Phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
Đánh giá về công tác bảo vệ và phát triển rừng, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: Thời gian qua, dù cấp ủy, chính quyền tích cực vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, số vụ vi phạm Luật lâm nghiệp giảm so cùng kỳ với năm trước trên hai tiêu chí là số vụ và khối lượng, song tình trạng vi phạm vẫn còn xảy ra.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum một số địa phương không làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, nên nhiều nơi đã để giảm và mất một số lớn diện tích rừng trồng. Riêng tại huyện Đăk Glei, qua kiểm tra, xác minh đã có 11,6ha rừng trồng năm 2014, 2015 tại các tiểu khu 27, 48 và 100 của đơn vị này bị giảm, mất.
Trước thực trạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - gowin99 và các chủ rừng luôn xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn gowin99 …phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ rừng phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để mất rừng và các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp tại địa bàn quản lý.
Trồng lại rừng nhưng không dùng tiền ngân sách Nhà nước
Sở NN-PTNT Kon Tum vừa có báo cáo UBND tỉnh Kon Tum về kết quả kiểm tra, xác minh làm rõ một số nội dung liên quan đến diện tích rừng trồng bị suy giảm, mất tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei (đóng tại huyện Đăk Glei).
Theo đó, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra giảm, mất 11,6ha rừng trồng thuộc lâm phần được giao quản lý; xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả trồng lại rừng mà không dùng tiền ngân sách nhà nước.
Trước đó, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glei phối hợp kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin 11,6ha rừng trồng năm 2014, 2015 tại các tiểu khu 27, 48 và 100 của đơn vị này bị giảm, mất.
Tại thời điểm kiểm tra, xác định trong 11,6 ha rừng trồng đã bị mất, có 5,3ha có hiện trạng là đất trống; 1,1 ha có hiện trạng là cây rừng tự nhiên tái sinh; 5,2 ha có hiện trạng đang trồng các loài cây lúa, mì, cà phê.
Trong đó, 5,2 ha bị mất, có 12 hộ dân đang sản xuất nông nghiệp.
Nguyên nhân bị suy giảm, mất do một số diện tích trồng gần các bãi chăn thả gia súc của thôn làng nên bị trâu, bò phá hoại; một số diện tích giáp với nương rẫy bị cơi nới; mưa bão sạt lở làm ảnh hưởng; bị nắng hạn, sâu bệnh. Rừng trồng bị mất có khả năng diễn ra từ thời điểm năm 2018, 2019.
Theo Sở NN-PTNT, việc để mất 11,6ha rừng trồng năm 2014 tại tiểu khu 100 và rừng trồng thay thế năm 2015 tại các tiểu khu 27, 48 thuộc trách nhiệm của Công ty Lâm nghiệp Đăk Glei. Đơn vị này được giao, quản lý diện tích rừng trên nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để quản lý bảo vệ, đôn đốc kiểm tra, ngăn chặn xử lý. Đối với 12 hộ có cây trồng trên diện tích 5,2ha rừng bị mất chưa xác định được thời điểm canh tác, nên chưa có cơ sở để xử lý theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
Trước những sai phạm trên, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh Kon Tum xem xét, chỉ đạo Công ty lâm nghiệp Đăk Glei trồng lại 11,6ha rừng đã bị mất mà không dùng tiền ngân sách Nhà nước. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị kiểm tra, xác minh, xử lý đối với 12 hộ dân đang cách tác trên 5,2ha rừng trồng bị mất.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra giảm, mất rừng.