Tôi đã may mắn gặp được ở xã Đức Phong (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) một Đội Sắc bùa theo đúng nghĩa dân gian. Đây là Đội Sắc bùa gồm 11 thành viên đến từ nhiều thôn trong xã Đức Phong, thậm chí có thành viên đến từ xã Đức Thắng lân cận. Những ngày nông nhàn họ ới nhau tập luyện. Gặp dịp lễ tết thì gọi nhau cũng đi diễn. Nhà mỗi thành viên có chuyện vui, chuyện buồn thì quây quần, chia sẻ cùng nhau. Các bà vợ đi Sắc bùa thì mấy ông chồng cũng thành thân thiết. Trong các buổi tập, chồng vợ cùng đưa nhau đi. Trong khi vợ ôn lại điệu múa, câu hát thì chồng uống trà, tán gẫu. Gặp lúc cái lồng đèn, cái sênh tiền bị hỏng thì các ông cùng giúp sửa sang…
…
Hát múa sắc bùa là hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, mang tính nghi lễ, cầu phúc, thường được tổ chức vào dịp tết Nguyên đán, hoặc các dịp sinh hoạt nghi lễ- vui chơi trong các gia đình và cộng đồng (về nhà mới, mừng thọ, cúng miếu Bà…), thể hiện mơ ước người yên, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, trǎm nghề tấn phát… Đầu năm, ngày tết, các cuộc hát múa sắc bùa diễn ra trong không khí vui vẻ, hân hoan của cả cộng đồng, âm hưởng vọng vào câu hát đồng dao:
Sắc bùa là sắc bùa hoè
Trông cho đến tết ăn chè với xôi
Sắc bùa là sắc bùa ôi
Trông cho đến tết ăn xôi với chè…
Các thành viên trong Đội sắc bùa (Phường Bùa, Phường Sắc bùa) là những người nông dân. Họ học sắc bùa theo kiểu truyền khẩu, đi hát trong lúc nông nhàn, vừa có dịp trổ tài lại vừa có thêm thu nhập từ tiền thưởng của các gia đình rước Đội đến hát và các chức sắc, phú hộ, người mộ điệu được chủ gia mời dự. Mùa "đi sắc" của các Đội sắc bùa bắt đầu từ mùng 1 tết và kéo dài trong vòng một tháng, nhưng cũng có khi đến đầu tháng ba âm lịch mới kết thúc để các thành viên quay về nhà thu hoạch vụ lúa xuân.
Nội dung hát múa sắc bùa thể hiện khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người trước thềm năm mới. Các bài hát sắc bùa thường dễ hát, dễ nhớ, gần gũi với đời sống dân dã, được sáng tác sẵn và học thuộc, hoặc dùng các bài vè, điệu lý phổ biến trong dân gian. Ngoài phần hát, sắc bùa còn có phần múa với những niêm luật nhất định.
