Kỳ 17.
Trần Hưng Đạo đọc xong liền gọi:
-Tướng quân Cao Mang đâu.
-Dạ, có mạt tướng.
-Tướng quân phi ngựa gấp lên Lạng Châu, lệnh cho Nguyễn Địa Lô hôm nay mai phục đón đánh bọn phản quốc được quân Nguyên Mông hộ tống đưa về Đại Đô.
-Dạ bẩm Quốc công tiết chế, bắt sống hay là tiêu diệt ạ?
-Tiêu diệt hết, bọn phản quốc đó có bắt được cũng chém cho bẩn gươm.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
Cao Mang phi ngựa gấp lên Lạng Châu, gặp và nói với Nguyễn Địa Lô:
-Quốc công tiết chế ra lệnh cho tướng quân hôm nay phải mai phục tiêu diệt bọn Việt gian đầu hàng phản quốc được quân Nguyên Mông hộ tống đưa về kinh thành của chúng là Đại Đô. Tướng quân định mai phục ở đâu?
Nguyễn Địa Lô nói:
-Có lẽ mai phục ở ải Chi Lăng.
-Không được, nhỡ chúng không đi qua Chi Lăng mà đi cửa ải khác thì sao. Cứ mai phục ở con đường hiểm yếu mà từ đó phải đi qua trước khi đi các ải.
Nguyễn Địa Lô nói:
-Cứ làm như tướng quân nói đi.
Nguyễn Địa Lô cho quân mai phục trên con đường gọi là Kép phải đi qua để đi tất cả các cửa ải ở biên giới. Chờ mãi đến chiều mới thấy một đám người ngựa. Những tên Việt gian phản quốc đi hàng giữa. Hai bên, mỗi bên có khoảng 100 tên lính Mông Cổ che chắn. Đoàn người ngựa tiến vào địa phận mai phục. Trong số những kẻ phản quốc, Nguyễn Địa Lô căm thù nhất là Trần Kiện vì sự phản bội của hắn làm sụp đổ mặt trận phía Nam, đẩy đất nước vào tình thế cực kỳ nguy khốn. Hơn nữa, đó là tên Việt gian cực kỳ nguy hiểm cho đất nước sau này vì sự thông thái và hiểu biết địa lý, tình hình quốc phòng Đại Việt. Nguyễn Địa Lô không biết mặt Trần Kiện nhưng nghe nói hắn còn trẻ tuổi. Nguyễn Địa Lô ngắm thật chính xác vào một tên trẻ tuổi đi đầu và buông một mũi tên cực mạnh. Tên trẻ tuổi đi đầu chính là Trần Kiện trúng tên ngã lăn xuống đất. Những trận mưa tên hai bên đường dội xuống nhưng đều bị lính Mông Cổ dùng gươm gặt xuống hoặc lấy thân mình che chắn cho bọn Việt gian. Gần 100 lính Mông Cổ trúng tên thương vong nhưng bọn Việt gian như Trần Ích Tăc, Trần Lộng, Trần Tú Hoãn, Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long đều chạy thoát. Gia tướng của Trần Kiện là Lê Tắc còn ôm được xác chủ chạy đến biên giới. Cả bọn dừng lại chôn cất Trần Kiện và vượt biên về Đại Đô, kinh đô của đế quốc Mông Cổ ở Trung Quốc. Trần Ích Tắc sau này được bổ nhiệm làm quan nhà Nguyên nhưng cứ gặp sứ giả Đại Việt là hổ thẹn, lảng tránh. Sau này Trần Ích Tắc do hổ thẹn sinh bệnh mà chết. Còn những tên phản quốc khác không khác gì nô lệ xứ người. Số kiếp những tên bán nước đều bạc phận như nhau, sống không bằng chết. Chết nhưng vết bẩn bán nước vẫn lưu lại sử xanh muôn thuở không bao giờ rửa sạch.
