link tải gowin99 mới nhất

Tết về ta nhớ ta xưa

Đó là những cái Tết từ hồi còn mặc quần giải rút. Hồi đó nhà tôi còn ở phố Thụy Khuê, ở dãy nhà lợp lá cọ, phía trước là đường tàu điện, ngay sau là sông Tô Lịch quanh năm nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối và muỗi thì nhiều vô kể.

Khi trời đổ mưa to, nước các nơi dồn về, con sông chưa thoát kịp là lại dềnh lên ngập cả lối đi, chỉ nhờ con chạch nhỏ chắn trước cửa mà nước không vào được nhà mà thôi.

tet-xua-1672803106.jpg
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp.

 

Năm 1954, lúc mới về Thủ đô, nhà tôi ở 86 Lý Thường Kiệt do Quân đội phân cho. Đó là ngôi biệt thự to của chủ Tây vừa rút đi Nam. Khi cha tôi đi Cải cách ruộng đất, ở nhà mẹ tôi buồn quá nên đã trả lại ngôi biệt thự đó cho Quân đội để về ngôi nhà lá chỉ nhằm gần chỗ làm việc (Mẹ tôi là Công nhân quốc phòng X30 còn cha tôi là sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu). Ngôi biệt thự đó giờ đang là Trụ sở đăng ký ô tô xe máy của CA Hà Nội.

Miền Bắc XHCN cuối những năm 50 của Thế kỷ trước bắt đầu khởi sắc bởi các phong trào thi đua “Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ Ba nhất, Trống Bắc Lý”. Có thể 1961 là “Đỉnh cao muôn trượng” hay sao mà từ 1962 đời sống lại có vẻ đi xuống, có thể là do phải chi viện cho Miền Nam sau ngày Đồng khởi. Tinh thần vẫn phơi phới nhưng chi tiêu eo hẹp dần, lượng thực phẩm và nhu yếu phẩm cung cấp theo từng ô tem phiếu ngày một giảm đi. Người lớn thì lo lắng nhưng trẻ con thì vẫn cứ véo von.

Những trò chơi của bọn trẻ con thì rất phong phú và “mùa nào thức nấy”. Nếu như mùa Hè là chơi bi, đánh đáo, chơi xèng thì mùa Đông lại có đánh khăng và chơi Nổ. À nói đến chơi Nổ thì nhiều người không biết vì hình như nó là đặc sản của trẻ con khu vực quanh Hồ Tây và Hồ Trúc bạch, thú vị vô cùng và cũng nguy hiểm vô cùng! Thuốc diêm nhồi vào một cái đầu đạn rồi lấy cái đinh to đóng mạnh vào là tóe lửa và phát ra tiếng nổ đinh tai còn hơn cả pháo. Không có tiền mua pháo nhưng chơi Nổ để tạo ra tiếng pháo mà lại cực rẻ nên Nổ luôn hấp dẫn bọn con trai bất chấp lệnh cấm của Nhà trường và gia đình. Đầu đạn được mò lên từ hồ Trúc bạch (chỗ Nhà máy Điện Yên phụ, nơi Ta và Pháp bắn nhau khi Toàn quốc kháng chiến) nên Nổ là đặc sản của trẻ con quanh vùng đó.

Hàng năm, chưa đến Tết là bọn trẻ con chúng tôi đã náo nức, đứa thì khoe Tết này sẽ được về quê, thằng thì nói sẽ được mặc quần áo mới, đi guốc mới (những đôi guốc gỗ sơn màu xanh đỏ, khi đi phai vào gót chân những vệt xanh đỏ rất buồn cười). Nhưng tôi lại sợ nhất là phải xếp hàng. Có nhiều thứ phải xếp hàng lắm: xếp hàng mua củi Tết, mua gạo Tết, mua thịt và mua lá dong…

Để ăn Tết, mỗi Sổ đong gạo (sổ lương thực hay sổ gạo) được mua 4 kg gạo Dự mà sự thơm ngon của nó đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ, mỗi người được nửa cân gạo nếp và 2 lạng đỗ xanh (tất nhiên sẽ trừ vào tiêu chuẩn gạo). Thịt mỗi người được thêm 1 lạng rưỡi và mỗi hộ tùy nhân khẩu được 1 túi quà Tết 250 gr hay 500 gr.

Nếu hàng có sẵn tại các điểm bán thì đi một nhẽ, đằng này lại về nhỏ giọt nên việc xếp hàng lại càng thêm căng thẳng. Nhiều khi phải xếp từ đêm hôm trước bằng những cái mê rách, chiếc dép hoặc viên gạch nhưng nếu không có mặt ở đó thì không ai “lên hàng” cho nên dễ bị mất chỗ lắm. Đã thế lại có những thằng xỏ lá, nhằm lúc không khí uể oải nhất thì từ đâu chạy thục mạng đến, miệng hét toáng “Hàng về”, thế là dân tình nhất loạt chạy đến chen nhau vào hàng, mặc kệ mê rách, dép hay gạch đã xếp từ trước, tạo nên một trật tự mới. Mãi sau chẳng thấy gì, mới thi nhau chửi rủa còn cái thằng xỏ lá đã đạt được mục đích tạo ra sự lộn xộn để người nhà của nó kịp chen lên đứng đầu. Bị thế nhiều lần nhưng những người xếp hàng vẫn cứ bị mắc bẫy chẳng qua là ai cũng sợ sẽ bị chậm chân không mua được hàng. Về sau người ta mới nghĩ ra cách ghi tên thì mới đỡ.

