link tải gowin99 mới nhất

Trường T.H.P T Nam Trực, Nam Định, nơi lưu dấu một niềm yêu

Muốn phong trào nhà trường tốt cần tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh thông qua việc kiểm tra việc chấp hành nề nếp nội quy và quy định rõ việc học sinh không mang bất cứ tài liệu gì khi đến trường trong các buổi thi. Tiếp đó là khuyến khích học tập tốt, với những đoàn viên thanh niên có tổng điểm trung bình 6,5 điểm/1 môn; không có môn  dưới điểm trung bình Đoàn trường sẽ có phần thưởng khích lệ (phần thưởng tuy nhỏ - chỉ 3 – 5 cuốn vở nhưng cũng đã sẽ ra tâm lý ganh đua nhau học tập để đạt kết quả cao).

         thpt-nam-truc-1698651785.png

 

    Tháng Sáu năm 1994, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học sư phạm Hà nội I, ngày 12 tháng 8 cùng năm, tôi nhận giấy giới thiệu của phòng Tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác tại trường PTTH Nam Ninh (THPT Nam Trực ngày nay). Được về trường là vinh dự tự hào nhưng cũng là thách thức lớn lao bởi tôi sẽ là đồng nghiệp với khá nhiều thầy cô giáo từng dạy và từng công tác tại đây khi tôi còn là học sinh…

   Năm học 1994 – 1995, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10 E và dạy văn ở các lớp 10 D và 10 G. Những ngày đầu lên lớp, mặc dù đã trải qua thời quân ngũ; song vẫn không khỏi bỡ ngỡ trong giao tiếp với trò và cả với trang giáo án, nên cứ rảnh là tôi ghé sang nhà cô Đỗ Thị Thông để nhờ cô truyền đạt kinh nghiệm ứng xử với “lũ quỷ sứ” – mà cô vẫn gọi một cách trìu mến (tôi không dám nhờ cô Hoàng Thị Liên vì ngại thầy Đặng Xuân Chiến – phu quân của cô lại là “sếp” của trường). Khi tôi ngỏ ý muốn mượn giáo án của cô để tham khảo, học hỏi; cô đưa cho cả giáo án từ chính khóa đến dạy chiều… Từ những cuốn giáo án ấy của cô, sau vài tuần tôi đã thích nghi được với công việc và ký hợp đồng dạy thêm cho trường Trung cấp cơ điện ở Mỹ Xá, thành phố Nam Định… Khi biết tôi còn dạy trường ngoài, cô bảo: nếu khó khăn về thời khóa biểu cứ đổi cho “bà già này” là xong…

   Tôi đạp xe từ nhà lên trường (quê gốc của tôi ở Nam Bình) mất tầm 20 phút. Mơ ước thời Đại học là có cái xe đạp Phượng hoàng tàu để đi đã thành hiện thực! Có lần, sau khi tan học trở về thấy mấy cô học trò đạp xe đuổi theo: “thầy ơi, cho em mượn cái túi ạ!” Tôi quay lại, nhìn; không nói và cứ đạp xe đi thẳng. Bọn nhóc lẵng nhẵng bám theo, khi đến cầu ngang đền Gin, có cô bé bứt lên: “thầy ơi, cho em mượn cái túi, em đi đám cưới” (cái túi bơi màu đen, tôi được tặng nhân dịp dự Đại hội nhà văn Hà nội đầu năm 1995). Nghe thế, tôi quay lại: “đến thầy mà các chị cũng đùa được”. Bọn nhóc lè lưỡi lùi lại, tôi loáng thoáng thấy chúng bảo nhau: “rắn thế!”. Sau này, không thấy nhóc nào trêu nữa, hóa ra khi biết chuyện; cô Bùi Thị Thanh – cô giáo cũ của tôi bảo chúng: “Đừng có mà trêu! Ông ấy khó tính lắm đấy!”.

     Giữa năm học 1994 – 1995, tôi được thầy Trần Văn Tiên – phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, thầy Bùi Văn Vấn tổ trưởng tổ Ngữ văn tạo điều kiện cho tôi tham dự và trình bày báo cáo ở 2 cuộc Hội thảo cụm Nam Ninh, Nghĩa Hưng để vững vàng hơn về kiến thức cũng như về chuyên môn. Cũng từ đây tôi tự tin hơn trong giao tiếp và giảng dạy.

