Kỳ 33
Sau khi Na pôlêông I sụp đổ năm 1815, chính quốc Tây Ban Nha thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Pháp, Tây Ban Nha rảnh tay phản công đàn áp cách mạng ở thuộc địa và dìm phong trào Mỹ La Tinh trong biển máu. Những lãnh tụ ưu tú của phong trào như Mi sen hi Đan Gô, Khô sê Môrêlôxơ hi sinh, Xi môn Bôliva phải chạy ra nước ngoài. Tuy thất bại nhưng cuộc tấn công rộng lớn kéo dài từ 1810 đến năm 1815 của nhân dân Mỹ Lat Tinh làm cho chế độ thống trị của Tây Ban Nha lung lay tận gốc rễ. Bản thân chính quốc Tây Ban Nha cũng đang trên con đường suy yếu trước làn sóng cách mạng tư sản đang dâng lên trong nước mạnh mẽ và ở các thuộc địa.
Bắt đầu từ năm 1816, một cao trào cách mạng mới dâng lên từ thắng lợi của cách mạng Achentina. Cũng trong năm đó Ximônbôliva từ Haiti đem quân đổ bộ giải phóng Vênêxuêla, Bôliva, Êquađo. Năm 1819 Ximônbôliva thành lập Cộng hòa Đại Côlômbia. Năm 1822 ông đem quân đánh bại quân đội Tây Ban Nha và giải phóng toàn bộ Côlômbia. Năm 1826 Ximônbôliva đánh bại quân Tây Ban Nha ở thượng Pêru, giải phóng thượng Pêru, thành lập nứoc cộng hòa mang tên Bôlivia. Năm 1821, Mêhicô giành được độc lập. Năm 1818, dưới sự lãnh đạo của Xan Máctin, Chi Lê được giải phóng và thành lập nước cộng hoà. Ở Braxin, dưới sức mạnh đấu tranh của nhân dân, năm 1822 Prêđô hoàng tử của Bồ Đào Nha nhiếp chính ở Braxin tuyên bố thuộc địa độc lập khỏi chính quốc. Năm 1823 quân đội Bồ Đào Nha rút khỏi Braxin. Sau mười năm đấu tranh liên tục (1816-1826) khu vực Mỹ La tinh giành được độc lập, hàng loạt quốc gia mới ra đời, chỉ trừ có Cu ba và Puéctôri cô. Như vậy trong lịch sử nhân loại, sau Hà Lan ở châu Âu, châu Mỹ cũng là nơi đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, đập tan ách nô dịch thực dân , giành độc lập dân tộc.
Sau khi giành được độc lập, Hoa Kỳ còn phải tiến hành cuộc nội chiến từ năm 1861 đến năm 1865 để chống lại các bang ly khai miềm Nam, Xóa bỏ chế độ nô lệ đồn điền giải phóng nô lệ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển hơn nữa. Nội chiến kết thúc với sự thắng lợi của tư sản công nghiệp miền Bắc tạo tiền đề chính trị cho chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển mạnh mẽ. Lý do chính trị cùng với yếu tố tận dụng được những thành tựu công nghệ cuối thế kỷ XVIII và của thế kỷ XIX, tận dụng được nhân lực trí tuệ toàn thế giới và sự giầu có của đất Mỹ, cuối thế kỷ XIX Mỹ đã vươn lên thành cường quốc số 1 về kinh tế. Mỹ bắt đầu mở rộng bành trướng lãnh thổ. Từ 13 bang khi vừa độc lập, lãnh thổ Mỹ đã lên 50 bang. Chủ nghĩa tư bản Mỹ tiến lên đế quốc chủ nghĩa bắt đầu bành trướng xâm lược khắp thế giới, trong đó trước hết Mỹ nhòm ngó khu vực Mỹ Latinh giầu có gần kề với Mỹ. Cùng với Mỹ, các cường quốc tư bản Tây Âu như Anh và Đức cũng bắt đầu xâm nhập vào Mỹ Latinh. Vào giữa thế kỷ XIX Anh đầu tư mạnh vào các nước Nam Mỹ. Từ đó cho đến hết đại chiến thế giới thứ nhất, Anh chiếm ưu thế tuyệt đối đầu tư bóc lột khu vực Mỹ latinh. Pháp và Mỹ chỉ có ảnh hưởng ở một số nước. Thế lực của Đức ở khu vực đứng số 2 sau Anh, trội hơn Mỹ. Đức công khai nói lên sự cần thiết phải chiếm lấy khu vực Mỹ Latinh. Trước tình hình