Tôi đã may mắn gặp được ở xã Đức Phong (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) một Đội Sắc bùa theo đúng nghĩa dân gian. Đây là Đội Sắc bùa gồm 11 thành viên đến từ nhiều thôn trong xã Đức Phong, thậm chí có thành viên đến từ xã Đức Thắng lân cận. Những ngày nông nhàn họ ới nhau tập luyện. Gặp dịp lễ tết thì gọi nhau cũng đi diễn. Nhà mỗi thành viên có chuyện vui, chuyện buồn thì quây quần, chia sẻ cùng nhau. Các bà vợ đi Sắc bùa thì mấy ông chồng cũng thành thân thiết. Trong các buổi tập, chồng vợ cùng đưa nhau đi. Trong khi vợ ôn lại điệu múa, câu hát thì chồng uống trà, tán gẫu. Gặp lúc cái lồng đèn, cái sênh tiền bị hỏng thì các ông cùng giúp sửa sang
Thời buổi mà hầu hết các gánh hát cải lương, các nhóm ca nhạc nhẹ, nhà nước lẫn tư nhân, đã hầu như vắng bóng ở khắp các miền quê thì những Đội Sắc bùa, Bả trạo (cũng là một loại hình diễn xướng dân gian) do chính những người nông dân, ngư dân cùng tập luyện hát múa rồi đi diễn ở nơi này nơi kia, đã trở thành sinh hoạt văn nghệ dân gian hiếm hoi, khả dĩ còn tồn tại và tạo được niềm vui riêng cho bà con lao động. Nhận ra điều này, sẽ càng thấy trân trọng nhiều hơn tấm lòng và nhiệt tình của các anh chị : Nguyễn Đức Tân (70 tuổi, thôn Thạch Thang), Phạm Thị Bích Liên (65 tuổi, thôn Lâm Thượng), Trịnh Thị Tặng (58 tuổi, thôn Lâm Hạ). Sở dĩ họ đến từ nhiều thôn, xóm như vậy, vì đây là những thành viên sót lại của các Đội Sắc bùa năm xưa từng là niềm tự hào của bà con Đức Phong, nhưng đã dần dần lụi tàn theo năm tháng. Nỗi niềm nhớ tiếc về một loại hình nghệ thuật dân gian đã từng gắn bó với cuộc sống của nhiều thế hệ vẫn âm ỉ trong sâu thẳm mỗi con người. Đến năm 2017, được sự khuyến khích, hướng dẫn của Trung tâm văn hoá Thể thao huyện Mộ Đức, Đội hát múa Sắc bùa ra đời trong Câu lạc bộ Nghệ thuật Người cao tuổi, do Hội Người cao tuổi xã Đức Phong thành lập. Dù tuổi đã không còn trẻ nữa, nhưng niềm đăm mê của các thành viên với nghệ thuật hát múa sắc bùa vẫn không hề phai nhạt. Đây chính là những người đang ngày đêm gìn giữ cho ngọn lửa loại hình nghệ thuật truyền thống tiếp tục toả hơi ấm ở vùng quê nhiều gió cát này.
Sắc bùa là nghệ thuật diễn xướng có khả năng dung nạp khá mạnh các làn điệu dân ca, những câu hò điệu lý trong dân gian (lý vọng phu, lý mừng xuân, hò khiêng xe, lý vẽ rồng, ru con Nam Trung bộ...) cùng nhiều làn điệu trong tuồng đồ, bài chòi. Sự đan xen, tích hợp những giá trị gowin99 trong múa hát sắc bùa là quá trình vừa gìn giữ lưu truyền những giá trị gốc, độc đáo của gowin99 Việt, vừa tiếp thu, dung nạp có sự sàng lọc, chọn lọc những giá trị gowin99 du nhập hoặc hình thành trong điều kiện mới. Vì vậy, trong các bài ca của Đội Sắc bùa Đức Phong không khó để nhận ra dấu vết của những làn điệu dân ca, dân vũ Quảng Ngãi và Nam Trung bộ như Hò giật chì, Lý con sáo, múa đèn…
Nhớ lại, cách đây trên dưới 40 năm, khi phong trào văn nghệ quần chúng còn đang trên đà phát triển khắp tỉnh Nghĩa Bình cũ (nay là tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định), ngành gowin99 Thông tin đã tuyển chọn đưa đi đào tạo, hoặc khuyến khích các bạn trẻ thi tuyển vào Trường Văn hoá Nghệ thuật Nghĩa Bình, theo học các ngành văn nghệ quần chúng, âm nhạc, dân ca hoặc các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về nhạc cụ dân tộc, đạo diễn sân khấu… Những học viên ra trường từ đó đã nhanh chóng trở thành nòng cốt của phong trào văn nghệ quần chúng ở địa phương. Hiện nay, những người này đã ở vào độ tuổi trên dưới sáu mươi, nhưng hầu hết vẫn còn đóng vai trò nòng cốt của phong trào văn nghệ quần chúng trong tỉnh. Sự ra đời và tồn tại của Đội Sắc bùa xã Đức Phong cũng có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp của lớp người này. Ngoài việc tập luyện hát múa cho các diễn viên quần chúng, họ còn dùng những kiến thức học được trong nhà trường, tiến hành sưu tầm các bài dân ca; chỉnh lý quy trình Sắc bùa cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện mới. Một số các bài hát đã được rút ngắn, thay đổi một vài chi tiết nội dung, nhưng giai điệu gốc vẫn được bảo tồn.