     Ấn tượng không thể nào quên, đó là vào đầu năm 1996 (cũng là thời gian cuối năm Ất Hợi 1995) mặc dù bận rộn công việc Tết nguyên đán, nhưng 3 thầy giáo - 3 người anh đáng kính (Triệu Quang Hoà, Triệu Quang Lãm, Nguyễn Văn Thái) khi được nhờ đã không quản ngại vất vả, đội cả mưa phùn gió bấc đưa tivi nhà trường về phục vụ lễ thành hôn cho tôi... Đây là những người anh gắn bó với tôi suốt những năm công tác tại trường. Bây giờ, anh Triệu Quang Hoà đã thành người thiên cổ. Các anh Lãm, anh Thái cũng đã sang tuổi “thất thập”, nhưng các anh luôn mãi ở trong trái tim của “chú em út cựu chiến binh” ngày nào. Bên cạnh đó còn nhiều thầy cô giáo cũ, những anh chị, người bạn, người em thân thương một thời mà tôi không kể hết…

   Tháng 9/1997 tôi được bầu làm Bí thư Đoàn trường. Xác định đây là công việc khá vất vả vì từ đây tôi sẽ phải trực tiếp đối diện với lớp trẻ đang vào độ tuổi trưởng thành, khát khao được khẳng định mình nên vô cùng hiếu động và nghịch ngợm.  Nếu khắt khe trong đánh giá và chưa tạo ra được sân chơi nhằm cuốn hút chúng vào những hoạt động chung của trường thì phong trào đoàn viên thanh niên sẽ khó có thể thành công. Tôi đã chủ động đề xuất tham mưu với thầy Đặng Xuân Chiến - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường phương án hành động của Đoàn thanh niên: Muốn phong trào nhà trường tốt cần tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh thông qua việc kiểm tra việc chấp hành nề nếp nội quy và quy định rõ việc học sinh không mang bất cứ tài liệu gì khi đến trường trong các buổi thi. Tiếp đó là khuyến khích học tập tốt, với những đoàn viên thanh niên có tổng điểm trung bình 6,5 điểm/1 môn; không có môn  dưới điểm trung bình Đoàn trường sẽ có phần thưởng khích lệ (phần thưởng tuy nhỏ - chỉ 3 – 5 cuốn vở nhưng cũng đã sẽ ra tâm lý ganh đua nhau học tập để đạt kết quả cao). Tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao chào mừng các ngày lễ trong năm theo chủ đề mà Đoàn trường xây dựng theo từng tháng - nhất là các giải bóng đá 20/11 và 26/3. Giáo dục ý thức học đi đôi với hành bằng lao động gây quỹ Đoàn và từ thiện… Thầy Hiệu trưởng Đặng Xuân Chiến chấp thuận ý kiến đề xuất và cho tôi được quyền chủ động trong xử lý công việc. Các phong trào thi đua học tập, thực hiện nề nếp diễn ra sôi nổi và rộng khắp; thậm chí các thầy cô chủ nhiệm cũng rất quan tâm tới việc xếp thứ tự thi đua của lớp mình. Có lần thầy Nguyễn Công Cầm - chủ nhiệm lớp 12 D năm học 1997 – 1998 đã phát cáu với tôi khi lớp bị xếp cuối cùng của khối…

   Tôi nhớ nhất là đợt thi đấu bóng đá đợt 20/11/1997, tôi có quy định ngoài luật bóng đá đó là cấm các cầu thủ văng tục trong sân; nếu như ai đó mắc lỗi này thì tôi là người giám sát cả trọng tài chính và trọng tài biên, trọng tài bàn sẽ rút thẻ đỏ. Trong một trận đấu, thầy Vũ Văn Mưu đang cho các cầu thủ thi đấu bỗng nhiên thấy có đội thiếu 1 cầu thủ, hỏi ra mới biết tôi rút thẻ đỏ bên ngoài truất quyền thi đấu. Thầy Mưu sau đó cười bảo: trọng tài trong sân còn bé hơn ông Bí thư Đoàn! Đùa vậy thôi, nhưng thầy Mưu rất đồng tình với quy định này. Từ đó về sau, rất khó gặp trường hợp học sinh của trường văng tục…

