Bài viết mới nhất từ Mai Anh Bui Tuyet
Hôm nay là ngày 12 tháng giêng âm lịch. Tết hết rồi mà Trúc còn rước hai cành đào bích về cắm ở phòng khách. Vừa nhìn thấy lão chồng đã hét: “Mụ bị chập đấy à?! Tết hết rồi mua về ai ngắm chỉ tổ rác nhà!”.
Bác là anh trai trưởng của mẹ tôi . Nhà ông bà ngoại tôi ở làng Kim Liên nội thành Hà Nội .
Một trong những món ăn Hà Nội mà ít nơi có được là món “vịt om sấu”. Món này thường chỉ có vào mùa vịt khoảng tháng 6, tháng 7, cũng đồng thời mùa quả sấu còn xanh. Sang tháng 8 sấu chín nấu không ngon nữa.
Tôi là giáo viên toán nhưng tôi có dạy thêm tin học vì được phân công. Giáo viên THCS thường được phân công dạy chuyên môn của mình và một môn phụ nữa.
Hôm trước tình cờ tôi thấy cô bạn đang ở Đức làm bánh khúc nóng đãi chồng và bạn bè đăng lên Facebook. Tôi chợt nhớ món bánh phổ biến của người Hà Nội xưa. Mẹ tôi hay làm và dạy chúng tôi làm.
Làng Láng là quê thứ hai của tôi . Nó là nơi“ông nội Vệ Quốc Đoàn “ sinh ra và lớn lên rồi đi bộ đội . Ông bị thương ốm nặng và gặp bà nội tôi ở Thanh hoá .
Người lớn chúng ta luôn muốn dạy trẻ phải ngoan ngoãn và lễ phép! Đúng và rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dạy.
Hè năm kia , bà chị họ rủ tôi làm thành viên của một trang về Hà nội , thấy ở đó có nhiều người viết văn làm thơ rất hay về quê mình HN nên tôi cũng viết vài...
Đọc xong thư vợ, ruột anh nóng như lửa đốt. Anh lên thủ trưởng xin về phép. Thủ trưởng hỏi có chuyện gì. Anh ý không biết nói như thế nào đưa thư vợ cho thủ trưởng xem. Thủ trưởng biết phen này nguy rồi bèn cho anh nghỉ phép về ngay.
Tôi ít khi biếu tiền cho bác sĩ lắm. Chỉ tết hoặc ngày 27/2 thì mới biếu chút tỏ lòng cảm ơn thôi
Người sống ở Hà nội quen với những tiếng rao hàng của những người bán hàng rong trên phố, trong làng! Nhiều kiểu lắm mà không ai nhớ hết được! Chỉ có vài lời rao của một số người đặc biệt đến mức ta nghe từ lúc còn thơ mà khi đã xế chiều vẫn còn nhớ mãi!
Khi gia đình tôi về làng Láng ở thì làng ít người lắm. Quanh làng toàn ruộng rau, ruộng lúa ao hồ, nhà nào cũng có sân rộng, quanh nhà là vườn rau trồng xà lách và đủ loại rau thơm, mùi, tía tô, canh giới, húng nhổi...v..v.. mà người làng hay gọi là “các thức”.
Nhà Văn hoá thiếu nhi Hà Nội hay còn gọi là Cung thiếu nhi Hà Nội nơi nuôi dưỡng bao ước mơ của tuổi thơ Hà Nội những năm 70 - 80 thế kỷ trước, cũng là ngôi nhà mơ ước của riêng tôi một thời bé dại.
Phọt phẹt
Mặt nó tỉnh bơ: “Cháu dân tộc Nhắng ạ! Cháu ở trên rừng xuống. Tên cháu là: “Lều Thị Phọt ạ!”
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Tôi có một cô bạn học cùng phổ thông là gái làng Láng. Bạn ý...
Làng Láng là một làng cổ nổi tiếng của Hà Nội. Nó trải dài từ Cầu Giấy đến Cống Mọc dọc theo con đường Láng. Con đường này cũng có từ rất lâu rồi. Một bên đường là Làng Láng, một bên là sông Tô Lịch.
Mẹ tôi, một phụ nữ Hà Nội yêu thương chồng bằng tình yêu và sự ngưỡng mộ của cô gái mới lớn ngây thơ với anh bộ đội hàng xóm, đẹp trai, từng trải đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trường nhưng vẫn hào hoa lãng tử.
Một trong những đặc điểm của người Hà nội gốc là SÀNH MỒM! Họ ăn uống rất cảnh vẻ và cầu kỳ! Chính vì vậy mà rất nhiều món ngon Hà Nội giờ chỉ còn trong ký ức của những người lớn tuổi. Rất khó tim được trong các hàng quán thời nay. Một trong những món đó là BÚN ỐC NGUỘI.
Tôi là người Hà nội gốc. Hà nội làng chứ không phải Hà nội phố mặc dù làng tôi ở trung tâm một quận nội thành cũ của Hà nội. Làng tôi khá nổi tiếng vì làm nghề vít đầu vít cổ thiên hạ. Đình làng tôi là một trong tứ trấn nổi tiếng của Hà nội.
Nàng là bạn thân của nó . Thân từ ngày học cùng trong trường SP . Nhà nàng ở ngoại thành , có nhiều ruộng đất . Hồi học cùng nó hay theo nàng về nhà cấy lúa , gặt lúa.