đó Mỹ thực hiện chính sách bành trương xâm lược vào Mỹ La tinh bằng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. Mỹ đưa ra chủ nghĩa Mơn ru với khẩu hiệu “Châu Mỹ của người Mỹ” để gạt bỏ các đối thủ châu Âu, độc chiếm khu vực. Năm 1825 Mỹ chiếm Puectôricô của Tây Ban Nha. Năm 1846 Mỹ buộc Panama nhượng cho nhiều quyền lợi kênh đào. Năm 1845 Mỹ chiếm ½ lãnh thổ Mêhicô. Năm 1898 Mỹ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm thuộc địa của quốc gia phong kiến già yếu này. Chiến tranh kết thúc với sự thắng lợi của Mỹ. Mỹ chiếm Cu ba thuộc địa của Tây Ban Nha, chìa khoá để xâm nhập vào Trung-Nam Mỹ. Với thủ đoạn sức mạnh quân sự kết hợp với sức mạnh kinh tế, văn hoá, Mỹ đã thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, lập nên những chính phủ thân Mỹ, thông qua các chính phủ này để thống trị bóc lột nhân dân Mỹ La tinh mà không cần xâm lược trắng trợn.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế ký XX, các nước Mỹ Latinh vẫn tồn tại tàn dư phong kiến, nô lệ, nông dân nghèo nàn lại bị trại chủ và địa chủ chiếm đoạt ruộng đất. Nông dân chiếm 70% dân số Mỹ Latinh nhưng 75% số hộ không có ruộng đất. Bọn đại địa chủ và các công ti lũng đoạn chiếm chiếm 0, 3% dân số nhưng chiếm tới 65% đất đai cày cấy. Nhà thờ cũng chiếm một lượng đất đai không nhỏ. Công, thương nghiệp phát triển chậm chạp, không đồng đếu giữa các quốc gia và phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản Mỹ. Công nhân, nông dân bị bóc lột nặng nề, vô cùng cực khổ, viên chức công chức đời sống điêu đứng. Trong khi đó, tài nguyên Mỹ Latinh rất giầu có, có thể nuôi sống hàng nghìn triệu người thì 200 triệu dân nơi giầu có ấy vẫn trong nghèo khổ về vật chất, bị áp bức về tinh thần, về chính trị.
Công nhân Mỹ Latinh bao gồm nhiều dân tộc: Người châu Âu, người da đen, người Anh Điêng, người lai. Đầu thế kỷ XX, công nhân đã lập các tổ chức nghiệp đoàn và các hội tương tế. Chủ nghĩa Mác được truyền bá vào phong trào công nhân Mỹ Latinh. Họ sử dụng phương pháp đấu tranh đình công, bãi công và tổng đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động, đòi bảo hiểm gowin99 . Phong trào nông dân đã phối hợp với phong trào công nhân. Từ năm 1902 đế năm 1916 nổ ra cuộc chiến tranh nông dân ở Braxin nhưng bị đàn áp. Nông dân Mỹ Latinh lập ra những tổ chức của mình như Hội nông dân Achentina thành lập năm 1912. Ở Mêhicô bùng nổ cuộc cách mạng tư sản năm 1910-1917 lật đổ chế độ độc tài Điát, làm lung lay địa vị thống trị của bọn địa chủ và tư bản độc quyền.
Sau đại chiến thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh lan rộng hầu khắp châu lục, diễn ra dưới nhiều hình thức. Bãi công của công nhân Chi lê tháng 7 năm 1955 có tới 1. 200.000 người tham gia. Nông dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa đòi ruộng đất. Tháng 3 năm 1947, nông dân bạo động ở Pa na ma, Pêru, Vênêxuêla. Họ còn tiến hành đấu tranh nghị trường, thông qua tuyển cử đưa các lực lượng dân chủ lên nắm chính quyền nhằm thực hiện những chính sách có lợi cho nhân dân lao động. Như ở Chi Lê năm 1970, Liên minh cánh tả thắng lợi trong tuyển cử quốc hội, Agienđê lên làm Tổng thống.
(Còn nữa)
CVL