* *
*
Mùa hè nóng nực đã sang, ánh nắng chói chang tỏa xuống sông nước ruộng đồng đồng bằng miền Bắc. Quân Việt ở đây do Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy đang tung hoành ở Trường Yên, Thiên Trường, Long Hưng và Khoái Châu. Trận đánh đầu tiên vào đồn trại quân Nguyên Mông là đánh vào A Lỗ, cứ điểm chắn ngã ba sông Luộc và sông Hồng. A Lỗ do tướng Nguyên Mông Vạn hộ Lưu Thế Anh chỉ huy gồm 1 vạn quân. Đang đêm, quân Việt do tướng Nguyễn Khoái chỉ huy bao vây và tấn công. Quân Nguyên Mông bị giết hết. Lưu Thế Anh mở đường máu chạy về Thăng Long.
Cũng trong mùa hè, quân Việt do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy tấn công căn cứ Hàm Tử. Quân Việt đi thuyền bao vây và đổ bộ lên bờ huyết chiến với quân Nguyên Mông. Nghe tiếng reo hò, chiêng trống vang trời chuyển đất, Toa Đô ở Tây Kết đưa quân sang cứu Hàm Tử. Trong quân của Trần Nhật Duật có 1 vạn quân Tống do tướng Triệu Trung chỉ huy chạy sang đất Việt khi nhà Nam Tống sụp đổ. Trần Nhạt Duật cho Triệu Trung và 1 vạn quân Tống ra đánh quân Nguyên Mông. Quân Tống do căm thù quân Nguyên Mông đã lấy mất nước của họ cho nên họ đánh rất hăng hái quyết liệt. Quân Nguyên Mông hoảng sợ, tưởng nhà Tống đã lấy lại được nước, sang giúp Đại Việt đánh Nguyên Mông. Người Hán trong quân đội Nguyên Mông thấy đồng bào của mình liền nhụt chí không chiến đấu nữa. Quân Nguyên Mông rối loạn, bị giết hàng vạn, thây chồng chất như núi, máu đỏ sông Hồng. Quân Việt làm chủ căn cứ Hàm Tử. Tướng giữ Hàm Tử là Tôn Hiệu tháo chạy về Thăng Long
Cùng lúc đó thì Nguyễn Khoái, Trần Quốc Toản, Trần Thông tấn công Tây Kết. Toa Đô đang tác chiến bên Hàm Tử không kịp về cứu. Quân Nguyên Mông ở Tây Kết đại bại, phần lớn bỏ xác tại trận, phần còn lại chạy ra biển mong thoát thân. Tướng Nguyên Mông Lý Bang Hiến bỏ mạng.
Hàm Tử và Tây Kết thất thủ làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ Nam Thăng Long. Toa Đô lui về giữ Khoái Châu rồi lại về Tây Kết. Tháng 6 năm 1285, quân Việt đuổi đánh Toa Đô và Ô Mã nhi. Toa Đô và Ô Nhi bị bao vây ở Hàm Tử, Toa Đô bị tướng Vũ Hải chém đầu tại trận. Ô Mã Nhi dùng thuyền con vượt ra biển thoát thân. Quân Việt hoàn toàn làm chủ từ Trường Yên, Thiên Trường, Long Hưng đến Khoái Châu.
Thừa thắng, quân Việt do tướng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản chỉ huy tấn công đồn Chương Dương (Thường Tín), đây là cứ điểm cuối cùng bảo vệ Nam Thăng Long. Trần Quang Khải cho một đạo quân mai phục đoạn đường giữa Chương Dương và Thăng Long. Thoát Hoan cho quân đi cứu Chương Dương bị phục binh Việt đổ ra đánh giết. Quân Nguyên Mông bị chết gần hết, số còn lại chạy trở lại Thăng Long. Quân Nguyên Mông ở Chương Dương bị đánh bất ngờ, không có quân cứu viện, sức cùng lực kiệt, phần lớn bị giết, số còn lại cùng tướng Nạp Hải chạy về Thăng Long. Cửa ngõ bảo vệ Nam Thăng Long đã hoàn toàn sụp đổ. Các đạo quân Việt do Trần Quang Khải chỉ huy tiến về giải phóng Thăng Long. Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo cũng ra lệnh cho các đạo quân tiến về bao vây kinh thành. Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông ra cáo thị kêu gọi tất cả các vương hầu đem quân bản bộ về cùng triều đình giết giặc.