   Tôi chia tay trường THPT Nam Trực vào ngày 17/10/2005, sau khi đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đoàn trường năm học 2005 – 2006 và bàn giao công việc Bí thư Đoàn trường cho cô Nguyễn Thị Tơ để chuyển lên trường THPT Ngô Quyền. Chia tay ngôi trường tôi đã gắn bó gần 12 năm học, thấy lòng nao nao. Sự bâng khuâng của tôi không phải như “nơi ta ở…” mà nó cứ nhắc nhớ trong tim mình bằng những câu thơ đầy trăn trở: “Bao cuộc đời ở nơi đây trọn vẹn/Bao niềm vui tôi chẳng được sẻ chia/Tôi là kẻ chỉ một lần đi qua/Nên bâng khuâng cứ theo hoài nỗi nhớ…”. Tôi không thể quên những tình cảm của các thầy cô giáo cũ, các thầy cô đồng nghiệp: cô Chung Thị Hồng (cô giáo chủ nhiệm của tôi), thầy cô Phạm Văn Thiệm – Bùi Thị Thanh, cô Phạm Thị Hồng, cô Vũ Thị Sáu, thầy Nguyễn Văn Thông, thầy Trần Trọng Kim, thầy Đoàn Văn Nhì,cô Vũ Thị Mận, thầy Nguyễn Văn Cung – cô Phan Anh Thơ, thầy Đặng Trần Nghị - cô Nguyễn Thị Bi cùng các chị, em tổ Ngữ văn và anh chị em gần gũi thân thiết: anh Vũ Đức Vọng, Phạm Hùng, Vũ Kim Oanh, Mai Thu Đông, Lê Thị Ánh Tuyết, Đỗ Thị Hải Yến, Trần Nhiệm, Trần Thìn các bạn trẻ - lứa học trò đã thành đồng nghiệp: Trần Chiêm, Hoàng Phượng, Vũ Ngọc, Đoàn Doanh… Và, nhớ nhất là nhà giáo Phạm Minh Tuấn – giáo viên Toán vừa là thầy, là anh, là bạn cứ động viên tôi in thơ, nhưng tôi lần lữa; vậy mà, nhà giáo ấy lại thành thi sỹ (in sách nhiều hơn tôi). Đặc biệt nhất là thầy Đặng Xuân Chiến và cô Hoàng Thị Liên cùng chị Vũ Thị Là vẫn quan tâm hỗ trợ cho tôi khi tôi mua nhà mới, măc dù lúc đó tôi đã chuyển lên Nam Định hơn 2 năm rồi…

Tôi cũng không thể nào quên những lứa học trò thân yêu - những cô cậu nghịch ngợm hiếu động mà người xưa từng ví: “nhất quỷ…” nhưng vô cùng tình cảm, thân thương, trìu mến. Nhiều thế hệ học trò cứ gọi tôi là “bố - bố Dương” và sẵn sàng chia sẻ với tôi những điều chúng chưa vừa lòng. Xa lũ trẻ chốn quê hương bao năm rồi vẫn nhớ, vẫn thầm mong chúng trưởng thành, xứng đáng với hai tiếng “Con Người”…

  Năm nay, kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tôi xin chúc ngôi trường thân yêu bước sang tuổi “Tri thiên mệnh” luôn phấn đấu vươn tới, đoàn kết nhất trí, dạy tốt, học tốt và luôn mãi là địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của nhân dân trong địa bàn huyện nhà Nam Trực. Chúc các thầy cô các thế hệ đang công tác, giảng dạy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, yêu người, yêu nghề. Chúc các thế hệ học trò luôn vui khỏe, khát khao vươn lên trong học tập tu dưỡng. THPT Nam Trực luôn mãi trong trái tim tôi nói riêng và trong trái tim các thầy cô giáo đã từng giảng dạy nơi đây nói chung! 

________________

*Thầy Nguyễn Duy Dương – nguyên giáo viên Ngữ văn, nguyên Bí thư Đoàn trường THPT Nam Trực, nguyên UVBCH Huyện đoàn Nam Trực, Nam Định.

 

 

 

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()