Sau đây là tham luận của Nhạc sĩ Đào Văn Sử - Chi hội 05- Hội Âm nhạc TP. HCM, nhan đề "Săc thái mới của sự tiếp nối dòng nhạc thời chiến ở TP Hồ Chí Minh " tổ chức ngày 22/8/2023.
Trong các loại hình văn học nghệ thuật thời chiến tranh giải phóng thì âm nhạc được coi như một binh chủng đặc biệt, binh chủng xung kích, binh chủng anh hùng đã cổ vũ toàn dân đánh giặc, thôi thúc lớp lớp thanh niên dấn thân, xả thân, hy sinh quên thân mình vì chiến thắng, vì mục tiêu cao cả là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi chỉ xin đề cập đến ca khúc – một bộ phận của âm nhạc và là một thể loại thông dụng nhưng quan trọng, gắn liền với đời sống gowin99 tinh thần của nhân dân, dễ đến với công chúng nhất. Và tôi cũng chỉ đề cập trong phạm vi hẹp là những ca khúc của các nhạc sĩ TP.Hồ Chí Minh trong 50 nămqua đã tiếpnối dòng nhạc ấy.
Lâu nay chúng ta quen gọi những ca khúc trong thời chiến là ca khúc truyền thống, là nhạc đỏ, là nhạc cách mạng… Tôi muốn gọi chung là dòng ca khúc thời chiến. Vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất liền một dải thì dòng nhạc ấy cũng kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình hay sao?
Không, không thể kết thúc được. Đất nước ta chưa thật sự bình yên. Ngay sau khi chúng ta vừa thống nhất đất nước thì mặt trận biên giới TâyNam máu đổ, kêu gọi chúng ta; nước bạn láng giềng Campuchia thê thảm trong nguycơ diệt chủng khiến chúng ta không thể làm ngơ rồi lại bất ngờ bùng lên cảnh tan hoang biên giới phía Bắc, rồi chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc ta bị xâm phạm nghiêm trọng… Hồn thiêng sông núi và thực tế cuộc sống chiến đấu nóng bỏng của toàn dân lại kêu gọi các nhạc sĩ cả nước, trong đó có các nhạc sĩ TP. Hồ Chí Minh. Âm nhạc lại “lên đường”.
Sau hòa bình, nguồn sinh khí của dòng ca khúc thời chiến vẫn âm ỉ chảyvà có lúc tuôn trào, không kém phần nóng bỏng trong dòng chảy âm nhạc. Chỉ khác là trước đây phần lớn các ca khúc có nhịp điệu và tiết tấu nhanh mạnh, dồn dập, dồn nén, bùng nổ, thôi thúc cùng với lời ca tạo nên hiệu ứng như thét gào, thúc giục, quyết chiến, quyết thắng… thì 50 năm qua các ca khúc như được “trữ tình hóa”, hòa vào dòng nhạc trẻ một cách tự nhiên song vẫn rõ sắc thái, hồn vía của nhạc thời chiến. Nếu nhạc thời chiến tác giả phần đông là các nhạc sĩ quân đội và những người đã từng qua quân đội hoặc sống trong thời chiến tranh thì 50 năm qua ở Thành phố ta đội ngũ các nhạc sĩ rất đông đảo và đa dạng. Có những nhạc sĩ trưởng thành trong phong trào học sinh, sinh viên miền Nam, phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, có những nhạc sĩ là những thanh niên xung phong trên tuyến biên giới, có những nhạc sĩ là những cán bộ, chiến sĩ quân đội, có những nhạc sĩ sáng tác từ trong chế độ cũ và có nhiều nhạc sĩ thành danh từ miền Bắc, miền Trung chuyển vào định cư…
Sau khi tưng bừng không khí “Mùa xuân trên TP Hồ Chí Minh” (Xuân Hồng), thì các nhạc sĩ lại hướng về biên giới Tây Nam và một đội ngũ nhạc sĩ trẻ xuất hiện từ phong trào “Thanhniên Xung phong”. Ra đời từ năm 1976, lực lượng Thanh niên Xung phong luôn là những người xung
