Nhưng có cả những thứ, cho đến bây giờ vẫn thấy là có hại - hút thuốc lá.
Thuốc lá điếu...
Thời bao cấp, cái gì chả thiếu, lại phải tem phiếu. , thuốc lá cũng là phân phối, giá thuốc lá cũng không rẻ, thế cho nên khi vào quán chỉ dám - cho xin điếu thuốc, chén trà. , mời nhau cũng chỉ bóc bao, mời từng Điếu. , có người thèm còn xin hút ké một hơi, "bắn tóp" 😂.
Thuốc lá thời đó cũng phân biệt trung cao cấp với sơ cấp, thường dân, từ thuốc lá Ba Đình, Thăng Long, Tam Đảo, Thủ Đô, Điện Biên, Trường Sơn...cho đến phổ biến sau này là thuốc lá Sông Cầu, Đồ Sơn...thuốc lá cuốn, thuốc của Lào chữ A, thuốc lào hút bằng cái điếu cày, Điếu bát.
Câu nói "Sông Cầu là đầu câu chuyện" là có ý rằng - muốn chào hỏi, nhờ vả này nọ thì việc đầu tiên là phải bóc bao thuốc lá ra để mời.
Hồi còn công tác ở Ta, đơn vị mình có một ông trưởng phòng, ai mời thuốc lá thì ông ấy cũng nhón một điếu gài tai, lúc sau bỏ vào ngăn kéo bàn làm việc, có lần mình bạo dạn hỏi:
- Anh không hút thuốc lá...
Chưa dứt câu, như hiểu ý mình định hỏi, anh trưởng phòng cười nói:
- Tớ không hút, rút một điếu người ta mời cho phải phép, bỏ vào ngăn kéo tích dần, thành bao, lại mang ra tiếp khách...cũng là tiết kiệm.
Thời trước thuốc lá thiếu là do ít "giấy" để cuốn, thuốc lào lên ngôi với người lao động...để "nâng cao sĩ diện" khi bắn bi thuốc lào, người ta bảo "thuốc lào đá thuốc lá, thơm mồm, bổ phổi, diệt trùng lao...", mấy bác ở Vĩnh Bảo nói thế thì phải Ạ.
Nói, viết về thuốc lá, thuốc lào, có mà cả ngày không hết......"CAPSTAN" là một mác thuốc lá, nhưng có thể "nhại" thành cả bài dài, ngược đi lộn lại:
Cho anh phát súng tim anh nát
Nhưng anh tin số phận anh còn
Chiếc áo phơi sương tặng anh nhé
Nặng ân tình son phấn anh cho.
Khi khác lại "tả" thêm về thuốc lá có "đầu lọc" cho nó sành điệu...vậy nhé.
Theo Chuyện làng quê