Đặt vấn đề
Khi nói về đội ngũ phê bình âm nhạc ở thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), nhiều người phân vân: ở “Sài gòn”, ai là người làm công việc phê bình âm nhạc? Nếu tính theo kiểu “bình quân” giữa đội ngũ những người làm công tác lý luận cũng như phê bình âm nhạc so với số dân gần10triệu của TP.HCM,cólẽ,khótìmđược một“con số” nào ởhàng một phần…triệu! Bởi,là một thị trường âm nhạc sôi nổi, đời sống âm nhạc nhộn nhịp như TP. HCM, con số thực tế của “đội ngũ” lý luận phê bình là… chưa đủ đếm trên 10 đầu ngón tay.
Thực tế về đội ngũ những người được đào tạo chuyên ngành lý luận âm nhạc (trước đây) tại Nhạc việnTP. HCM(hoặc từ các học việntrongvà ngoàinước),thì nhiềucử nhân, thạc sĩ,tiếnsĩ âm nhạc đã đóng góp tích cực ở nhiều phương diện âm nhạc cho thành phố. Nhưng, vẫn có một khoảng trống đội ngũ để đáp ứng được hoạt động lý luận –phê bình ở TP. HCM cũng như có một khoảng cách rất lớn giữa lý luận - phê bình với đời sống âm nhạc thành phố.Và, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, khoảng trống đội ngũ làm công tác lý luận phê bình có trách nhiệm của đào tạo. Đồng thời, cũng phải nhìn nhận là có một khoảng cách giữa đào tạo nghề nghiệp trong nhàtrường và nhu cầu gowin99 , có một khoảng cách giữa yêu cầu chuyên môn – trình độ đối với ngành Lý luận – Phê bình âm nhạc và việc đáp ứng thực tế đời sống âm nhạc hiện nay.
Khoảng trống đội ngũ…
Ngành “Lý luận âm nhạc” trước đây, nay được gọi là ngành Âm nhạc học (Musicology) là một chuyên ngành đào tạo tại các nhạc viện, học viện ở Việt Nam. Đó cũng là tên gọi của một chuyên ngành của hội Âm nhạc TP. HCM (cũng như Hội Nhạc sĩ Việt Nam). Chi Hội Lý luậncủa Hội Âm nhạc có số người tham gia không nhiều (2) so với các chi hội sáng tác và biểu diễn, và số lượng này cũng không thể hiện con số những người được đào tạo từ ngành học này tại Nhạc Viện TP. HCM gần 45 năm qua cũng không thể hiện con số những người được đào tạo – hành nghề lý luận chuyên nghiệp tại TP.HCM. Con số thực tế những người được đào tạo chuyên ngành “Lý luận âm nhạc” tại TP. HCM đang tham gia rất nhiều hoạt động âm nhạc khác nhau: quản lý, đào tạo - trực tiếp giảng dạy, biên tập ở các đài truyền thanh, truyền hình, báo chí,… nhưng làmlý luận – phê bình thì vô cùng ít.
Trong khoảng thời gian vài thập niên cuối của thế kỷ XX, TP. HCM tự hào có đội ngũ chuyên gia đầu ngành và giảng viên ngành Lý luận Âm nhạc đông đảo, thuộc hàng đầu của cả nước. Đó là GS. Viện sĩ Lưu Hữu Phước, PGS.Tô Vũ, PGS.Ca Lê Thuần … Nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên dạy lý thuyết âm nhạc (phương Tây) dạy tại Nhạc viện, họ là những nhà biên soạn giáo trình, nghiên cứu về lý thuyết, lý luận âm nhạc: GS.TS.NSND.Quang Hải,PGS. TS.
Nguyễn Cửu Vỹ, GS. NguyễnVăn Thương, PGS.Hoàng Đạm, PGS.TS Trần Thế Bảo, PGS. TS. Nguyễn Việt Kim, PGS. TS. NSUT. Nguyễn Minh Cầm…; nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc công tác tại Viện Âm nhạc, Trung tâm Văn hoá dân tộc TP.HCM như Lư Nhất Vũ – Lê Giang, NguyễnVăn Hoa, Phan Chí Thanh, Thế Viên… Nhưng hiện nay, họ đã bước qua tuổi 80, thậm chí, có vị đã gần với tuổi 90, và nhiều thầy, cô đã qua đời.
