Bài viết mới nhất từ Phạm Thị Liên
Mỳ chính cánh
Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, con trai làng lên ngôi mỳ chính cánh. Thế hệ chúng tôi con gái ế ẩm chẳng phải vì kém nhan sắc, kém học hành, lý do ế do hậu chiến tranh để lại. Các anh không về! em lẻ bóng cầm lòng vậy! biết than thở cùng ai ?
Trận càn cuối cùng (4 - hết)
Trong lịch sử Đảng bộ xã Ngọc Thanh có tên mẹ tôi trong ngày này bị bắt tra tấn, và cuộc đấu tranh trực diện cứu mẹ tôi.
Nằm bất tỉnh mê man dưới nền bê tông lạnh lẽo rợn...
Trận càn cuối cùng (2)
Kính dâng hương hồn liệt sỹ: Nguyễn Thị Hương, hy sinh ngày 30/6/1954. Viết theo quyển lịch sử Đảng bộ xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Trận càn cuối cùng (3)
Viết theo quyển lịch sử Đảng Bộ xã Ngọc Thanh và theo lời kể của mẹ tôi và bà con xóm làng chứng kiến trận càn cuối cùng trên quê hương, ngày 30/6/1954 tại thôn Duyên Yên, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Trận càn cuối cùng (1)
Sáng ngày 30/6/1954, từ xa đã thấy lính tráng hùng hổ theo lệnh quan thày Pháp, súng ống lăm lăm trong tay từ đồn bốt Ngọc Đồng rầm rộ đi càn tiến vào làng tôi, hướng đến nhà ông ngoại tôi.
Cốc Khê - địa chỉ đỏ (2 - Hết)
Viết theo quyển lịch sử Đảng bộ xã Ngọc Thanh và lời kể của các bậc tiền bối, của mẹ và dì tôi là em gái liệt sỹ Nguyễn Trọng Hy.
Cốc Khê - địa chỉ đỏ
Kính dâng hương hồn liệt sỹ Nguyễn Trọng Hy (1913_1950)
Chợ Gò một tháng sáu phiên (6)
Một chiếc loa tự tạo đang réo rắt, làm cho buổi chợ cuối cùng trong năm thêm phần rạo rực, tiếng loa như mời, như gọi giữ chân các em nhỏ của bác thợ tò he, kẹo kéo, từ tận bên Thường Tín, Hà Tây, sang chợ Gò qua bến đò Vườn Chuối phục vụ khách hàng nhí.
Chợ Gò một tháng sáu phiên (5)
Cũng trên dòng kênh này, bà con các xã lân cận thuyền to thuyền nhỏ bằng nan bằng gỗ, chở thóc gạo, ngô khoai, lợn gà, có mặt từ sớm cập cảng xóm bến Kiều cuối chợ, để bán mua nông sản, vật nuôi, đỡ bao công sức gánh gồng đường xa tới đây. Chợ Gò địa thế đắc đạo, chắc rằng ít có chợ nơi nào sánh được. Chợ Gò đẹp đến nao lòng, được thiên nhiên ban tặng đất và người Thanh Cù xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Chợ Gò một tháng sáu phiên (4)
Có lẽ làng tôi trên bến dưới thuyền làm nên nghề truyền thống (Đánh Mành) mà đa phần họ Phạm chịu thương chịu khó, bên khung dệt mành sớm tối, với sợi móc đen nâu còn nứa phải đủ năm phân còn gọi là nứa năm Yên Bái, mới đủ tiêu chuẩn làm ra các lá mành dìu dịu che bớt cái nắng mùa hè oi ả, làm duyên cho các ngôi nhà mái lá tỏa khói bếp lam chiều thơm mùi khoai lang nướng và ngăn không cho côn trùng vào nhà mùa hoa xoan nở.
Chợ Gò một tháng sáu phiên (3)
Chợ Gò thuộc thôn Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Chợ nằm trên khu đất rộng bằng phẳng dưới bóng mát của những cây cổ thụ vài trăm tuổi. Chợ có một Đình và năm...
Chợ Gò một tháng sáu phiên (2)
Tối sẩm tối sờ, các cây luồng, bó nứa đại, bó tre hóp, bó nứa tép và các cối lá gồi vẫn còn ướt rượn rượt từ dưới bè. Chúng đã được tổ bốc bè xếp gọn gàng chia thành lô và sắp xếp dưới bóng tre già để chắn sóng la đà. Đây là nguồn lâm sản từ rừng xanh cung cấp cho dân trong vùng.
Chợ Gò một tháng sáu phiên (1)
Từng đợt sóng SÔNG HỒNG ì oạp đều đặn nhấp nhô vỗ vào mạn thuyền, có đến gần chục cái lớn bé mang tên “Đò dọc”, với các cánh buồm nâu đã được hạ xuống bằng các sợi dây chằng mây rừng chẻ nhỏ được xe cuốn thành vòng thả lỏng nghỉ ngơi sau mấy ngày gióng gió men dọc dòng sông, về tụ hội tại bến Chợ Gò!
Cô giáo dạy vỡ lòng
Ngược trở lại niên học 1962-1963 lúc đó làng tôi vẫn còn nghèo lắm, mặc dù sau cải cách ruộng đất, dân nghèo đã có ruộng được chia từ đất tịch thu của địa chủ, lại gặp cảnh “chiếm khê mùa thối”, đói lòng ăn quả sung xanh, ăn củ khoai lang uống với nước lá vối, hoặc bát ngô rang được rang nổ trắng xoá trong chảo cát già cho ấm bụng,
Chiều quê
Keng... keng... keng... tiếng kẻng từ vỏ quả bom vang lên báo hiệu 5 giờ chiều. Từ trường học túa ra lũ học trò cổ đeo khăn quàng đỏ, đầu đội mũ rơm, bên mình chiếc túi thuốc cứu thương bông băng thuốc đỏ. Chúng đi thành tốp kháo nhau hẹn hò tối nay rủ nhau đi xem phim trên dốc cửa đình.