Kết cấu một cuộc hát Sắc bùa vẫn giữ theo lệ cũ: Hát mở ngõ (khai môn), Hát bái thổ thần (hát trước dinh thổ thần trong khuôn viên gia chủ), rồi Hát mở cửa, kế tiếp là Hát dâng hương- Bái gia tiên. Phần chiếm nhiều thời gian nhất là Hát múa chúc xuân, trình diễn ngoài sân để các vị khách được gia chủ mời và bà con hàng xóm cùng thưởng lãm. Phần này có nhiều bài hát khác nhau liên quan với các ngành nghề của gia chủ như Hát mừng nhà nông, Hát mừng nghề nuôi tằm, Hát mừng nghề đánh cá… Sau màn hát chúc xuân, cả đội sẽ cùng vui vầy, uống trà ăn bánh mứt do chủ nhà đem ra mời. Sau cùng là nghi thức Hát múa dán bùa rồi kết thúc bằng Hát đi ra. Tuy nhiên, một số tiểu đoạn có thể được tĩnh lược (Hát bái thổ thần, Hát dán bùa…) để cuộc hát thanh thoát.
Thành viên của một Đội Sắc bùa cũng vậy. Thịnh thời, một Đội Sắc bùa đầy đủ có thể đến 21 người: 1 ông cái, 4 nhạc công (trống, sáo,nhị, kèn), 16 diễn viên múa hát, gọi là con xô (8 nam, 8 nữ, tuổi từ 14 đến 16). Ít hơn thì có 16 người: Ông cái, 12 con xô (6 nam, 6 nữ), 3 nhạc công (trống, kèn, nhị). Ít hơn nữa thì có 10 người (1ông cái, 6 con xô, 3 nhạc công). Ở một vài Đội (như Đức Phong chẳng hạn) thì có 11 người. Thêm một thành viên đảm nhận vai trò sưu tầm làn điệu, biên tập chương trình và quan hệ với bên ngoài.
Về trang phục, ông cái mặc áo quần màu đỏ, có viền nẹp màu vàng, thắt lưng và khăn vấn đầu màu vàng hoặc đỏ, mang trống cơm trước bụng bằng dây lụa đỏ quàng qua cổ. Vì cách phục trang nặng gam màu đỏ như vậy nên ông cái còn được gọi là “ông đỏ”. Con xô nam đội nón cụt hoặc chít khăn điều, thắt hoa bên tai, thả tua ngũ sắc, quần áo màu nâu hoặc đen, thắt lưng nhiều màu, tay cầm trống con hoặc cung, kiếm, giáo. Con xô nữ mặc áo xanh hoặc vàng, thêu chỉ màu sặc sỡ, thắt lưng hoa lý, quần màu trắng, màu xanh; đầu đội mũ giấy, cổ mang kiềng bạc, tai đeo bông tai hoa nở, cổ tay có vòng mã não hay vòng bạc, tóc để dài buông xuống lưng, có kẹp màu, nơ hoa, tay cầm lồng đèn, sanh tiền hoặc các đạo bùa, các câu đối, liễn… Nhạc công thì mặc áo the xanh hoặc đen, đầu đội khăn đóng. Ông cái, con xô, nhạc công đều đi chân đất.