Sau sự “chuyển hoá” của Viện Nghiên cứu âm nhạc (trực thuộc Bộ Văn hoá, Thông tin)1sau 12 năm thành lập và hoạt động (1976 – 1988) thành “Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP.HCM”, thì hầu như Thành phố không có một đơn vị nghiên cứu, một viện nghiên cứu âm nhạc nào. Không có một cơ sở (dù của tư nhân hay nhà nước) chịu trách nhiệm, làm công việc nghiên cứu đối với những vấn đề của đời sống âm nhạc TP.HCM, cũng như không có công trình nghiên cứu âm nhạc được thực hiện tại một đơn vị của ở TP.HCM. Những hoạt động nghiên cứu âm nhạc dân tộc thỉnh thoảng vẫn được công bố từ các nhà nghiên cứu, các giáo sư, hoặc của các nghiên cứu sinh đang theo học tại Nhạc viện, Đại học KHXH&NV, Viện nghiên cứu Văn hoá vùng Nam Bộ… Nhưng, trên thực tế, không có mấy công trình thuần tuý nghiên cứu âm nhạc hoặc được ứng dụng vào đời sống âm nhạc TP.HCM.
Đối với một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn như TP.HCM, đã từng có những hoạt động nghiên cứu bao trùm cả khu vực Nam Bộ, là nơi khởi đầu cho những ý tưởng mới mẽ trước đây, nay đã hầu như không còn được như trước nữa hoặc nếu có những nghiên cứu, sáng tạo, thì đóchỉ mang tính cá nhân, thoả mãn lòng yêu nghề của những người yêu âm nhạc. Nghiên cứu âm nhạc ở TP. HCM đâu chỉ là những nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, còn rất nhiều đề tài nghiêncứuvề âmnhạc phục vụ đời sống văn hoá tinh thần hoặc vật chất cho người dân, nhưng…nghiên cứu âm nhạc vẫn chưa là thế mạnh của TP. HCM. Công tác nghiên cứu – lý luận âm nhạc ở TP. HCM vẫn là một khoảng trống.
Nếu đội ngũ nghiên cứu, lý thuyết, lý luận âm nhạc là một khoảng trống thì đội ngũ làm công việc phê bình là một khoảng trống lớn hơn. Số người thường xuyên làm công việc phê bình là những nhạc sĩ (như trường hợp nhạc sĩ Trần Minh Phi, Nguyễn Văn Hiên, Trần Minh Trung, Đức Trí,…), nhà báo (Hà Đình Nguyên, Lê Thuý Bình,…) và một số tay viết quen thuộc trong “giới” viết lách về âm nhạc ở thành phố: Nguyễn Hữu Trịnh, Nguyễn Bách, Nguyễn Thị Mỹ Liêm… Cùng với số bài viết phê bình được công bố hàng năm đương nhiên là ở mức thấp đến… không thể chấp nhận (3), giới viết lách về âm nhạc thỉnh thoảng mới có bài viết mang tính phê bình âmnhạc được đăng trêncác báo, tạp chí, các côngbốchủ yếulà giới thiệu chương trình biểu diễn âm nhạc, nghiên cứu âm nhạc. Nếu thống kê trong 5 năm gần đây, số giải thưởng hạng mục Báo chí của hội Nhạc sĩ Việt Nam dành cho những hội viên cư trú tại TP.HCM chỉ có chưa đủ số của1 bàn tay. Mặc dù số lượng giải thưởng không thể hiện được thực tế bài viết cũng như đội ngũ lý luận - phê bình của TP.HCM bởi yêu cầu về số lượng (cũng như chất lượng) khi tham dự giải cũng là một rào cản đối với những người không chuyên viết hoặc viết phê bình không thường xuyên; chưa kể nhiều người không tham dự giải hoặc không phải hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam để có quyền tham dự giải… nhưng cũng phần nào nói lên được thực tế công bố bài viết của đội ngũ phê bình TP.HCM: thưa thớt hoặc nếu có, thì không phải là những bài phê bình âm nhạcđúng nghĩa, từ một đội ngũ chuyên nghiệp, chuyên làm công việc phê bình âm nhạc.