Khoảng tháng 6 năm 1285, ngoại vi thành Thăng Long quân Việt đông như kiến cỏ, quân triều đình, quân của các vương hầu, dân binh của Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền. Hơn 1.000 chiến thuyền của thủy quân Việt dày đặc bến Đông Bộ Đầu và sông Hồng vài dặm về phía Đông Nam. Tinh kỳ vàng bay rợp trời, rợp đất. Chiêng trống vang lừng, quân đi nườm nợp. Quân Việt bao vây vòng trong vòng ngoài lớp lớp quanh thành Thăng Long.
Tại tổng hành dinh quân Việt ở Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo làm việc hầu như không nghỉ. Trần Hưng Đạo lệnh cho gia tướng Đỗ Hành:
-Tướng quân đem lệnh của ta nói vơi Thái Sư Trần Quang Khải, Tổng chỉ huy mặt trận Thăng Long, khi bao vây thì chừa hướng Đông Bộ Đầu để cho quân giặc tháo chạy, khi có đường tháo chạy sẽ giảm bớt tinh thần liều chết của giặc, ta đỡ tổn thất. Ta sẽ tiêu diệt chúng bằng truy kích, tập kích trên đường chúng tháo chạy.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
-Người đâu.
-Da, bẩm Quốc công tiết chế.
-Tướng quân chạy ngựa truyền lệnh của ta cho tướng quân Trần Quốc Toản mai phục quân ở đoạn sông Như Nguyệt để tiêu diệt quân Nguyên Mông tháo chạy.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
-Người đâu.
Dạ, bẩm Quốc công tiết chế.
-Tướng quân đem lệnh của ta đến cho Hưng Ninh Vương Trần Tung đem quân phối hợp với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản truy kích diệt giặc tháo chạy.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
-Người đâu.
-Da, Bẩm Quốc công tiết chế.
-Tướng quân gọi Trần Quốc Nghiễn và con trai là Trần Quốc Hiện vào bản doanh.
-Dạ.
Hai cha con Trần Quốc Nghiễn bước vào hổ trướng:
-Dạ, bẩm Quốc công tiết chế, hai cha con mạt tướng có mặt.
-Hai tướng quân đem quân đến Vĩnh Bình chặn đánh quân Thoát Hoan khi chúng tháo chạy đến Lạng Châu.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
-Tướng quân Cao Mang đâu.
-Dạ, có mạt tướng.
-Tướng quân chạy ngựa lên Quy Hóa truyền lệnh của ta cho Hà Chương, Hà Đặc thủ lĩnh dân binh ở đó chặn đánh quân Nguyên Mông khi chúng tháo chạy về Đại Lý.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
-Tướng quân Trần Bách đâu.
-Dạ, có mạt tướng.
-Tướng quân đem lệnh của ta truyền cho các tướng chỉ huy dân binh Nguyễn Địa Lô, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền đem quân tập kích, truy kích địch khi chúng tháo chạy qua Bắc Giang, Lạng Châu.
-Mạt tướng tuân lệnh.
-Tướng quân Nguyễn An đâu.
-Dạ, có mạt tướng.
-Tướng quân đem lệnh của ta cho Thái sư Trần Quang Khải bắt đầu tấn công Thăng Long.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
-Trung Thành Vương đâu.
-Dạ, có mạt tướng.
-Vương cùng với tướng quân Trần Sầm đem 1 vạn quân đánh vào tiền tiêu của Thăng Long là đồn Giang Khẩu phối hợp với Thái sư Trần Quang Khải.
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
(Còn nữa)
CVL