Tôi sợ nhất là phải xếp hàng mua thịt. Vì thịt Tết có ít nên từ trước Tết, các nhà phải nhịn ăn thịt để giành cho Tết nên số lượng thịt phải mua lên tới hàng kg. Đã thế còn phải tính toán rất ghê. Ngày thường đua nhau mua nạc nhưng ngày tết lại tranh nhau miếng có nhiều mỡ để gói bánh Chưng. Số còn lại phải rình mua sườn và chân giò để nấu măng và thịt đông, vả lại loại thịt này sẽ được gấp đôi so với tiêu chuẩn. Đôi lúc phải cố rình mua thịt thủ vì sẽ được gấp 3. “Mua thế để cho dôi thịt” mẹ tôi bảo thế “Thịt thủ còn để gói giò xào”! Chỗ tôi ở có thể xếp hàng mua ở chợ Thụy khuê, chợ Tam Đa nhưng cũng có thể phải ra Ngọc Hà hay xa hơn. Tôi nhớ có Tết, tôi đã phải dạy từ 3 giờ sáng, đi bộ đến chợ Đồng Xuân để xếp hàng thì mới mua được thịt.

Long đong nhất phải nói là mua lá dong gói bánh, trước đó thì nhà nào cũng mua 1 ống giang về chẻ lạt rồi. Chả hiểu sao Tết nào cũng vậy, việc cung cấp lá dong chuyên bị trục trặc. Tại các điểm bán lá dong luôn luôn thiếu hàng, nếu có thì chỉ toàn lá rách hoặc lá bé, thế là cứ phải chạy bộ đến dăm bẩy điểm bán khác mới mua được mấy chục lá, có khi phải chạy tới tận chợ Châu long. Vậy mà cứ sau Tết từng đoàn xe tải chở lá dong mang ra bãi rác đổ mãi không hết. Lá dong mua về phải rửa, trời rét căm căm mà phải ngâm tay vào nước lạnh, khổ ơi là khổ!

Có một lần đi chợ Bưởi mua gà. Gà thì ít nhưng người mua thì nhiều cứ chen nhau. Cha tôi vào chọn gà còn tôi thì đứng trông. Chọn được gà sờ đến túi thì ôi thôi kẻ cắp đã lấy từ lúc nào. Mọi người kêu lên “Lúc nãy thấy một thằng cứ đứng lì ở đây, có thể là nó đấy”, rồi họ chỉ vào tôi nói ‘Nó đây rồi”, Cha tôi bảo “Con tôi đấy”, tất cả ồ lên “Đứng trông thế nào mà để bố bị mất cắp cũng không biết” làm tôi ngượng chỉ muốn độn thổ.

Ngày gói bánh thì vui như hội, phải nhờ người biết gói, nhiều khi mọi thứ đã bầy ra sẵn sàng nhưng người gói chưa đến, sốt ruột vô cùng cứ chép miệng đi ra  đi vào. Trẻ con vòng trong vòng ngoài xem gói, còn người lớn thì biết bọn chúng chờ được xem có gói chiếc “bánh kẹ” nào không, bánh kẹ là của trẻ con, chúng sẽ được ăn trước cả nhà. Nhìn chung, gói xong bánh thì cái Tết coi như đã chuẩn bị xong.

Công đoạn luộc bánh cũng thú vị, ngoài việc các nhà phải đăng ký ghép lại thành mẻ để chung nồi luộc thì phải cử người canh nồi bánh. Luộc bánh thường bằng những súc củi to bằng bắp đùi để cho “đượm”. Thú vị nhất là thay nhau “Tắm tất niên” bằng nước nóng múc trên chậu nước thay vung nồi bánh, người nào cũng “kỳ ra hàng tạ ghét”!

Tết xưa không có chuyện lì xì , người ta chỉ chúc Tết nhau. Bây giờ nhìn trẻ con mở bao lì xì rồi vứt toẹt trước mặt khách chỉ vì cơ số thấp mà não cả lòng. Tết đến, được ăn bánh chưng, được ăn giò mỡ, được mặc áo mới và đốt pháo nên trẻ con đứa nào cũng thích, chưa đến Tết đã háo hức nhưng cứ nghĩ đến việc phải xếp hàng ngày Tết là tôi sợ co rúm người.

Nhưng có lẽ chính cái việc nhà nhà phải lo toan, đôn đáo đi xếp hàng và sắm Tết mới tạo ra không khí Tết chứ cứ như bây giờ cái gì cũng ê hề nên không khí Tết có phần tẻ nhạt, trẻ con cứ dửng dưng.

Tôi nghĩ vậy, chả biết có đúng không?

Chuyện Làng Quê

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()