Những người được đào tạo ngành Lý luận trước đây và Âm nhạc học (kể từ năm 2008) sau này hầu như không làm nghề phê bình. Những người tốt nghiệp chuyên ngành này chủ yếu làm nghề giảng dạy, và “viết lách” cũng không là việc làm thường xuyên, dù họ được đào tạo để viết. Những người làm công tác nghiên cứu, lý luận (và kể cả phê bình) có học hàm học vị tại thành phố hiện nay cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, họ đã hoặc đang bước vào tuổi nghỉ hưu; những vị trí “đầu ngành” của lý luận – phê bình âm nhạc của TP.HCM đối với giới lý luận – phê bình trên cả nước đã không còn và thực tế là không có nhiều người làm nghề phê bình âm nhạc chuyên nghiệp. Đội ngũ lý luận - phê bình TP.HCM là một khoảng trống…
Khoảng cách trong đào tạo nguồn nhân lực
Tại TP.HCM có nhiều trường đại học đào tạo ngành âm nhạc(4) nhưng duy nhất chỉ có Nhạc viện TP.HCM đào tạo mã ngành “Âm nhạc học”. Là ngành lý thuyết - nghiên cứu, Âm nhạc học là ngành đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều ngành nghề: giảng viên các môn lý thuyết âm nhạc; biên tập các đài, báo, nhà xuất bản (âm nhạc); nghiên cứu viên; đặc biệt là nguồn nhân lực cho hoạt động phê bình âm nhạc. Với nội dung chương trình đào tạo chủ yếu là các vấn đề của âm nhạc như: lịch sử âm nhạc, lý thuyết âm nhạc (phương Tây), Âm nhạc dân tộc học, phân tích âm nhạc (phương Tây), ... chương trình đào tạo của ngành Âm nhạc học tại Nhạc viện không có môn học về phê bình âm nhạc. Có thể nói, chương trình đào tạo hoàn toàn không nhắm đến việc đào tạo người làm công tác phê bình âm nhạc, hoàn toàn không có những nghiên cứu ngoài những nội dung môn học vừa nêu. Tại Nhạc viện, nơi duy nhất ở TP.HCM đào tạo ngành này, có mã ngành đào tạo đến trình độ nghiên cứu sinh (NCS), tuy nhiên, không có nhiều người theo học ở bậc học Đại học nhưng lại có khá đông người theo học ở bậc đào tạo cuối này (NCS) (5). Điều đáng quan tâm là với nội dung và phương pháp đào tạo hiện nay, số lượng người theo học ngành Âm nhạc học ở Đại học ngày càng teo tóp (6) mặc dù cơ hội việc làm của mã ngành đào tạo này rất rộng mở, đa dạng.
Đối với đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hiện nay – dù tại Nhạc viện, Đại học Sài Gòn haykể cả các trường ngoài cônglập như Đạihọc Nguyễn Tất Thành, Đạihọc Văn Hiến, Đại học Văn Lang, nội dung kiến thức cơ bản, những học phần lý thuyết được giảng dạy bởi nhiều giảng viên không tốt nghiệp từ chuyên ngành Âm nhạc học và những người này cũng hầu như không có nhiều nghiên cứu hoặc công trình được công bố mặc dù đây là yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với giảng viên đại học.Những bài viết, nghiên cứu khoa học chỉ thuộc vài người, việc cập nhật với xu hướng nghiên cứu trên thế giới, những nội dung học thuật – thông tin mới về lý thuyết âm nhạc (thẩm mỹ âm nhạc, hòa âm, phối khí, hình thức cấu trúc âm nhạc…) hiện naytrên thế giới của giới nghiên cứu, lý luận – phê bình âm nhạc TP.HCM hầu như rất ít, và chậm. Đó là chưa kể việc bù đắp vào đội ngũ chuyên gia đang thiếu của ngành, đào tạo đội ngũ kế thừa, kế cận đội ngũ những giáo sư, giảng viên đã lớn tuổi không còn có thể tham gia giảng dạy...hầu như bị bỏ ngõ. Người trẻ đi dạy để kiếm sống và gần như không còn thì giờ làm nghiên cứu, lý luận. Ngoài các trường không đào tạo mã ngành Âm nhạc học như nêu trên, trong vài năm gần đây,hầu như không có người thi đầu vào chuyên ngành Âm nhạc học - Nhạc viện.
