Ông nhà văn độc đáo này tâm sự: Có một số bạn, cả chuyên gia, nhắn hỏi tôi: “Sao ông giờ chỉ viết về Hà Nội với góc phố Hàng Bột của ông? Ông nên viết rộng ra để thành Hà Nội của nhiều người hơn!” Xin thưa! Tôi không viết văn. Tôi chỉ đưa lên những kỷ niệm về phố Hàng Bột của tôi – Con phố tuy nhỏ nhưng mang đủ đầy những nét đặc trưng của Hà Nội; con phố mà từ yếu tố lịch sử, địa lý, con người, gowin99 đều như một Hà Nội được thu nhỏ, được chắt lọc mà nên. Thế thôi ạ! Và tôi tin, cũng như mọi con phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở Hà Nội, chỉ riêng phố Hàng Bột cũng đủ để tôi dành trọn cuộc đời tìm hiểu và yêu nó!
Tuổi thơ tôi cũng được gắn bó với phố Hàng Bột của nhà văn Hồ Công Thiết, dù nhà tôi ở khu tập thể Nam Đồng. Bởi mỗi khi lên Nhà hát lớn biểu diễn, mẹ tôi (Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân) thường đi qua con phố này. Thời ấy, cánh nghệ sĩ hay ví von: Phố Hàng Bột dài như một câu hát!
Phố Hàng Bột có tàu điện leng keng chạy qua. Tôi nghiệm ra ở Hà Nội, hễ con phố nào có đường ray tàu điện thì ắt thuộc “huyết mạch” Thủ đô. Hàng Bột có Văn Miếu – Quốc Tử Giám, có nhà thờ Hàng Bột, có chùa Huy Văn, có đền Sòng Sơn, có đàn Xã tắc… và cả những “cái nôi” gowin99 vây quanh như: Y Miếu, Bích Câu đạo quán, Học viện Âm nhạc, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Trường viết văn Nguyễn Du, Đại học gowin99 ... Phố Hàng Bột còn có hai cái chợ to nhất nhì Thăng Long xưa nằm ở hai đầu phố: chợ Giám ngay sát Quốc Tử Giám và chợ Dừa ngay sát Ô Chợ Dừa – cửa ô từ kinh thành Thăng Long mở về hướng Nam, bắt đầu cho con đường thiên lý khi xưa của các bậc tiền nhân.
Hàng Bột có các biệt thự của quan Tây và cũng có hàng loạt dãy nhà lợp lá cọ của cánh thợ thuyền. Hàng Bột chất chứa bao cuộc đời, từ trí thức đến bình dân, từ ông đội khố đỏ đến anh lính khố xanh, từ chị bán nước đến anh giặt là… Xã hội có bao loại người thì con phố này có cả. Khai thác hết, viết bằng hết, có lẽ cũng phải cả một đời người! Và may thay, Hàng Bột có Hồ Công Thiết. Những người yêu Hà Nội chúng ta có Hồ Công Thiết. Anh gắn bó suốt từ tuổi thơ cho tới nay với Hàng Bột, yêu con phố ấy đến mê man từng nóc nhà, từng ngõ hẻm để viết nên tập sách này. Anh hiểu về Hà Nội rất chi tiết, kỹ càng, và viết ra cũng chi tiết, kỹ càng, cuốn hút, ăm ắp những điều ai cũng yêu thích, cũng tò mò mà chưa mấy người viết ra…
Trở lại với Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ, tập sách đưa ta khám phá lược sử Hàng Bột; món ngon Hàng Bột (Hà Nội); con người Hàng Bột với một thời bao cấp muôn nghề mưu sinh; trò chơi của con trẻ xưa ở phố Hàng Bột. Tức là, những gì đặc trưng nhất của Hàng Bột đều có trong tập sách, từ dư địa chí, phong tục tập quán, tầng tầng lớp lớp người với người, người với cảnh và người với việc. Nói thêm về những trò chơi con trẻ một thời được anh kể lại thật sinh động trong tập sách – đặc sệt phố phường với những lần rủ nhau đi đào đầu đạn do Pháp để lại để làm súng bắn diêm. Rồi chơi khăng, đánh bi, đánh đáo... Tôi như thấy lại chính mình ngày thơ bé khi đọc đến trang viết về trò ném pháo đất: “Chúng tôi còn rón rén đi sau các bà các cô để ném pháo đất. Tiếng nổ vang lên. Nhìn các bà các cô giật mình là lũ trẻ lại ré lên cười khoái chí. Có khi vạt áo dài của các bà các cô còn bị dính đất pháo bắn vào mà không biết, cứ thế đi, trông rất ngộ.”
Hồ Công Thiết có nhiều trang viết tài hoa uyên bác, lại cũng có nhiều trang viết mộc mạc chân thành, cứ thế đan xen vào nhau trong tập sách này, lúc làm ta khoái cảm, lúc lại làm ta reo vui như đứa trẻ được khám phá thêm nhiều điều. Đôi dòng ngắn bày tỏ cảm xúc về tập sách, mà chất chứa trong những con chữ này – một lòng thích thú khi “trước đèn” được giở “cảo thơm”, một lòng quý trọng và ngỡ ngàng với tác giả tập sách. Như anh mới bất ngờ xuất hiện đầy mới lạ, mà cũng lại như một thân cây to sừng sững cắm rễ vào văn chương đã lâu! Thú vị lắm thay!