Bài viết mới nhất từ TS Nguyễn Việt
Khám phá bí ẩn thời tiền sử
Tôi bắt đầu đi tìm vỏ trấu in trong gốm và hạt gạo cháy từ 1978, khi tham gia làm thư ký đề tài nông nghiệp sớm Việt Nam của Viện Khảo cổ học. Tôi đã phát hiện trấu in trong xương gốm ở Đông Tiến, Làng Vạc, An Sơn, tìm hạt gạo cháy trong thành Xương Giang... Kỹ sư Nguyễn Xuân Hiển và cố GS Đào Thế Tuấn giúp tôi nghiên cứu các hạt lúa đó.
Khám phá theo dấu tích khai quật khảo cổ
Sẽ còn nhiều điều mới mẻ sau khi lật hết lớp gỉ trên mặt trống này: Yang Fan (Dương Phàm), nhà khảo cổ học thuộc Sở Khảo cổ Vân Nam Trung Quốc đã khai quật hai mộ tròn ở một thung lũng huyện Quảng Nam, châu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc cách cột cờ Lũng Cú nước ta khoảng 200km về phía Bắc.
Lô vũ khí ngư dân vớt ở vùng sông nước Bình Than (Hải Dương) thuộc vũ khí thời Trần/ Nguyên thế kỷ 13
TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tân tiền sử Đông Nam Á vừa cho biết: Tận bây giờ tôi mới đủ bằng chứng kết luận lô vũ khí ngư dân vớt ở vùng sông nước Bình Than (Hải Dương) chuyển đến cho tôi giữa tháng 11-2022 là thuộc vũ khí thời Trần/ Nguyên thế kỷ 13.
Thông tin nên biết: Quan hệ giữa kim loại Vàng và Người sớm nhất là trên 4000 năm trước Công nguyên !
TS Khảo cổ học Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á cho biết: Những phát hiện quý hiếm ở Varna (Bulgarie) cho biết quan hệ giữa kim loại Vàng và Người sớm nhất hiện biết được đẩy lên trên 4000 năm trước Công nguyên !
Giải mã cổ vật đồ đồng Đông Sơn
TS khảo cổ học Nguyễn Việt cho biết: Khai quật di chỉ tại thôn Quỳ Chử, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) 1978, lớp mộ táng Đông Sơn khoảng 2300 năm trước có một khu dành riêng cho trẻ em. Xác đặt nằm trong các vò gốm lớn.
Kiếm lưỡi sắt cổ chuôi đốc gắn vật trang sức đồng
Vùng núi miền tây Thanh Nghệ tồn tại một số mộ quý tộc dùng đồ Đông Sơn, vòng và hạt trang sức thủy tinh kiểu Sa Huỳnh mang theo kiếm lưỡi sắt (ảnh dưới) chuôi đốc gắn vật trang sức đồng dạng như trong hình : phần cắm vào chuôi sắt của lưỡi kiếm hình hộp chữ nhật in hằn vết đan bện với nửa trên có hình cuốn hai hoặc ba con thú (voi ?) Nối đuôi nhau.