Thành phố có đội ngũ những nhà báo viết về nghệ thuật âm nhạc, biên tập các đài truyền hình, đài phát thanh, và kể cả ở các nhà xuất bản… nhưng hầu hết đều tốt nghiệp từ chuyênngành khác, như: sáng tác, biểu diễn (piano, Violon, nhạc cụ dân tộc…). Một số nhà báo viết về âm nhạc nhưng hoàn toàn không được đào tạo về âm nhạc, một số biên tập ở các báo, đài cũng… gần như vậy. Đội ngũ đang hành nghề phần nhiều là tự tìm tòi, tự học, họ thiếu vốn kiến thức nền tảng của nghề, thiếu được đào tạo.
Nhạc viện không đào tạo Phê bình âm nhạc hay biên tập âm nhạc. Không có các môn học nào liên quan đến việc cung cấp kiến thức, dạy kỹ năng viết, nói, biên tập âm nhạc hay phê bình âm nhạc. Nội dung giảng dạy chuyên ngành Âm nhạc học tại Nhạc viện vẫn còn nặng nề, mang tính kinh viện và không cập nhật kịp với nhu cầu gowin99 cũng như trình độ của các nước trên thế giới. Hiện nay và kể cả trong tương lai, đội ngũ phê bình âm nhạc chuyên nghiệp sẽ thiếu, nguồn nhân lực chất lượng không được đầu tư đào tạo và sẽ mãi là một khoảng trống, bởi muốn có một cử nhân có đủ trình độ làm công việc phê bình âm nhạc không phải chỉ cần thời gian đào tạo 4 nămđại học mà còn cần nhiều thứ khác: tư duyđộc lập, có văn hoá và thẩm mỹ, có kiến thức nền đầy đủ, trang bị chuyên môn âm nhạc chuyên sâu, sự nhạy cảm, tinh tế khi cảm thụ tác phẩm, nhạybén đối với thời sự, kỹnăng viết - khả năng diễn đạt cảmxúc bằng ngôn từ… Trở thành nhà phê bình âm nhạc, theo nhà lý luận – phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu, đó là “nhà báo và nhà nghiên cứu, nhà khoa học và nghệ sĩ” (7). Theo chúng tôi, họ phải tích lũy được một lượng kiến thức chuyên ngành và kiến thức gowin99 đủ lớn, phải có khả năng thể hiện ý tưởng một cách hấp dẫn, thu hút và thuyết phục người nghe. Chưa kể, họ phải là người có quan điểm, nhận thức đúng đắn cũng như tâm huyết và lòng can đảm, muốn “dấn thân”…
Tóm lại, có một khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực hành nghề nghiệp, một khoảng cách lớn giữa đời sống âm nhạc thành phố với ngành Lý luận – phê bình âm nhạc. Lý luận trong nhà trường và kể cả những nghiên cứu được thực hiện trong nhà trường còn chưa trùng khớp với nhữngvấn đề của đời sốngâm nhạc;kiến thức trong nhà trường khôngđủ và không tạo được cho người học kỹ năng hành nghề; số lượng người tham gia học tập chưa hợplý giữa các bậc học; bất hợp lý cũng xẩy ra giữa nhu cầu và nội dung đào tạo. Phê bình là khoảng trống không chỉ trong đời sống âm nhạc đang sôi nổi của thành phố mà còn là khoảng lặng của nội dung chương trình đào tạo cũng như đội ngũ. Người làm công tác lý luận, phê bình tại thành phố vừa thiếu, vừa chưa chuyên nghiệp và hầu như không được đào tạo; không có đơn vị làm công tác nghiên cứu âmnhạc ở một thành phố có đời sống âm nhạc sôi nổi nhất nước… Phác thảo toàn cảnh của bức tranh đội ngũ lý luận - phê bình âm nhạc TP.HCM, cùng với mối quan hệ với đào tạo, đó là những khoảng trống, khoảng cách và khoảng lặng! Những tồn tại đó vẫn còn chưa được quan tâm của chính đơn vị đào tạo – Nhạc viện cũng như các cấp quản lý, lãnh đạo. Những khoảng trốngvề đội ngũ lý luận - phê bình TP.HCM không biết đến bao giờ có thể lấp được, nếu đào tạo và kể cả sự quan tâm, đầu tư vẫn là… khoảng lặng như hiện nay!
