link tải gowin99 mới nhất

 Việt Nam diễn nghĩa – Tập IV (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 32)

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập IV “NỘI CHIẾN NAM-BẮC TRIỀU” của PGS TS Cao Văn Liên.

Ky 32.

Khi mọi người xong một lượt trà, Mạc Đôn Nhượng nói:

-Cố Khiêm Vương đại thần nhiếp chính Mạc Kính Điển ra đi  là một tổn thất to lớn của nhà Mạc ta, nay ta được ủy thác gánh trọng trách phò vua nhiếp chính. Chúng ta còn có trách nhiệm nặng nề là tiêu diệt Nam Triều. Ta muốn mở cuộc hành binh tấn công vào Thanh Hóa. Các quý vị có cao kiến gì không?

Nguyễn Quyện nói:

-Mạt tướng nghe nói Trịnh Tùng đã bố trí binh lực chốt giữ những nơi hiểm yếu, ra lệnh cho dân cất giấu của cải, lương thực, làm vườn không nhà trống gây cho ta khó khăn về lương thực. Như vậy ta khó trụ lâu dài ở Thanh Hóa để tấn công Vạn Lại-An Trường…

chuymdnh-1645280999.jpg

Tượng Mạc Đôn Nhượng.
Danh tướng Mạc Đôn Nhượng (?-1593) là hoàng tử và là tướng nhà Mạc trong lịch sử Việt. Ông là con thứ bảy của Mạc Đăng Doanh, em Mạc Phúc Hải và Khiêm vương Mạc Kính Điển. Năm Quí tị 1593, trung tuần tháng giêng âm lịch ông bại binh kết thúc thời Nam Bắc triều. Ông chạy về ẩn náu ở An Bắc (nay thuộc huyện Sơn Đông, tỉnh Lạng Sơn), rồi bệnh mất, thọ 60 tuổi.

 

Nguyễn Quyện bê bát nước uống một ngụm, đặt bát rồi nói tiếp:

-Chi bằng lần này ta vẫn dùng thế mạnh của ta là thủy binh đổ bộ vào Lạch Trường. Sau đó Nhiếp chính Vương cùng 2 vạn quân đổ bộ đánh vào Quảng Xương để phân tán binh lực của Nam Triều, 200 chiến thuyền do tướng Bùi Văn Khuê chỉ huy đỗ ở Lạch Trường đề phòng phải rút lui thì chở đại quân. Mạt tướng sẽ chỉ huy 500 chiến thuyền và 4 vạn quân còn lại theo sông Mã đánh lên, nếu thắng lợi sẽ đánh lên Vạn Lại-An Trường.

Tướng thủy binh Bùi Văn Khuê nói:

-Mạt tướng tán thành ý kiến của nhạc phụ, khi một bộ phận binh lực quan trọng của Trịnh Tùng bị phân tán về Quảng Xương thì thủy quân ta dễ dàng tấn công Vạn Lại-An Trường.

Mạc Đôn Nhượng nói:

Vậy cứ theo kế hoạch tác chiến của lão tướng Quốc Cửu Nguyễn Quyện mà tiến quân. Các tướng quân về chuẩn bị chu đáo, sớm ngày mai xuất quân.

Trong khi đó tại kinh đô kháng chiến Vạn Lại-An Trường của Nam Triều cũng chìm trong giá rét, đồi núi và muôn cây, trong đó có những cây lim cao to vươn lên lắc lư trong gió lạnh. Nước sông Cầu Chày, sông Chu lạnh lẽo xanh rờn chảy âm ỉ suốt ngày đêm. Trong biệt phủ, Trịnh Tùng đang ngồi buồn rầu sau cái chết của lão tướng Vũ Sư Thước vì đã quá già. Trước khi chết còn lập chiến công đánh cho quân Mạc khiếp đảm kinh hồn. Không biết lão tướng sinh năm nào nhưng tạ thế năm 1580, có lẽ hưởng thọ hơn 70 tuổi. Cuộc nội chiến Nam-Bắc Triều đã hơn 50 năm rồi. Một thế hệ khai quốc công thần, các lão tướng đã ra đi gần hết. Đầu tiên là ông ngoại Nguyễn Kim, cậu là Nguyễn Uông, cha là Trịnh Kiểm, rồi đến khai quốc công thần Lại Thế Vinh, Lại Thế Khanh và nay là Vũ Sư Thước. Một tùy tướng bước vào làm đứt dòng suy tư của Trịnh Tùng:

-Dạ bẩm Đô tướng Tiết chế, có thám mã về báo tin khẩn cấp:

-Cho vào.

-Dạ.

Thám mã vào:

-Dạ bẩm Đô tướng Tiết chế, Khiêm vương nhiếp chính nhà Mạc là Mạc Kính Điển đã qua đời. Nay em trai là Mạc Đôn Nhượng nắm quyền nhiếp chính.

Trịnh Tùng đập bàn nói:

-Trụ cột nhà Mạc đã đi rồi, lấy ai là đối thủ của ta đây?

Lại có thám mã về báo:

-Dạ bẩm Đô tướng Tiết chế, Mạc Đôn Nhượng đã cho 2 vạn quân đánh phá Quảng Xương, Nguyễn Quyện chỉ huy 500 chiến thuyền và 4 vạn quân đang tiến lên đánh phá dọc sông Mã, uy hiếp Vạn Lại-An Trường.