Ngoài các cuộc hát vào dịp đầu xuân đến từng gia đình, Đội Sắc bùa xã Đức Phong đã tham gia biểu diễn trong Lễ hội ra quân nghề cá của huyện Mộ Đức, Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Lễ hội nhúng nước lưới của xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), Lễ đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới của xã Đức Phong, tham gia nhiều liên hoan văn nghệ quần chúng ở huyện và ở tỉnh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Công Nghị, Giám đốc Trung tâm Truyền thông- Văn hoá- Thể thao huyện Mộ Đức cho biết : « Chúng tôi rất vui vì Đội Sắc bùa của xã Đức Phong duy trì và hoạt động khởi sắc, tham gia nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong và ngoài xã, mang lại niềm vui cho mọi người ». Khi được hỏi về định hướng của huyện trong thời gian tới, ông Nghị nhấn mạnh đến sự cần thiết xây dựng Câu lạc bộ Sắc bùa xã Đức Phong để từ đó làm điểm tựa phục hồi các Đội Sắc bùa ở nhiều xã trong huyện, động viên các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa học sinh, thanh niên. Trong thời gian qua, cũng như sắp tới, Trung tâm sẽ tạo điều kiện để bà con trong Đội biểu diễn phục vụ các lễ hội truyền thống cũng như các sự kiện chính trị- gowin99 của huyện.
Nghệ nhân Nguyễn Đức Tân, người làm nhiệm vụ biên tập chương trình, sưu tầm làn điệu, sáng tác lời bài hát, điều phối tập luyện và biểu diễn của Đội Sắc bùa cho biết: « Các thành viên trong Đội Sắc bùa Đức phong tham gia tập luyện và biểu diễn vì mong muốn giữ gìn một di sản văn hoá của cha ông, mang lại niềm vui cho bà con những ngày lễ, tết. Chúng tôi tự mua sắm trang phục, đạo cụ, cùng nhau tập luyện những lúc nông nhàn, sắp xếp thời gian mà biểu diễn vào dịp lễ tết. »
Khi được hỏi về mơ ước của mình liên quan Đội Sắc bùa trong năm mới, ông Tân tâm sự : « Những năm qua, các cấp ngành ở huyện, đặc biệt là Trung tâm Truyền thông- Văn hoá- Thể thao đã có những hỗ trợ rất nhiệt tình và thiết thực khiến chúng tôi rất ấm lòng. Trăn trở của bà con là hiện nay 11 người trong Đội Sắc bùa tuổi đều đã cao tuổi, rất khó để có thể tiếp tục tập luyện, biểu diễn lâu dài. Vì vậy, rất mong UBND xã Đức Phong tạo điều kiện hình thành Câu lạc bộ Sắc bùa của xã để chúng tôi có nhiều thuận lợi trong việc tập luyện, sinh hoạt và truyền dạy cho thế hệ con cháu những điệu múa, bài ca đang dần mai một trong chốn làng quê. Chỉ có lớp trẻ mới là người giữ được những gì quý báu của bao thế hệ cha ông truyền lại.
Những ngày cuối năm Tân Sửu, thời tiết Quảng Ngãi vẫn còn lác đác vài cơn mưa nhỏ, nhưng nắng ấm đã về cùng màu xanh cây lá. Những cành mai trong vườn nhà của bà con Đức Phong đã bắt đầu khoe cách hoa vàng rạng rỡ chờ đón một mùa xuân. Bà con Đội Sắc bùa Đức Phong đang rất vui vẻ cùng nhau tập luyện để chuẩn bị biểu diễn trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tạm biệt Đức Phong, tạm biệt Đội Sắc bùa. Xin chúc bà con một năm mới được mùa, no đủ yên vui như niềm tin gửi trong câu hát Sắc bùa :
« Trẻ già cùng chúc nhau thêm tuổi
Đầu xuân mạnh khoẻ ghé thăm nhau... »
Đức Phong, tháng 1/2022 - LHK