Một số giải pháp và kiến nghị
- Cần bắt đầu từ đào tạo, bởi nguồn nhân lực sẽ được cung cấp bằng con đường đào tạo. Cần phá bỏ vị trí “độc quyền” của cơ sở đào tạo chuyên ngành Âm nhạc học của Nhạc viện
TP.HCM, Thành phố có thể đầu tư cho một trường công lập về hướng đào tạo này như một « đơn hàng » tạo nguồn nhân lực cho TP.HCM, những người sẽ làm công tác giảng dạy kiến thức cơ bản, làm biên tập có chuyên môn của các báo, đài, và, nhất là những người làm công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình âm nhạc.
- Với việc chủ động đặt hàng, thành phố có thể đặt hàng cho việc nghiên cứu, biên soạn chương trình, nội dung đào tạo theo yêu cầu đối với chất lượng nhân lực, theo hướng giải quyết những vấn đề của đời sống âm nhạc thành phố. Cần đổi mới nội dung chương trình hoặc đột phá, mởrộng thêm hướng đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nguồn nhân lực phê bình âm nhạc. Và tiếp nối là các chương trình bồi dưỡng đối với những đối tượng đang hành nghề. Từ việc bồi dưỡng, sẽ nhanh chóng củng cố đội ngũ phê bình cũng như biên tập, nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm thực tế mà chưa có những kiến thức, phương pháp cơ bản.
-Cần tổ chức một cơ sở nghiên cứu, một viện nghiên cứu âm nhạc như một trung tâm phục vụ, giải quyết những vấn đề của đời sống âm nhạc TP.HCM. Trên cơ sở viện nghiên cứu, chúngta sẽ giải quyết được những vấn đề cấp thiết của đời sống âm nhạc vừa nhanh chóng có được đội ngũ qua làm việc, cọ sát với công việc thực tế vừa được hướng dẫn bởi những giáo sư, những người có kinh nghiệm…
Đào tạo nguồn nhân lực lý luận – phê bình cần được chuẩn bị từ xa, từ sớm, từ giáo dục âmnhạc phổ thông. Bởi, công chúng mới là đối tượng của bất cứ nền văn hoá nghệ thuật nào, và nếu ngành Lý luận – phê bình âm nhạc quan tâm, nghiên cứu về giáo dục âm nhạc phổ thông, chuẩnbị tốt cho giới trẻ, thì những hiện tượng lệch chuẩn, thiếu thẩm mỹ âm nhạc sẽ khó có thể tồn tại trong công chúng sau này… Nhiệm vụ của lý luận– phê bình phải quan tâm, bắt đầu, và căn cơtừ giáo dục âm nhạc phổ thông.
Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu gowin99 là điều quan trọng không chỉ đối với bất cứ chuyên ngành nào mà còn mang tính cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của đời sống âm nhạc. Tuy nhiên, xác định nhu cầu, tính toán nội dung phù hợp, có đầu tư trọng điểm và quảng bá để thu hút người tham gia đào tạo, được đào tạo chỉ là công việc vi mô, điều cần thiết vẫn là quy hoạch vĩ mô của các cấp quản lý.