Trịnh Tùng cười nói:

-Tay Mạc Đôn Nhượng này cũng lắm mưu nhiều kế, đánh Quảng Xương để nhằm chia sẻ binh lực của ta, tạo điều kiện cho Nguyễn Quyện tấn công Vạn Lại-An Trường đây. Bay đâu.

-Dạ.

-Cho gọi các tướng Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu, Trịnh Thái, Trịnh Đồng, Trịnh Bình, Hà Thọ Lộc, Trịnh Văn Hải vào đây.

-Dạ.

Các tướng bước vào nói:

-Kính chào Đô tương Tiết chế.

Trịnh Tùng nói với Hoàng Đình Ái:

-Ta giao cho lão tướng chỉ huy cùng các tướng Nguyễn Hữu Liêu, Trịnh Thái, Trịnh Đồng đem 3 vạn quân đến núi Đường Nang Quảng Xương đánh Mạc Ngọc Liễn và Mạc Đôn Nhượng, tại đó tướng quân có thể đánh bao vây hoặc đánh mai phục mà phá giặc.

Bốn tướng đều nói:

-Chúng mạt tướng tuân lệnh.

Trịnh Tùng nói tiếp:

-Các tướng Trịnh Bình, Hà Thọ Lộc, Trịnh Văn Hải theo ta phá thủy quân của Nguyễn Quyện trên sông Mã.

Các tướng đều đáp:

-Chúng mạt tướng tuân lệnh.

Lại nói Mạc Đôn Nhượng đổ bộ lên Quảng Xương, trời đã tối nên cho đóng quân ở chân núi Đường Nang hiểm trở. Đêm đó, quân của Hoàng Đình Ái lẻn vào bí mật bắn chết những tên lính tuần tra, canh gác rồi từ phía đồng ruộng xông vào chém giết. Quân Mạc bị bất ngờ vùng dậy chống trả kiên cường. Không ngờ từ phía Đường Nang, quân Nam Triều như từ trong núi chui ra đánh tập hậu quân Mạc. Gươm giáo chạm nhau tóe lửa, tiếng reo hò kinh thiên động địa vang động vùng Quảng Xương. Quân Mạc đại bại, bỏ lại chiến trường 1 vạn xác chết. Mạc Ngọc Liễn mở đường máu hộ vệ Mạc Đôn Nhượng chạy ra được cửa Lạch Trường, lên 200 chiến thuyền cùng tàn quân chạy ra Bắc.

Cánh thủy binh của Nguyễn Quyện đổ bộ lên bờ thì bị quân Nam Triều do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bật xuống sông. Từ phía Tây sông Mã, những chiếc thuyền nhỏ chứa chất cháy đỏ rực theo gió lao xuống hạ lưu. Chiến thuyền Nguyễn Quyện có nguy cơ bị đốt cháy. Nguyễn Quyện vội hạ lệnh quay mũi thuyền cho nhanh chạy ra cửa Lạch Trường. Có thám mã về báo:

-Dạ, quân của Nhiếp chính Vương Mạc Đôn Nhượng đã đại bại ở núi Đường Nang Quảng Xương.

Nguyễn Quyện cả sợ:

-Nay Nhiếp chính vương ở đâu?

-Dạ, đem 1 vạn quân rút về Bắc rồi ạ.

Nguyễn Quyện ra lệnh:

-Theo đường biển rút về Bắc nhanh lên.

-Tuân lệnh.

Đoàn thủy binh chiến bại dong buồm chạy dưới trời mùa đông ảm đạm. Sóng biển gầm gào vỗ dưới những mạn thuyền trắng xóa.

                                            *      *

                                            *

Tại Đông Kinh, Mạc Mậu Hợp hỏi Mạc Phúc Tư:

-Làm sao để nâng cao chí khí quân đội và tướng lĩnh?

Mạc Phúc Tư đáp:

-Tâu hoàng thượng, nên gia phong chức tước cao cho các lão tướng.

-Khanh nói chính hợp ý trẫm.

Tháng 10 năm 1584, nhà Mạc phong Giáp Trưng làm Sách Quốc Công, phong Nguyễn Quyện làm Trường Quốc Công, sau đó tháng 6 năm 1586 lại phong Nguyễn Quyện làm Nam quân tả đô đốc, Mạc Ngọc Liễn được phong làm Thái bảo Hoàng Quận Công. Mạc Đăng Lượng được phong làm Phủ Tả Đô Đốc, tháng 6 năm 1586 được phong làm Phó quốc vương.

  Để lấy lại thanh thế, năm 1583, Mạc Đôn Nhượng đem đại quân đánh phá Thanh Hóa nhưng bị Trịnh Tùng đánh thua phải rút lui. Đây là lần cuối cùng nhà Mạc Nam tiến. Từ đây chiến cuộc bắt đầu bất lợi cho nhà Mạc. Nhà Mạc chỉ lo phòng thủ. Quân Nam Triều bước sang giai đoạn phản công ra Bắc. Tại Đông Kinh, một ngày năm 1583, Mạc Mậu Hợp và Mạc Đôn Nhượng  nhận được  tin cấp báo:

-Dạ, bẩm hoàng thượng và quan nhiếp chính, Trịnh Tùng đem quân đánh đến Yên Mô, Yên Khang Sơn Nam gặt hết lúa và rút về ạ.

(Còn nữa)

CVL

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()