Ông Nguyễn Hữu Tình, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình cho biết, hiện nay đơn vị đang được giao quản lý, bảo vệ gần 40.000 ha rừng và đất rừng phòng hộ. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, đơn vị đã chủ động công tác tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng, không để xảy ra khai thác, vận chuyển lâm sản, chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật; thường xuyên cập nhật kết quả tuần tra kiểm tra vào nhật ký hàng ngày, hàng tuần nhằm nắm bắt được mọi diễn biến, các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.
Với địa bàn trải rộng, có nhiều khu vực giáp ranh với các huyện Na Hang và Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hay Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê của tỉnh Hà Giang, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Lâm Bình đã chú trọng quản lý rừng dựa vào dân, vào cộng đồng, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng để triển khai công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng.
Ban đã thực hiện khoán bảo vệ rừng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường theo Phương án số 26/PA-BQL ngày 28/5/2013, phương án hợp đồng bảo vệ rừng phòng hộ khu lưu vực hồ thủy điện Tuyên Quang cho tổ chức, cá nhân đã được UBND huyện phê duyệt ngày 30/5/2013. Tổng diện tích giao khoán là trên 183ha/29 hộ, tại 3 xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên.
Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ từ nguồn ngân sách nhà nước với tổng diện tích khoán bảo vệ là hơn 8.820ha/21 tổ chức với 173 hộ gia đình tham gia.
Trong đó khoán bảo vệ rừng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, thực hiện tại địa bàn các xã, thị trấn khu vực I có tổng diện tích khoán bảo vệ là hơn 4.500ha/4 tổ chức, 145 hộ gia; khoán bảo vệ rừng theo Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - gowin99 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, thực hiện tại địa bàn các xã khu vực II có tổng diện tích khoán bảo vệ hơn 4.288ha/17 tổ chức, 28 hộ gia đình tham gia.
Cùng với việc thực hiện tốt và kịp thời chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể hàng năm để làm căn cứ triển khai thực hiện; trong đó, chú trọng đến các hoạt động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy đến mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Ban đã tổ chức tuyên truyền tập trung, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các buổi tuần tra, kiểm tra rừng, họp định kỳ theo từng tổ, các buổi họp thôn, bản... để người dân biết, nắm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, tố giác đối với những đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.
“Cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn đã nhận thức được rừng góp phần quan trọng bảo vệ sự sống, đem lại lợi ích kinh tế và môi trường cho đồng bào các dân tộc, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được gowin99 hóa. Toàn bộ diện tích rừng hiện có của đơn vị luôn được bảo vệ an toàn, phát triển xanh tốt”, ông Nguyễn Hữu Tình, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình khẳng định.