Kỳ 36.
Một thời gian dài, Cáctagiơ đã làm bá chủ miền Tây Địa Trung Hải, cạnh tranh thắng lợi với các thành bang Hi Lạp, trở thành một đế quốc rộng lớn bao gồm cả vùng bờ biển phía Tây của Bắc Phi, Nam Tây Ban Nha, đảo Coocxơ, đảo Xác đe nhơ, phần lớn đảo Xixin và một số đảo khác. Các ta giơ phát triển cả nông công thương nghiệp. Trong trang trại nông nghiệp có hàng nghìn nô lệ lao động. Về thương mại Các ta giơ chiếm vai trò quan trọng trong thế giới cổ đại. Chính Các ta giơ là quốc gia đầu tiên khởi xướng ra nghề buôn bán nô lệ. Các ta giơ đã đương đầu quân sự với đế quốc La Mã, một đế quốc hùng mạnh nhất thời đó qua 3 cuộc chiến tranh Puních lần 1 vào năm 264-241 trước CN, lần 2 vào năm 218-201 trước CN, lần 3 năm 149-146 trước CN. Chiến tranh kéo dài ác liệt 100 năm, Các ta giơ mới bị La Mã đánh bại. Như vậy chế độ chiếm hữu nô lệ thương mại và sức mạnh quận sự không phải Phương Tây mới có mà châu Phi với Các ta giơ cũng là một điển hình đặc biệt.
Sau khi đế quốc Các ta giơ bị tiêu diệt, toàn bộ Bắc Phi cho tới Sa mạc Sa ha ra nằm trong bản đồ đế quốc La Mã. Bắc Phi bước vào thời kỳ La Mã hoá mạnh mẽ về văn hoá, về gowin99 nô lệ điển hình kiểu phương Tây Hi –La. Thế kỷ VII Bắc Phi bị đế quốc A’rập xâm lược và đạo Hồi du nhập vào đây một cách sâu rộng. Bắc Phi trở thành những quốc gia phong kiến Hồi giáo. Năm 1529 đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ (Ôttôman) xâm chiếm và thống trị Bắc Phi, quá trình phong kiến hoá càng được đẩy mạnh cho đến khi bị chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm lược.
Nam Phi phía Nam sa mạc Sa ha ra đến mũi Cáp, vào thời cổ trung đại công xã nguyên thuỷ của người da đen tan rã muộn nên một số vùng có gowin99 có giai cấp và nhà nước ra đời muộn hơn. Vào thế kỷ I, trên đất Êtiôpi ngày nay xuất hiện vương quốc Akxoum. Con đường buôn bán nối châu Phi tới Địa Trung Hải chuyên chở ngà voi, hương liệu, gia vị chạy qua vương quốc này. Sau một thời gian lệ thuộc Yêmen, thế kỷ VI dưới triều vua KaLép vương quốc Akxoum mở rộng sự thống trị xuống phía Nam bán đảo A’rập. Thế kỷ X lãnh thổ vương quốc này kéo dài đến tận Ađen (Zai a). Vua của vương quốc này được mệnh danh là “Vua của các vị vua”. Thế kỷ III, Ga Na một quốc gia nằm giữa Sênêgan và Nigiê ra đời. Ngoài ra, khu vực này còn tồn tại 44 vương quốc từ thế kỷ III đến thế kỷ thứ VIII. Các vương quốc này theo chế độ mẫu hệ vì người kế vị ngai vàng có thể là con trai của em gái. Nhân dân trong vương quốc làm nghề nông. Vua sống rất xa hoa, người mang đầy vàng bạc châu báu. Quốc vương có quân đội đông và được huấn luyện tốt. Như trên đã nói, Ga na thuộc vương quốc hùng mạnh của khu vực, có thời kỳ biên giới của Ga na được mở rộng đến tận Tombúctu ở phía Đông Bắc và đến Baule ở phía Nam. Năm 1053 vương quốc này mới diệt vong. Tiếp đó vương quốc Mali ra đời năm 1240 trên lãnh thổ Xu Đăng ngày nay. Năm 1255 vương quốc này đã bao trùm cả một vùng rộng lớn từ Đại Tây Dương đến miền Trung Nigiê. Còn có vương quốc Song hai ở vùng sừng Tây Bắc châu Phi (phía Bắc vương quốc Mali) ra đời vào năm 1010. Từ kinh đô Gao của vương quốc này có thể kiểm soát được con đường từ Tripôli đến Nigiê với một nhánh đi Ai Cập. Cuối thế kỷ XVI, vương quốc này bị người Ma rốc tiêu diệt. Thế kỷ XVI người Sô ở phía Nam hồ Sát thành lập nên vương quốc Kanem-Boocnu, đế chế này từng thực hiện quyền lực đến tận Bắc Camơrun và bị những cuộc tấn công của người Polơ tiêu diệt vào thế kỷ XVIII. Tiếp đó vương quốc Hao út sa ra đời và làm chủ phía Tây sừng châu Phi. Ở phía Nam sừng châu Phi thế kỷ X xuất hiện vương quốc Yôruba nằm giữa Sát và sông Nin, Vương quốc Bê nanh tồn tại trong khu vực vào thế kỷ XII đến tận cuối thế kỷ XIX mới bị thực dân Anh xâm lược. Như vậy ở vùng sừng Tây Bắc châu Phi trong 400 năm khoảng 14 vương quốc nối tiếp nhau ra đời và tồn tại. Họ đã sớm có một mối quan hệ và tiếp xúc với thương gia châu Âu thời kỳ đó. Chậm nhất là vào thế kỷ XVI các vương quốc suy tàn, các nền văn hoá sụp đổ và bị thực dân châu Âu xâm lược.
