Trịnh Quang Cảnh
Nhớ chuyện nấu rượu ngày xưa
Chắc hẳn nhiều người không tin chuyện tôi đã uống rượu từ thuở nhỏ. Có khi biết được thông tin này lại đánh giá tôi thuộc loại "chẳng ra gì". Nhưng quả thật tôi đã biết uống rượu, nếm rượu từ cái buổi lên chín, lên mười rồi.
Chuyện hai con đường bờ đạp
Người làng tôi gọi chúng là bờ đạp, cũng có nhiều người học nói tiếng phổ thông thì gọi là bờ đập, tuy nhiên khi nói về nó, chúng tôi vẫn gọi là "bờ đạp". Ngày nay, những người trẻ lớn lên có khi chẳng có mấy người biết hai con đường ấy gọi là bờ đạp nữa. Bởi có bờ đạp trở thành dĩ vãng, bờ đạp kia nghênh ngang vinh dự thành đường chính cổng làng.
Đâu rồi những đụn rơm rạ quê tôi
Những nhà làm nông bao giờ cũng nuôi thêm trâu bò. Ngoài việc dắt trâu bò ra đồng ăn cỏ, hay cắt cỏ về cho chúng ăn, những người dân làng tôi thường tích trữ rơm rạ qua những đụn rơm. Không những làm thức ăn cho gia súc, đụn rơm còn giúp những bữa cơm gia đình phảng mùi khói bếp. Nay kinh tế khá giả hơn, ăn cơm bếp điện, chắc hẳn sẽ có những phút giây nhiều người nhớ lại những ngày cực khổ thuở cơ hàn.
Đến với thi phẩm qua câu thơ lưu lạc
Ngạn ngữ phương Tây có câu "Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật" còn Việt Nam ta cũng có câu chuyện rất thú vị về việc đánh giá một sự vật, hiện tượng, đó là câu chuyện Thầy bói xem voi.
Chẳng còn tiếng chó cắn ma
Ngày nhỏ, không chỉ chơi ban ngày, bọn trẻ chúng tôi còn rủ nhau chơi cả ban đêm. Ngày đó cũng phải làm bài tập, nhưng có lẽ không nhiều bài tập như ngày nay nên thời gian dành cho chơi rất nhiều.
Chùng chiềng sợi nắng vương mây
Với những người xuất thân từ làng quê, có thể nói hầu như ai cũng có tình yêu làng da diết. Nhất là người xa quê, mỗi khi thấy những hình ảnh về làng, dù là làng khác, đều nhớ về làng mình với tràn trề tình yêu từ cái thuở tắm mưa. Làng có khi chỉ được gợi từ hình bóng của cây đa, của lũy tre, của những đụn rơm vàng, của những con trâu hay cái cày cái cuốc...