phong, xung kích trên tuyến lửa biên giới và trên các điểm nóng của những công trình trọng điểm của TP HCM thân yêu và khu vực phía Nam. Từ trongcuộc sống lao độngcủa tuổi trẻ xung kích, nhiều tác phẩm văn học và ca khúc đã ra đời. Các nhạc sĩ viết về Thanh niên Xung phong và những Thanh niên Xung phong viết về mình, viết về đồng đội mình xuất hiện khá nhiều. Người nghe vẫn nhớ mãi những ca khúc như “Thanh niên xung phong” của Phan Huỳnh Điểu, “ Bài ca Thanh niên xung phong” của Hoàng Hiệp; “ Tình ca tuổi trẻ” của Tôn Thất Lập; “Như khúc Tình ca” của Nguyễn Ngọc Thiện; “ Lời tỏ tình trên đảo ông Đen” của Trương Quang Lục; “Hạt mưa long lanh” của Nguyễn Đức Trung; “ Em đi qua cầu cây” của Lê Văn Lộc và nhiều ca khúc của các nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, Từ Huy, Vi Nhật Tảo, Lã Văn Cường, Thế Hiển… Nhìn lại những đau thương mất mát trong chiến tranh, vừa hoài niệm vừa tri ân, có khá nhiều ca khúc tha thiết, lắng sâu đạt trình độ nghệ thuật cao như “Bài ca không quên” của Phạm Minh Tuấn, “Em ở nông trường, em ra biên giới” của Trịnh Công Sơn; “Ngày mai anh lên đường” của Thanh Trúc; “Người mẹ của tôi” của Xuân Hồng; “Huyền thoại mẹ” của Trịnh Công Sơn, “ Mẹ” của Phan Long... Đặc biệt ca khúc “Một đời người, một rừng cây” của Trần Long Ẩn là ca khúc mang tính giáo dục lẽ sống, lý tưởng sống của thanh niên nhưng các quân nhân cứ coi như đó là ca khúc ngợi ca người chiến sĩ “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” và “Xin hát về bạn bè tôi những người sống vì mọi người, ngày đêm canh giữ đất trời…”
Khi biển động, kẻ thù mưu toan xâm phạm chủ quyền biển đảo chúng ta thì âm hưởng của dòng nhạc thời chiến càng rõ nét trong các ca khúc của đội ngũ nhạc sĩ Thành phố. Mạnh mẽ nhất, thôi thúc nhất, hừng hực ý chí quyết chiến, sẵn sàng xả thân giữ biển đảo Tổ quốc là ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình” của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, phỏng thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Cùng đề tài này còn rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ Thành phố động viên toàn dân vì biển đảo thân yêu…
Các ca khúc trong thời gian gần đây không “máu lửa” hay sôi nổi như nhạc thời chiến mà mang một sắc thái mới, có sự hòa trộn với nhạc trẻ và có những ca khúc đưa chất Rap vào tạo nên tiết tấu, nhịp điệu mới lạ…
Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta là lịch sử đấu tranh giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước nên thiết nghĩ âm hưởng của dòng nhạc thời chiến vẫn như dòng chảy không ngừng nghỉ, hòa vào nền âm nhạc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là tính chiến đấu, là tính dân tộc, tính quần chúng hướng vào mục tiêu khơi dậy tinh thần dân tộc, quyết chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Những năm qua Hội Âm nhạc chúng ta đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho các nhạc sĩ đến các vùng miền Tổ quốc và đến các đơn vị quân đội nhưng việc tổchức cho đông đảo các nhạc sĩ được đi còn rất hạn chế. Dù biết rằng nó lệ thuộc vào kinh phí. Nhiều đơn vị quân đội chúng ta cần đến mà chưa đến được, nhiều hải đảo, biên cương còn xa lạ với chúng ta. Hình như 50 năm qua mới có một hoặc hai lần có một số nhạc sĩ được ra Trường Sa theo đoàn ghép chung của Ban Tuyên giáo Thành ủy. Trong khi đó, chúng ta đủ sức liên hệ với Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng để tổ chức các đoàn nhạc sĩ đi thực tế sáng tác theo đợt kỷ niệm và theo chủ đề của chúng ta.
Sang năm là năm 2024, chúng ta kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng các hoạt động hướng về ngày đó của Hội ta vẫn chưa thấy. Tuy nhiên, chúng ta vẫn
còn kịp thời gian để phối hợp với Quân đội, cụ thể là với Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh và lực lượng Biên phòng để mở cuộc vận động sáng tác hoặc cuộc thi về đề tài này. Trách nhiệm thuộc về Ban Chấp hành.
"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”