Ở khu vực Trung Phi thế kỷ XIV đã ra đời vương quốc Công gô của người Ban tu, thế lực của vương quốc này bao trùm toạn bộ Trung Phi và Nam Phi. Vương quốc này diệt vong vào thế kỷ XVI. Tiếp đó hình thành vương quốc Môn nô mô ta. Vương quốc này tan rã vào thế kỷ XVI. Kế tục vương quốc này có 5 tiểu quốc ra đời vào thế kỷ XVIII, tiêu biểu nhất là vương quốc Butua.
Vào thế kỷ XII đã hình thành những vương quốc của nhiều tộc người ở vùng nội địa châu Phi: Vương quốc của người Pích mê, của người Ban tu, người Ha mít, của người Hi ma. Trong đó Hi ma là một vương quốc mạnh ở khu vực này. Tiếp đó người Hamitê ở Ru an đa xây dựng được một quốc gia, trong đó cư dân được chia thành các đẳng cấp. Người Hamítê còn xây dựng nên nhiều vương quốc khác như vương quốc Unyoro, An kole, Usindia, Urunđi. Cho đến năm 1884 có đến 33 triều vua cai trị các vương quốc này.
Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên thực hiện những cuộc thám hiểm châu Phi. Năm 1415 Hen Ri, hoàng tử Bồ Đào Nha là nhà hàng hải lớn thực hiện chuyến đi đến phía Nam bờ biển châu Phi. Năm 1445 người Bồ Đào Nha đến được Mũi Xanh. Năm 1472 họ phát hiện ra một số đảo nhỏ ở vùng biển Tây Phi. Người Bồ Đào Nha tiến hành khai thác mỏ vàng, mua các sản vật địa phương như da thú, ngà voi, bán rượu, vải vóc, vũ khí cho người da đen. Cũng năm đó người Bồ Đào Nha đến được vùng biển ngang xích đạo; đến Ginê, đến cửa sông Công gô. Năm 1486 nhà hàng hải Bactôlômê Điaxơ đến được mũi Nam Phi và đặt tên là Mũi Bão Táp vì đoàn thuyền của ông gặp nhiều sóng to gió lớn ở khu vực này. Năm 1497 Vat scôđa Ga ma chỉ huy 4 thuyền với 168 thuỷ thủ đến mũi Báo Táp và đổi tên thành mũi Hi Vọng. Tháng 5 năm 1498, V. Ga Ma đến đượpc Ca licút (Ấn Độ). V. Ga Ma đã mở được con đường châu Âu - châu Phi - châu Á.
Tiếp theo những cuộc phát kiến địa lý là những cuộc hành trình của các nhà truyền giáo đến châu Phi truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành vào lục địa của người da đen, cạnh tranh thế lực gay gắt với đạo Hồi. Thực ra từ thế kỷ II, KiTô giáo từ Cận Đông đã ảnh hưởng đến châu Phi. Năm 543 vương quốc Nôbatia trở thành vương quốc KiTô giáo. Thế kỷ XVI KiTô giáo được truyền bá vào các vương quốc Magura, kinh Phúc âm được truyền bá ở Aloa, ở Atxibixxi (Êtiôpia).
(Còn nữa)
CVL