Nền kinh tế thị trường có quy luật của nó và đã tác động rất mạnh vào đời sống cũng như nền văn hoá nghệ thuật nước ta. Điều chỉnh bằng pháp luật và đầu tư, khuyến khích hay chủ động trong đánh giá bằng kinh tế sẽ tác động, nhanh chóng tạo nên những thay đổi trong từng chuyên ngành, ngành. Những đề xuất, kiến nghị vừa nêu rất cần được một sự điều hành mang tính vĩ mô, tập trung và càng sớm càng tốt, bởi những hiện tượng lệch chuẩn, thiếu tính nghệ thuật, xa lạ với truyền thống văn hoá dân tộc đã khá « phổ biến» trong đời sống âm nhạc TP. HCM cũng như cả nước hiện nay. Cần hành động không chỉ vì một ngành Lý luận – phê bình mà còn vì toàn gowin99 .
------------------------
(1) Được ghép chung là chi hội Lý luận–Đào tạo với danh sách khoảng trên dưới 30 hội viên nhưng số người thực tế và thường xuyên làmcông việc Lýluận – phê bình có lẽ chỉ khoảng 5 hội viên, số còn lại làm công tác giảng dạy hoặc biên tập ở các đài truyền thanh, truyền hình và... nghỉ hưu!
(2) (2) nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (BộVH,TT vàDL)
(3) Với sự tập trung đầu tư nhằm khuyến khích hội viên tham gia công tác lý luận – phê bình, Hội Âm nhạc thành phố, trong nhiệm kỳ 2015 – 2010 đã cố gắng hỗ trợ - đầu tư các công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình âm nhạc và tổ chức giải thưởng âm nhạc hàng năm có hạng mục công trình lý luận – phê bình. Trong 5 nămgần đây đã có nhiều giải thưởng cũng như nhiều công trình lý luận, bài viết được hỗ trợ - đầu tư.
(4) Các trường Đại học có đào tạo âm nhạc hiện nay tại TP.HCM: Đại học Sài Gòn, Đại học Văn Hiến, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Nghệ thậut Quân đội (phân hiệu), Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Các chuyên ngành đào tạo chủ yếu: Thanh nhạc, Piano, Sư phạm Âm nhạc, Sáng tác (Nghệ thuật Quân Đội).
(5) Tại Nhạc viện, số lượng NCS ngành Âm nhạc học nhiều hơn số sinh viên theo học ngành này.
(6) theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm gần đây, Nhạc viện chỉ cót ừ1 –4 đơn xin dự tuyển, số được cấp bằng cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành Âm nhạc học vào khoảng 1 – 2 mỗi năm. Tuy nhiên, mã ngành đào tạo tiến sĩ duy nhất ở Việt Nam là ngành Âm nhạc học, với số lượng người theo học khá đông – chỉ tiêu có năm học lên đến 10 người. Đa phần người học bậc tiến sĩ từ các chuyên ngành Biểu diễn, Sáng tác chuyên vào, hướng nghiên cứu làcác đề tài lý thuyết âm nhạc phươngTây, Âm nhạc dân tộc học. Hầu như không có những đề tài nghiên cứu về Mỹ học âm nhạc hay Phân tích âm nhạc, Xã hội học âm nhạc, Giáo dục âm nhạc.
(7) Nguyễn Thị Minh Châu (2018), Nhà phê bình âm nhạc, anh ở đâu? Viện Âm nhạc, trang77.
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Nguyễn Thị Minh Châu (2018), Nhà phê bình âm nhạc, anh là ai?, Viện Âm nhạc
2. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2018), Phê bình âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh – tồn tại hay không?, Tạp chí Nghiên cứu gowin99 Nghệ Thuật, số 403,
3. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2018), Lý luận, Phê bình âm nhạc – mối quanhệ giữa đào tạovà đời sống âm nhạc, Tạp chí Lý Luận Phê bình.
"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”