văn Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện khuyến cáo: “Đối với các đối tượng người bệnh như người có ý thức không tỉnh táo, người có rối loạn phản xạ nuốt, trẻ nhỏ, người cao tuổi… cần hết sức thận trọng trong quá trình ăn uống. Khi có người bị hóc dị vật, gia đình cần ngay lập tức thực hiện cấp cứu đường thở bằng biện pháp Heimlich – dùng tay của người cứu hộ gây ra một áp lực mạnh dưới cơ hoành để đẩy dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên, nhằm tạo ra một cơn ho nhân tạo bằng cách ấn vào cơ hoành, buộc không khí đi ra khỏi phổi, tràn lên qua cổ họng và nhờ đó đẩy mạnh dị vật bị mắc kẹt ra ngoài. Đồng thời cần gọi xe cấp cứu 115 nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử trí hợp lý, chính xác”.