link tải gowin99 mới nhất

Kiếm lưỡi sắt cổ chuôi đốc gắn vật trang sức đồng

Vùng núi miền tây Thanh Nghệ tồn tại một số mộ quý tộc dùng đồ Đông Sơn, vòng và hạt trang sức thủy tinh kiểu Sa Huỳnh mang theo kiếm lưỡi sắt (ảnh dưới) chuôi đốc gắn vật trang sức đồng dạng như trong hình : phần cắm vào chuôi sắt của lưỡi kiếm hình hộp chữ nhật in hằn vết đan bện với nửa trên có hình cuốn hai hoặc ba con thú (voi ?) Nối đuôi nhau.
ng-v2-1633233978.jpg
Ảnh: Nguyễn Việt

Nửa dưới là hai dãy (6 hoặc các vành khuyên dùng để móc các lục lạc đồng dạng hình tròn như cỡ quả soan nhỏ cũng hằn in dấu đan bện. Phía đầu "hộp" đốc có một vành tròn lớn cũng do đan bện sợi thực vật tạo mẫu trước khi đúc. Vòng tròn này hoặc để không hoặc gắn hình đầu gà, hoa chồng ba hình tròn...

ng-v3-1633234621.jpg
Chú thích ảnh

Hiện tại ở Việt Nam và các sưu tập trên thế giới mà tôi đã làm việc có khoảng trên dưới 10 chiếc như vậy (chỗ tôi bt Pham Huy Thông 2 chiếc, bảo tàng Hoàng Long, Thanh Hóa 2 chiếc, Hioco galery Paris, Pháp 1 chiếc, Barbier-Muehler museum Geneva, Thụy Sĩ 1 chiếc, CQK collection California, USA 2 chiếc... rải rác các sưu tập tư nhân hay bảo tàng khác đã thấy trên mạng như hình tôi giới thiệu ở đây có khoảng 5-6 chiếc nữa. Chúng đều được đúc ra từ dạng khuôn in sáp các mẫu chế bằng tre nứa đan lát, sợi bện thực vật).

ng-v4-1633234728.jpg
Ảnh: Nguyễn Việt

Về cơ bản thì đây chỉ là phần đốc trang trí gắn vào cuối tay cầm của một thanh kiếm lưỡi sắt dạng kiếm dài 1 lưỡi cùng kiểu với các kiếm chuôi có quai tròn dạng "tước" thấy nhiều trong các mộ gạch kiểu Hán (Han's style) thế kỷ 2-3 ở vùng Giao Châu (Bắc VN và Đông Nam TQ). Một số hiện vật còn tương đối nguyên vẹn cho thấy phần tay cầm loại kiếm này ốp gỗ và đai tròn bằng dây sợi bện. Chắn tay dùng loại chắn bằng đồng, đá quý dạng hình thoi. Một vài chiếc ở TQ và Nhật Bản có khắc chữ và khảm bạc trên bản lưỡi kiếm, phần gần chắn tay. Khi thăm bảo tàng Lịch sử quốc gia Tokyo năm 2006 tôi có chụp được những thanh kiếm dạng này cũng khoảng niên đại tương đương Đông Hán, trong đó có những vòng chuôi kiếm bằng sắt đúc hình đầu gà khảm bạc, vàng. Vì vậy có thể gắn tuổi thế kỷ 1-3 sau Công nguyên cho sưu tập kiếm mà tôi đang bàn đến ở VN. Đáng lưu ý niên đại này cho phép định tuổi dạng lục lạc tròn nhỏ có vết đan bện phát hiện rải rác trong các di tích Sa Huỳnh (Hòa Diêm, Vân Phong, Gò Quê...).

ng-v5-1633234833.jpg
Ảnh: Nguyễn Việt

Trong một bài viết nhân Hội nghị kỷ niệm 100 năm vh Sa Huỳnh (1908-2008) tôi đã viết bài về ảnh hưởng có thể của tàn dư quý tộc Âu Lạc vào hình thành Lâm Ấp, đã sử dụng những lưỡi kiếm này như đại diện cho hậu duệ quý tộc Dạ Lang mà Nhâm Diên đã đụng độ và dàn hòa khi làm thái thú Cửu Chân cuối thế kỷ 1 tr. Cn. Vùng phân bố kiếm này chính là vùng "tự do" của quý tộc Đông Sơn Âu Lạc ở miền núi phía tây bắc quận Nhật Nam thuộc Hán.

Sau khi tôi giới thiệu loại đốc kiếm có nhạc niên đại Đông Sơn muộn có nhiều bạn hỏi về phần tay cầm. Dưới đây là một tiêu bản tìm được ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) còn nguyên tàn tích của phần tay cầm được ốp gỗ hay sừng, ngà voi (đã bị mủn mất) nhưng còn nguyên trạng các nẹp vòng đồng ốp và phần chắn tay - loại chắn tay bằng đồng hình hoa trổ lỗ lần đầu tiên tôi thấy ở niên đại sớm này.

ng-viejt-a-1633233601.jpg
Ảnh: Nguyễn Việt